Suy giảm chức năng gan

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Suy giảm chức năng gan là tình trạng chức năng gan bị suy giảm, tế bào gan không thể phục hồi và hoạt động như trạng thái ban đầu. Hiện nay, suy giảm chức năng gan được chia làm 2 loại, đó là suy giảm chức năng gan cấp tính và suy giảm chức năng gan mãn tính.

Vậy, đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng suy giảm chức năng gan? Biểu hiện và biện pháp phòng ngừa bệnh như thế nào?

Sau đây, thân mời các bạn cùng tìm hiểu!

Nguyên nhân suy giảm chức năng gan

Cấp tính

Đối bệnh suy gan cấp tính, là bệnh lý gan bị ngừng hoạt động trong vài ngày hoặc thậm chí là vài tuần. Suy gan cấp tính thường diễn ra khi phần lớn người bệnh không gặp những vấn đề và bệnh lý về gan trước đó.

suy-giam-chuc-nang-gan-1

Một số nguyên nhân gây nên suy gan cấp tính như:

+ Quá liều Acetaminophen: việc sử dụng Acetaminophen với liều lượng cao có thể gây ảnh hưởng đến gan, thậm chí có thể phá hủy hoặc suy giảm chức năng gan ở mức độ nặng.

+ Các loại virus viêm gan A, B, E tấn công gan làm tổn thương gan hoặc làm suy giảm chức năng gan, thậm chí gây viêm gan ở mức độ nặng, gây nên tình trạng xơ gan.

+ Phản ứng đối với thuốc tây: việc sử dụng thuốc tây có thể khiến tế bào gan khỏe mạnh bị tiêu diệt hoặc làm hỏng các ống dẫn giữa gan và mật.

Sử dụng nấm độc: nếu chẳng may sử dụng phải nấm độc, đặc biệt nấm với tên gọi tử thần (Nấm Amanita phalloides) sẽ rất có hại cho sức khỏe, nấm này chứa độc tố có thể gây tổn thương đến tế bào gan, dẫn đến suy gan trong vài ngày.                                                           

Một số bệnh lý khác của cơ thể có thể gây tổn thương đến chức năng gan, nếu không sớm điều trị bệnh có thể dẫn đến suy gan cấp tính.

+ Bệnh Wilson: đây là một loại bệnh di truyền, khiến cơ thể không thể đào thải được đồng ra ngoài, khi đồng bị tích tụ trong cơ thể, đặc biệt sẽ có hại đến chức năng gan.

+ Gan nhiễm mỡ: cấp tính trong thai kỳ, tình trạng này rất hiếm gặp nhưng cũng xảy ra một số đối tượng, tình trạng lượng chất béo dư thừa tập trung trong gan và gây hại cho gan.

+ Sốc nhiễm khuẩn: việc nhiễm trùng quá mức rất có hại cho gan, thậm chí khiến gan ngưng hoạt động.

+ Hội chứng Budd Chiari: đây là một bệnh hiếm gặp, bệnh này có thể làm thu hẹp hoặc tắc nghẽn các mạch máu có trong gan, khiến tế bào gan bị tổn thương.

+ Gan bị ngộ độc bởi độc tố Công Nghiệp: một số hóa chất như carbon tetrachloride hoặc chất tẩy rửa, tẩy dầu mỡ trên bề mặt các kim loại có thể ảnh hưởng đến chức năng thải độc của gan.

Mãn tính

Suy giảm chức năng gan mãn tính là những tổn thương gan tích tụ theo thời gian, khi những tổn thương càng nghiêm trọng có thể khiến gan ngừng hoạt động. Thời gian ngừng hoạt động của gan tùy thuộc vào mức độ tổn thương của gan.

suy-giam-chuc-nang-gan-2

Một số nguyên nhân gây nên tình trạng gan bị suy giảm mãn tính đó là:

+ Viêm gan B: khi cơ thể bị virus viêm gan B tấn công, gan sẽ bị sưng lên và không thể hoạt động đúng theo chức năng vốn có của nó nữa.

+ Viêm gan C: nếu mắc viêm gan C thời gian dài không có biện pháp điều trị sớm bệnh rất dễ chuyển sang xơ gan, gây suy gan nặng.

+ Sử dụng rượu quá nhiều trong khoảng thời gian dài: việc sử dụng rượu trong một khoảng thời gian dài không kiêng cữ có thể làm suy giảm chức năng gan, khiến gan bị suy nặng dẫn đến xơ gan.

