Đặc điểm và công dụng của Tỏi

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Tỏi là một loại gia vị quen thuộc trong bếp ăn của hầu hết mọi gia đình. Tuy nhiên ít người biết được rằng tỏi cũng là một loại dược liệu mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe người dùng.

Vậy tỏi có tác dụng gì? Cách sử dụng như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất? Sau đây thân mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới.

Đặc điểm dược liệu

Tỏi là một thực vật thường được sử dụng để làm gia vị thuộc họ Hành, có tên khoa học là Allium sativum, tên tiếng Anh là Garlic.

Tỏi có họ cùng với các loại như tỏi tây, hành tây, hành ta, hành tím. Cây thuộc loại thực vật thân thảo, rễ chùm, củ mọc cạn dưới nền đất, củ phân thành nhiều tép nhỏ. Thân và lá cây tỏi có màu xanh lục, hoa mọc trên đỉnh thân có màu trắng và được xếp thành tán. Hoa tỏi là thực vật thường nở vào tháng 5 đến tháng 7 hằng năm.

toi-1

Trong tự nhiên tỏi có 2 loại đó là tỏi trắng và tỏi tía. Tỏi trắng có đặc điểm đó là có lá màu xanh đậm, bản to, củ to, củ tỏi có màu trắng, đường kính củ khoảng 4cm, thời gian bảo quản ngắn. Còn tỏi tía có đặc điểm lá dày, lá cứng màu xanh nhạt, củ nặng nắm chắc tay, vị cay, củ có màu tía, đường kính từ 3,5-4cm, mùi thơm đặc trưng nên được trồng nhiều.

Cây tỏi là một thực vật có sức sống mãnh liệt, khá dễ trồng có thể chịu được khí hậu lạnh và khí hậu nhiệt. Do đó dược liệu này được phân bố rộng rãi khắp nơi.

Ở nước ta tỏi phân bố rộng rãi ở một số tỉnh như Lý Sơn, Phan Rang, Hòa Bình, Hải Dương, Lý Sơn, Bắc Giang,..

Tác dụng của tỏi

Các nhà khoa học nghiên cứu trong tỏi có nhiều dược chất rất có lợi cho sức khỏe như chất đạm, chất xơ, đường, chất béo, vitamin A, vitamin B (B1, B2, B3, B6), vitamin C, sắt, magie, kali, kẽm, natri, phospho, mangan, selen,..

Đặc biệt thành phần glycosides, sulfur, germanium, allicin mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Trong Đông y, tỏi có vị cay tính ấm có tác dụng sát trùng, giải độc, lưu thông khí huyết, ức chế các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh, lợi tiểu cùng nhiều tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tuyệt vời như:

Giúp phòng và hỗ trợ điều trị cảm cúm

Các nghiên cứu đều cho thấy hoạt chất sulfur trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm từ đó giúp hỗ trợ điều trị cảm cúm, các bệnh về virus, vi khuẩn gây ra. Các thực nghiệm lâm sàng cũng cho thấy nếu thường xuyên ăn tỏi mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ cảm cúm là 63%, rút ngắn thời gian cảm cúm là 70% đồng thời giúp bệnh cảm cúm nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Tăng cường chức năng xương khớp

Nhờ hàm lượng kẽm, canxi, vitamin C, mangan dồi dào trong tỏi có tác dụng giúp ngăn chặn sự hình thành các mô liên kết và chuyển hóa xương, tăng cường khả năng hấp thu canxi của cơ thể từ đó giúp xương chắc khỏe hơn.

Các nghiên cứu thực hiện trên bệnh nhân bị đau nhức xương khớp nếu thường xuyên ăn tỏi sống mỗi ngày sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức xương khớp.

Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư

Rất nhiều nghiên cứu được thực hiện trên các nhà khoa học, bác sĩ nhận thấy tỏi giúp giảm nguy cơ mắc ung thư, nhất là những bệnh ung thư về đường ruột. Tỏi có khả năng ức chế quá trình nitrat chuyển hóa thành nitrite trong dịch vị dạ dày, ngăn ngừa hình thành nitrosamine giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày.

Bên cạnh đó các nhà khoa học còn nhận thấy thành phần germanium và selen trong tỏi có khả năng ngăn ngừa đột biến tế bào, giảm thiểu nguy cơ gây ung thư, hỗ trợ điều trị ung thư vú, ung thư vòm họng, ung thư đại tràng, ung thư gan, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư thực quản, ung thư dạ dày,..

toi-2

Phòng ngừa các bệnh về tim mạch

Nhờ hoạt chất trong tỏi có tác dụng hạ cholesterol, giảm xơ vữa động mạch, giảm mạch máu, ngăn chặn sự hình thành huyết khối từ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch.

