Tam Thất Bắc Có Dùng Được Hằng Ngày Hay Không ?

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]


Tam Thất Bắc là vị thuốc nam quý hiếm có tác dụng bồi bổ sức khỏe cơ thể, sánh ngang với nhân sâm. Và rất tốt dùng cho phụ nữ sau khi sinh trẻ nhỏ suy dinh dưỡng sử dụng bồi dưỡng cơ thể tăng cân lợi máu vẫn rất hiệu quả. Kết hợp tam thất như một bài thuốc hay chúng ta dùng làm món ăn bổ sung dinh dưỡng hằng ngày.

 Tam Thất Bắc Vị Thuốc Quý

Sử dụng Tam Thất lợi đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ mà rất nhiều người còn chưa biết, PGS.TS Phùng Hòa Bình, Trưởng Bộ môn Y học Cổ truyền, Đại học Y dược Hà Nội cho biết, có vị đắng ngọt, tính ấm, tính ôn, khi vào cơ thể thì quy vào 5 kinh là Can – Vị – Tâm – Phế – Đại Tràng còn tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, hóa ứ, tư bổ, tiêu thũng, bổ khí huyết, giảm đau… nên được chủ trị chứng xuất huyết, sưng đau bầm tím do ngã/va đập, đau tức ngực, huyết ứ, u bướu, thống kinh, bế kinh, chữa mụn nhọt sưng đau.
Tam thất bắc còn nhiều tên gọi như : (sâm tam thất, điền thất nhân sâm, kim bất hoán, tên gọi khoa học : Panax pseudoginseng)
Tam Thất Bắc có 2 loại ngày nay : Tam Thất Bắc và Tam Thất Nam 

Tam Thất Bắc trông :

Ta dựa vào đặc điểm về hình dáng như sau: Hình thoi, vỏ ngoài sần sùi, nhiều mấu cứng xám hoặc đen. Tam thất bắc là cây thuộc họ nhân sâm, thân cây nhỏ cao khoảng 30-60cm, sống lâu năm, mọc đứng, vỏ cây không lông với rãnh dọc, lá kép kiểu bàn tay xòe, mọc vòng. Cây cần có tuổi đời từ 3-7 năm thì mới cho thu hoạch củ.
Cận hình dạng đầu củ tam thất sần sùi, thành nhiều mấu, có nhiều vết vằn dọc theo hết củ, vỏ ngoài cứng mầu xám hoặc xám đen (dạng sống) sau chuyển màu đen (dạng sơ chế), ruột đặc màu xám, chắc nặng. Nếm một tý sẽ có cảm giác vị đắng hơi ngọt kèm theo một ít mùi thơm.

Tam Thất Nam trông : 

Tam thất nam hay còn được gọi là tam thất gừng, thổ tam thất, khương tam thất. Củ có hình hơi tròn, bề mặt củ nhẵn. Lá cây tam thất nam khá dày, to, không có răng cưa và thường mọc xếp thành từng tàu trồng lên nhau.
Cây tam thất nam thường mọc hoang ở những nơi đất ẩm và mát như ở bờ suối, ven sông. Nếu so sánh, cả củ và hoa của cây tam thất nam đều ít giá trị hơn so với tam thất bắc.

Phân Tích Dược Tính

Củ Tam Thất Bắc, người ta đã tìm ra nhiều thành phần quý như: Saponin triterpen (Saponin A, B, C, D), Acid oleanolic, 16 acid amin (điển hình là phenylalanin, leucin, isoleucin, valin, prolin, histidin, lysin, cystein, các chất vô cơ ví dụ Fe, Ca… Nhờ đó, vị thuốc này đã và đang được ứng dụng trong các trường hợp như: tăng lực, tăng sức đề kháng, điều hòa miễn dịch.

  • Giảm sinh khối u, do đó làm giảm tốc độ phát triển u, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư, kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.
  • Chống xơ vữa động mạch, bảo vệ tim, chống choáng nếu bị mất máu: Tác dụng này có được là nhờ chất noto ginsenosid giúp làm giãn mạch và ức chế quá trình thẩm thấu của mao mạch.
  • Củ tam thất còn có tác dụng cầm máu, tiêu viêm sưng, tiêu máu ứ trong các trường hợp chảy máu do chấn thương, phẫu thuật, bầm tím do va đập phần mềm.
  • Giảm đau: Dịch chiết từ rễ và củ là Flavonoid có tác dụng giảm đau, tăng cường lưu thông máu, giảm cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch, ức chế sự gây hại của vi khuẩn và siêu vi.
  • Chữa cao huyết áp, đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp,  đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp, loét dạ dày tá tràng, làm lành vết thương sau phẫu thuật, kém ăn, đổ mồ hôi trộm.

Cân nhắc Ai Không nên ” DÙNG TAM THẤT BẮC ”
– Đối với thai phụ
– Những người khi đang chảy máu
– Thận trong khi cho trẻ em sử dụng
– Khi bị tiêu chảy, có nguy cơ gây tử vong

Đa Dạng Cách Dùng Như :
Dùng sống dưới dạng bột, dạng lát cắt ngậm, nhai, hoặc mài với nước uống
– Dùng chín trong những trường hợp thiếu máu, suy nhược, phụ nữ sau khi đẻ, bồi bổ cho trẻ suy dinh dưỡng.

– Liều dùng thông thường là từ 4-8g ở dạng bột khuấy cùng ít mật ong và nước ấm uống sáng và chiều

  • Củ tam thất dùng sống:

Cắt củ tươi thành các lát nhỏ mỏng, hay mài ra pha với nước ấm nóng để uống. Ưu điểm của cách dùng này là tận dụng được tối đa dược tính trong củ. Tuy nhiên, vì tam thất có vị đắng nên nhiều người rất ngại dùng cách này.

