Cây chó đẻ

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Ở Việt Nam, cây chó đẻ mọc hoang rất nhiều nơi. Thời gian gần đây cây thường được thu hái để làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh. Vậy, cây chó đẻ sử dụng để chữa trị những bệnh gì là thắc mắc của nhiều bạn đọc, mong muốn được Nguyễn Trần Coop giải đáp giúp.

Vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ dành thời gian chia sẻ cho các bạn những kiến thức về cây chó đẻ. Thân mời các bạn cùng tìm hiểu!

Đặc điểm

Cây chó đẻ hay còn gọi là cây chó đẻ răng cưa, Diệp Hạ Châu. Cây chó đẻ răng cưa có tên khoa học là Phyllanthus urinaria L, thuộc họ Phyllanthaceae.

dac-diem-cay-cho-de

Sở dĩ dân gian hay gọi là cây chó đẻ là vì dân gian kể lại rằng chó mẹ sau khi sinh con thường tìm lá cây này để ăn, sau vài ngày người ta thấy vết thương của chó mẹ rất mau lành, sức khỏe của chó mẹ nhanh chóng được hồi phục. Vì vậy, kể từ đó người dân quen gọi cây Diệp Hạ Châu bằng cây chó đẻ.

Cây diệp hạ châu sinh trưởng và phát triển mạnh nhất ở những khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều. Cứ độ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm là thời gian chúng ta dễ dàng bắt gặp cây chó đẻ. Cây có chiều cao từ 50-60cm, hoặc thấp hơn, có thân và lá màu xanh, mọc thẳng đứng hướng lên trời. Cây diệp hạ châu là loài cây rất dễ nhận biết, cây có nhiều nhánh, lá nhỏ hình bầu dục, rất giống với lá me, mọc đối xứng 2 bên, xếp thành hàng.

Hoa cây chó đẻ thường xuất hiện vào tháng 4 – 7 hằng năm, hoa có màu trắng vàng, thường mọc thành chùm rất dễ nhận biết. Còn đối với hạt cây diệp hạ châu có hình tròn, đường kính từ 2-3mm, xếp thành 1 hàng dài dưới tán lá. Do đó, cây chó đẻ còn có tên gọi khác là cây “Hạ Châu”.

Cây chó đẻ có mấy loại

Trong tự nhiên, cây chó đẻ có 3 loại:

+Cây chó đẻ có thân xanh đậm: đối với loại cây chó đẻ này, cây có tên khoa học là Phyllanthus sp, đặc điểm dễ dàng nhận dạng đó là thân và lá màu xanh đậm, bản lá to. Cây diệp hạ châu có thân màu xanh đậm, bán lá to này không được sử dụng để làm thuốc, vì vậy các bạn nên lưu ý.

+Cây chó đẻ răng cưa thân xanh: cây chó đẻ răng cưa thân xanh này có tên khoa học là Phyllanthus niruri, hay còn gọi là cây Diệp Hạ Châu. Đối với cây diệp hạ châu này thân và cành, lá nhạt hơn loại trên, lá cũng mỏng và nhỏ hơn loại trên rất nhiều. Cây loại này có cành và lá thưa, ít nhánh, vị rất đắng. Đồng thời đây cũng là loại có dược tính mạnh nhất, thường được sử dụng để làm thuốc.

+Cây chó đẻ răng cưa thân đỏ: cây có tên khoa học là Phyllanthus urinaria. Đặc điểm dễ dàng nhận ra đối với cây diệp hạ châu răng cưa đó là thân màu đỏ, lá trên sẽ có lá đậm hơn so với lá dưới.

Cây chó đẻ mọc ở đâu

Ở nước ta, cây chó đẻ mọc hoang khắp nơi như bờ ruộng, khu đất trống, 2 bên đường đi, sườn đồi, nương rẫy,..

Ở nước ta, diệp hạ châu mọc nhiều ở các tỉnh như Bến Tre, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Vĩnh Long,..

Không chỉ mọc tại Việt Nam, cây chó đẻ còn mọc hoang ở nhiều nước như Lào, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc,..

cong-dung-cay-cho-de

Thành phần dược chất

Các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều dược chất có lợi cho sức khỏe trong cây chó đẻ như: flavonoid, phenol, tanin, niranthin, phylteralin, tritequen, lignam, alcaloid phyllanthin, hypophyllanthin cùng nhiều acid hữu cơ.

