Cây Nhọ Nồi (cây Cỏ Mực)

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Từ lâu, cây Nhọ Nồi vốn dĩ đã rất quen thuộc đối với người dân nông thôn Việt Nam. Cây thường mọc hoang nhiều nơi, thậm chí mọi người còn quen gọi nó với tên Cỏ Mực. Vậy mà ít ai biết, loài cây được xem là cỏ dại kia lại ẩn chứa nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe người sử dụng.

Vậy, cây Nhọ Nồi là cây gì? Cây mang lại tác dụng gì? Sau đây, thân mời các bạn cùng Sản Phẩm Gia Truyền tìm hiểu!

Đặc điểm

Cây Nhọ Nồi hay còn gọi với tên quen thuộc là cây Cỏ Mực (Eclipta prostrata L), thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây thuộc loại thân thảo, rễ màu xám, có chiều cao từ 20-40cm, thân màu xanh hoặc đỏ tía, có nhiều lông cứng.

cay-nho-noi

Cây có các đầu hoa đơn độc với đường kính từ 6-8mm, những bông hoa màu trắng trông giống cúc học mi rất đẹp. Nhọ Nồi có tính hàn, vị chua, ngọt thanh thường được sử dụng rất nhiều trong dân gian.

Cây nhọ nồi mọc ở đâu?

Cây mọc khắp nơi trên nhiều quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ,..

Ở nước ta cây mọc hoang ven các cánh đồng, bờ mương, bờ rào rất nhiều; cây thường phân bố ở khu trung du, đồng bằng, vùng núi cao từ 1500m so với mực nước biển.

Thành phần dược chất

Các nhà khoa học nghiên cứu, cỏ Nhọ Nồi chứa rất nhiều tinh dầu, hoạt chất tanin, alcaloid, chất đắng, các dẫn chất thiophene, diphenyl acetylene ester, flavonoids, caroten, saponins, iso flavonoids, glycosides triterpene cùng các axit hữu cơ.

Những dược chất có trong cây Nhọ Nồi được các nhà khoa học chứng minh có tác dụng tốt đối với sức khỏe người, có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh.

Tác dụng của cây Nhọ Nồi

Với nhiều tác dụng tuyệt vời nên từ lâu dân gian sử dụng cây Nhọ Nồi như một dược liệu, được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc trong dân gian, Đông y.

tac-dung-cua-cay-nho-noi

Cây có một số tác dụng như:

+Giúp chống viêm, giảm đau, thanh nhiệt cơ thể

+Hỗ trợ giảm sưng, mẩn ngứa, xuất huyết trị mề đay, mẩn ngứa

+Tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể

+Giúp làm chậm quá trình oxy hóa, ngăn ngừa và hỗ trợ ung thư

+Làm ổn định huyết áp, tuần hoàn máu vô cùng hiệu quả

+Hỗ trợ điều trị đau mỏi xương khớp

+Giúp tiêu diệt vi khuẩn

+Giúp cầm máu, giảm chảy máu

+Hạ cholesterol trong máu

+Giúp đen và dài tóc

Một số chứng bệnh thường dùng cỏ Nhọ Nồi

Một số chứng bệnh trong dân gian thường được sử dụng cây Nhọ Nồi để hỗ trợ điều trị như chảy máu cam, tiêu chảy, rong kinh ở phụ nữ, suy nhược cơ thể, ăn không ngon ngủ không được, viêm họng, sốt phát ban, mề đay, mẩn ngứa, cao huyết áp, xuất huyết dạ dày,..

Đặc biệt, trong dân gian cây Nhọ Nồi còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị đau mỏi xương khớp, bệnh trĩ, viêm xoang, gout rất tốt.

+Bệnh chảy máu cam cần cầm máu: sử dụng 20g cây Nhọ Nồi, 20g hoa hòe, 16g cam thảo. Tất cả các nguyên liệu các bạn sắc lấy nước uống hằng ngày, uống liên tục 3 ngày có thể cầm được máu cam.