  • Củ tam thất dùng chín:

Kết hợp được với nhiều nguyên liệu khác như thịt gà, thịt lợn, chim bồ câu, ngải cứu, nấm linh chi, nhân sâm… để chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon và bổ dưỡng. Với những người ngại dùng tam thất sống thì có thể tham khảo món “tam thất tươi hầm gà ác/chân giò/chim câu”

  • Nguyên liệu: Củ tam thất tươi (50g) thái thành từng lát vừa ăn, chim câu/chân giò/gà ác (500-700g) làm sạch, riêng chân giò cần chặt miếng vừa ăn. Tất cả cho vào nồi, thêm gia vị rồi đổ thêm nước, hầm trong vòng 2 tiếng cho chín mềm.
  • Cách chế biến này dùng rất tốt cho các trường hợp: Suy nhược cơ thể, phụ nữ sau sinh, người vừa ốm dậy.

Tam Thất Bắc nên dùng hằng ngày hay không ?
Đối với những người bình thường và sử dụng để chữa u nếu cơ địa hoàn toàn bình thường không quá nóng và không quá lạnh thì có thể dùng tam thất thường xuyên.
Đối với những người quá nóng thì có tác dụng bất lợi là nếu uống trong thời gian dài có thể gây ra phản ứng mẫn cảm gây ngứa, mụn nhọt hoặc dị ứng… trong trường này dùng tam thất tùy theo cơ địa.

Bài Thuốc Từ Tam Thất Bắc

Loét hành tá tràng và dạ dày: tam thất bột 12g, bạch cập 9g, mai mực 3g Nghiền bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g uống từ 15 – 21 ngày.

Xuất huyết đại tràng: tam thất bột 8g. Rượu trắng nhẹ 20 độ vừa đủ trộn với bột. Uống ngày 2 lần với Tứ vật thang (thục địa chế rượu 10g, bạch thược 10g, đương quy tẩm rượu sao 10g, xuyên khung 10g). Uống vài ba lần sẽ khỏi.

Chữa đau bụng kinh: Dùng bột tam thất 1 lần/ngày bằng cách nấu cháo loãng hoặc pha với nước ấm.

Đi tiểu ra máu: tam thất bột 4g. Nước sắc cỏ bấc đèn và gừng tươi vừa đủ (200ml). Uống ngày 2 lần tới khi ngừng bệnh.

Chữa suy nhược cơ thể: 12g tam thất bắc, 20g kê huyết đằng, 40g sâm bổ chinh, 20g hươngphụ, 40g ích mẫu. Sau đó say nhỏ các nguyên liệu trộn đều. Mỗi ngày sắc 30g hỗnhợp với nước để uống.

Chữa thiếu máu: Bột tam thất 6g/ ngày.Hoặc tần gà non vớitam thất ăn nguyên con

Chữa huyết ứ, rong kinh, rong huyết: Sử dụng tam thất 4g, ô tặc cốt 12g, ngải điệp 12g, đan sâm, đơn bì, xuyên nhung, đương quy mỗi vị 8g, ngũ linh chi, một dược mỗi vị 4g. Sắc uống mỗi ngày.

Hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân mắc chứng bạch cầu cấp tính và mãn tính: Mỗi ngày dùng 6g tam thất bắc; xuyên khung, đương quy, xích thược mỗi loại 15g với 10g hoa hồng sắc với 500ml nước khi cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp.

Chữa suy nhược cơ thể ở người già và phụ nữ sau khi sinh: Tam thất 12g, sâm bổ chinh 40g, ích mẫu 40g, kê huyết đằng 20g, hương phụ 12g. Tán nhỏ, uống ngày 30g (có thể sắc uống với liều thích hợp).

Chữa thấp tim: ngày uống 3g bột tam thất, chia 3 lần (cách nhau 6 – 8 giờ), chiêu với nước ấm. Dùng trong 30 ngày. Hay bột tam thất 1g, uống ngày 2 – 3 lần; làm chậm quá trình phát triển của bệnh.

Nam giới bị viêm tiền liệt tuyến: tam thất sống 3g. Nhai rồi nuốt hàng ngày vào buổi sáng sớm.

Chữa bạch cầu cấp và mạn tính: tam thất 6g, đương quy 15 – 30g, xuyên khung 15 – 30g, xích thược 15 – 20g, hồng hoa 8 – 10g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần uống.

  • Lưu ý

Không sử dụng tam thất bắc với những đối tượng như phụ nữ có thai, những người huyết hư ói máu, chảy máu cam, huyết nhiệt cũng không được dùng.

Tam Thất Bắc Chất Lượng Tại TP-HCM


Hiện nay nhà thuốc Sản Phẩm Gia Truyền đang phân phối loại dược liệu này chất lượng. Chúng tôi phân phối toàn thị trường Việt Nam và địa chỉ nhà thuốc tại thành phố Hồ Chí Minh : 860/14 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 25, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Những quý bệnh nhân nào muốn xem trực triếp sản phẩm có thể đến địa chỉ Công Ty tại HCM này nhé. Ngoài ra đối với những khách hàng, quý bệnh nhân ở xa công ty hỗ trợ cho xem hàng rồi thanh toán. Chính sách này nhằm đảm bảo sự uy tín của nhà thuốc và đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu. Tư vấn hỗ trợ thêm cho quý bệnh nhân qua số hotline & Zalo : 0906.852.188 

Xem thêm: Tam Thất Bắc TPHCM

Trả lời