Một số acid từ cây diệp hạ châu như: acid ellagic, acid phenolic, acid gallic.

Tác dụng của cây chó đẻ

Cây chó đẻ có vị đắng, ngọt hậu, có tính mát, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, chống viêm, chống khuẩn, sát trùng vô cùng hiệu quả.

Chó đẻ được sử dụng để giảm sưng do côn trùng cắn, lợi sữa, điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ, đồng thời được sử dụng hỗ trợ điều trị những bệnh lý về gan, mụn nhọt, giải độc, rắn cắn, tiểu đường, viêm ruột, viêm phụ khoa, lậu, giang mai rất tốt.

Cách dùng cây chó đẻ chữa bệnh gan

+Dùng cây chó đẻ để hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan cấp hoặc mãn tính: sử dụng 40g cây chó đẻ, 15g chua ngút, 17g cỏ nhọ nồi, tất cả rửa sạch, sắc cùng 1 lít 200 nước, đun nhỏ lửa đến khi nước sắc còn 200ml thì có thể sử dụng được. Nước sắc các bạn chia làm 3 lần, uống sáng – trưa – chiều. Kiên trì sử dụng đến khi bệnh khỏi hẳn.

Hoặc các bạn có thể sử dụng 30g chó đẻ, 12g Nhân Trần, 10g Hạ Khô Tảo, 12g Sài Hồ, 8g chi tử. Tất cả rửa sạch, sắc cùng 2 lít nước, đun nhỏ lửa, đến khi nước sắc còn 1 lít thì có thể dùng được. Kiên trì sử dụng bệnh tình sẽ có chuyển biến tích cực.

+Cây chó đẻ răng cưa hỗ trợ điều trị xơ gan cổ trướng: sử dụng 100g chó đẻ răng cưa khô, sắc cùng 2 lít nước, đun nhỏ lửa, đến khi nước sắc còn 1 lít thì các bạn có thể sử dụng được. Chia nước sắc làm 3 lần, uống hết trong ngày. Kiên trì sử dụng để bệnh tình chuyển biến tích cực, nhanh chóng được phục hồi.

+Hỗ trợ điều trị viêm gan do virus: các bạn sử dụng 50g cây chó đẻ, sắc cùng 2 lít nước, đun nhỏ lửa, đến khi nước sắc còn 1 lít thì các bạn có thể dùng được. Các bạn nên uống nước khi còn ấm, uống hết trong ngày, chia làm 3 lần dùng cho sáng – trưa – chiều.

cach-dung-cay-cho-de

Lưu ý khi dùng cây chó đẻ

+Nếu như cơ thể không mắc các bệnh liên quan đến gan hoặc thận thì tốt nhất không nên sử dụng cây chó đẻ. Với cơ thể người bình thường sử dụng cây diệp hạ châu có thể khiến gan và thận bị ngộ độc.

+Đối với những người cơ thể bị huyết áp thấp thì không nên sử dụng cây chó đẻ, nếu sử dụng có thể gây tụt huyết áp, chóng mặt, buồn nôn.

+Tuyệt đối trẻ em không nên sử dụng cây diệp hạ châu, khi cơ thể trẻ chưa được phát triển toàn diện không thể hấp thụ những dưỡng chất có trong cây chó đẻ, đồng thời không thể chống lại độc tố có trong cây.

+Ngoài ra, phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên sử dụng cây chó đẻ, nếu sử dụng có thể ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh.

+Bài thuốc cây chó đẻ hỗ trợ điều trị bệnh còn tùy thuộc từng đối tượng, không nên sử dụng một cách tùy tiện cho nhiều người. Trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y, tránh tự ý sử dụng.

Có thể bạn quan tâm

+ Cây Nhọ Nồi: Công dụng và cách dùng

+ Những cây thuốc nam hỗ trợ chữa ung thư gan

Trên đây là những kiến thức chia sẻ về cây chó đẻ. Hy vọng thông qua bài viết đã cung cấp cho các bạn những kiến thức bổ ích.

Chúc các bạn dồi dào sức khỏe!

Trả lời