Bên cạnh đó các nghiên cứu cũng cho thấy dược chất trong tỏi có khả năng hạ huyết áp rất tốt từ đó rất có lợi cho người bị cao huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến có thể xảy ra.

Tăng cường chức năng sinh lý

Theo các nhà khoa học cho biết ăn tỏi có tác dụng sản sinh ra men được gọi là nitric oxide synthase giúp tăng số lượng tinh trùng trong tinh dịch, nâng cao thể lực, tăng cường chức năng sinh lý hiệu quả.

Tốt cho phụ nữ khi mang thai

Tỏi có tác dụng tốt trong việc giúp thai nhi tăng cân, giúp giảm thiểu rủi ro trong thai kỳ.

Giúp kháng viêm, đẹp da

Nghiên cứu trong tỏi có hợp chất hữu cơ allicin có tác dụng giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa các gốc tự do, hạn chế hình thành mụn trứng cá và những căn bệnh ngoài da.

Phòng ngừa bệnh mất trí nhớ

Tỏi là gia vị đồng thời là một vị thuốc có tác dụng giúp bảo vệ tế bào não ngăn ngừa các bệnh về thần kinh, suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi.

Cách dùng tỏi hiệu quả nhất

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết nếu mỗi ngày sử dụng khoảng 10g tỏi sẽ giúp phát huy công dụng một cách tối đa.

toi-3

Để sử dụng tỏi đúng cách các bạn nên băm nhuyễn tỏi sau đó để trong không khí khoảng 10-15 phút thì có thể sử dụng được. Lúc này dưới tác dụng của các enzym thì tỏi sẽ phóng thích ra chất allicin từ đó giúp phát huy công dụng tối đa khi nấu chín.

Bên cạnh đó các bạn có thể sử dụng tỏi ngâm dấm, đây cũng là cách có thể giữ lại các hoạt chất tốt có trong tỏi do đó các bạn có thể áp dụng.

Một số lưu ý khi dùng tỏi

+Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc chống đông máu như aspirin, clopidogrel thì tốt nhất không nên sử dụng tỏi vì có thể tăng nguy cơ chảy máu.

+Phụ nữ đang cho trẻ sơ sinh bú thì không nên sử dụng tỏi, nếu sử dụng có thể khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng tiêu chảy.

+Người có thể trạng yếu, da dẻ xanh xao không nên ăn tỏi. Nếu sử dụng nhiều có thể gây tiêu tan khí huyết, sinh đờm, sinh nhiệt.

+Người bị nóng gan hoặc có tiền sử mắc các bệnh lý về gan tốt nhất không nên sử dụng tỏi vì vị cay, tính nóng của tỏi có thể gây cho bạn nóng gan, về lâu về dài có thể gây tổn thương ở gan.

+Mỗi ngày khuyến cáo các bạn chỉ nên sử dụng khoảng 10g tỏi (1-2 tép) không nên sử dụng quá nhiều, nếu sử dụng quá nhiều có thể gây loãng máu hoặc ảnh hưởng đến dạ dày.

+Trước khi phẫu thuật nên tránh sử dụng tỏi vì có thể gây chảy máu nhiều trong và sau thời gian thời gian phẫu thuật.

+Khi bị thương không nên đắp tỏi tươi vì có thể gây bỏng rát rộp nước, viêm da.

+Khi bị tiêu chảy không nên sử dụng tỏi sống vì hoạt chất allicin trong tỏi có thể gây kích thích thành ruột dẫn tới nghẽn mạch máu, phù nề nếu sử dụng nhiều có thể gây nên biến chứng nguy hiểm.

+Người bị bệnh về mắt, thị lực yếu tốt nhất không nên sử dụng tỏi vì có thể gây viêm bầu mắt, viêm kết mạc ảnh hưởng đến mắt.

+Khi bị đói không nên sử dụng tỏi vì có thể gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.

+Phụ nữ có thai chỉ nên sử dụng tỏi liều lượng vừa đủ tránh lạm dụng, nếu sử dụng liều lượng cao có thể gây loãng máu gây nguy tính cho thai nhi, tính mạng mẹ bầu.

Trên đây là những kiến thức chia sẻ về tác dụng của tỏi đối với sức khỏe cũng như cách sử dụng đúng cách. Hy vọng những kiến thức trên sẽ bổ ích dành cho các bạn.

Xem thêm:  Nghệ vàng và những công dụng bất ngờ

Trả lời