+Bệnh rong kinh ở phụ nữ: cây Nhọ Nồi rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước uống hằng ngày. Có thể sử dụng cỏ khô hoặc tươi đều được. Mỗi ngày các bạn sử dụng 2 lần vào buổi sáng và tối, kiên trì thực hiện sau 3-5 ngày tình trạng rong kinh không còn tiếp diễn.

+Suy nhược cơ thể, ăn không ngon, ngủ không được: cỏ Nhọ Nồi, cỏ Mần Trầu, gừng khô sắc cùng 3 nước dừa. Mỗi ngày uống 2 lần sẽ giúp hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt hơn, ăn được, ngủ ngon, cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể một cách hiệu quả.

+Bệnh viêm họng, sốt phát ban: sử dụng 20g Nhọ Nồi, 20g Bồ Công Anh, 6g Kim Ngân Hoa, 12 củ rẻ quạt, Kim Ngân Hoa, tất cả đem sắc cùng 500ml nước, sử dụng hết trong ngày. Kiên trì thực hiện từ 3-5 ngày bệnh viêm họng, sốt phát ban sẽ cải thiện đáng kể.

+Bệnh sốt phát ban: các bạn chuẩn bị cây Nhọ Nồi, rau sam, sài đất, mạch môn, huyết sâm. Tất cả đem sắc nước, uống liên tục trong 7 ngày, hạn chế ra gió bệnh tình sẽ chuyển biến tích cực, bệnh sẽ dần lặn.

+Bệnh mề đay: sử dụng 1 nắm cây Nhọ Nồi, lá khế, rau diếp cá, dưa chuột, lá nhài, lá huyết dụ. Tất cả các bạn đem rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng da bị mề đay. Kiên trì thực hiện từ 2-3 lần bệnh mề đay sẽ dần biến mất, da dẻ hồng hào trở lại.

+Bệnh trĩ: sử dụng 1 nắm cỏ Nhọ Nồi, sau đó đem đi rửa sạch, giã nhuyễn hòa cùng rượu ấm, rồi uống. Ngoài ra, các bạn có thể đắp để búi trĩ nhanh chóng teo lại, bệnh trĩ được thuyên giảm tốt hơn.

+Bệnh bạch biến: sử dụng 30g cây Nhọ Nồi, 15g Sa Uyển Tử, 30g Hà Thủ Ô, 12g Bạch Chỉ, 10g Đương Quy, 10g Xích Thược, 15g Đan Sâm, 15g Đảng Sâm, 10g Bạch Truật, 6g Thiền Thoái. Tất cả các loại trên đem rửa sạch, sắc cùng 2 lít nước, đến khi nước sắc còn 1 lít thì có thể dùng được, uống liên tục trong 15 ngày, kiên trì sử dụng bệnh tình sẽ có chuyển biến tích cực.

cach-dung-cay-nho-noi

Những lưu ý khi dùng cây thuốc Nhọ Nồi

Phương pháp sử dụng cây Nhọ Nồi để hỗ trợ điều trị bệnh còn là phương pháp dân gian, do đó tác dụng còn tùy thuộc vào đối tượng.

Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ các bạn chỉ nên giã lá và đắp, không nên cho trẻ uống để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra, trong nhiều tài liệu có chép, cây Nhọ Nồi có thể gây sảy thai, vì vậy phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng cây Nhọ Nồi.

Tốt nhất, các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc Đông y, tránh tự ý sử dụng cây Nhọ Nồi.

Có thể bạn quan tâm

+ Quả Dứa dại: Công dụng và cách dùng chữa bệnh gan

+ Những dược liệu tốt nhất tại NguyenTranCoop

Trên đây là một số chia sẻ về cây Nhọ Nồi cũng như công dụng của cây này đối với sức khỏe người dùng. Hy vọng những thông tin trên sẽ bổ ích và cần thiết dành cho các bạn.

Chúc các bạn dồi dào sức khỏe!

Trả lời