+ Thừa sắt: đây thường là do yếu tố di truyền, khi gan bị thừa sắt có thể bị ngộ độc, dẫn đến xơ gan.

Ngoài ra, có thể do một số nguyên nhân khác dẫn đến suy gan mãn tính như:

+ Viêm gan A: việc sử dụng nguồn nước hay thực phẩm bẩn, có nhiễm virus viêm gan A cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị nhiễm viêm gan A, viêm gan A cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng suy gan mãn tính.

+ Viêm gan tự miễn: khi cơ thể bị virus tấn công, rất dễ tự mắc suy gan mãn tính.

+ Xơ gan do rượu cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng suy gan mãn tính.

+ Viêm đường mật xơ hóa nguyên phát, điều này có thể tổn thương đến ống mật, gây tổn thương gan.

+ Tăng oxalat niệu: khi thận không thể loại bỏ các tinh thể canxi oxalat qua nước tiểu, nếu không sớm được điều trị cũng gây ảnh hưởng đến gan.

+ Bệnh Wilson: khi lượng đồng trong gan quá cao, gan sẽ bị tổn thương, mức độ tổn thương nặng có thể dẫn đến suy gan mãn tính.

+ Thiếu hụt alpha-1 antitrypsin, đây là một bệnh thuộc về di truyền, có thể dẫn đến tình trạng suy gan mãn tính.

+ Rối loạn chuyển hóa đường Galactosemia: khi mắc bệnh lý này, người bệnh sẽ không thể chuyển hóa được đường Glucose có trong thực phẩm, dẫn đến tích tụ nhiều trong cơ thể và gây hại cho gan.

+ Thiếu lipid lysosomal acid: khi mắc bệnh này cơ thể sẽ bị rối loạn quá trình chuyển hóa, khiến chất béo bị bị tích tụ trong gan, khiến chức năng gan bị suy giảm. Dẫn đến suy gan mãn tính.

Triệu chứng của suy giảm chức năng gan

Hầu như, những bệnh lý về gan triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng. Do đó, rất khó phát hiện bệnh sớm. Phần lớn các triệu chứng của bệnh suy giảm chức năng gan cũng giống như các bệnh lý về gan.

suy-giam-chuc-nang-gan-3

+ Buồn nôn và thường xuyên nôn

+ Ăn không ngon, chán ăn

+ Mệt mỏi kéo dài

+ Đau bụng, tiêu chảy

Nhưng khi mức độ suy gan nặng, bệnh tiến triển nặng thì những biểu hiện của bệnh suy gan thường rõ ràng hơn. Một số biểu hiện khi bệnh suy gan đã tiến triển nặng như:

+ Vàng da, vàng mắt

+ Dễ chảy máu

+ Bung to, sờ hạ sườn phải thấy gan sưng

+ Thường chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu

+ Khó tập trung, thậm chí rối loạn tâm thần, rối loạn nhận thức

+ Mệt mỏi, cơ thể lờ đờ, thường xuyên buồn ngủ       

+ Sốt

Biện pháp phòng ngừa suy giảm chức năng gan

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh suy giảm chức năng gan đó là phòng ngừa khỏi bệnh viêm gan, xơ gan gây nên.

suy-giam-chuc-nang-gan-4

  • Mọi người cần sớm xét nghiệm, tiêm ngừa vắc xin phòng viêm gan A, B.
  • Bên cạnh đó ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, không nên sử dụng rượu bia thuốc lá và những đồ uống có cồn.
  • Quan hệ tình dục an toàn.
  • Không nên tiêm chích ma túy, sử dụng chung kim tiêm, đồ dùng cá nhân với người khác.
  • Hạn chế sử dụng đồ chiên, chất béo, duy trì cân nặng hợp lý, không nên để cơ thể bị thừa cân, béo phì.
  • Không nên sử dụng thực phẩm và nguồn nước bẩn, rửa tay thường xuyên.
  • Không nên bấm lỗ tai, xăm mình, phun môi,..tại những cơ sở không đảm bảo. Chỉ nên thực hiện tại những cơ sở có uy tín, vệ sinh, các thiết bị đều được đảm bảo vô trùng.

Trên đây là những kiến thức chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp phòng ngừa bệnh suy giảm chức năng gan. Hy vọng những kiến thức trên sẽ bổ ích dành cho các bạn.

Chúc các bạn có được một lá gan khỏe mạnh!

Bài viết bạn quan tâm

+ 7 Cây thuốc nam chữa bệnh gan cực tốt

+ 6 Cây thuốc nam trị Viêm gan B

Trả lời