Tìm hiểu thông tin về Sâm Cau

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Từ xưa, Sâm Cau đã được cha ông ta sử dụng và hết lời ca tụng. Rượu Sâm Cau mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nhất là dùng để bồi bổ cơ thể và hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, Sâm Cau là cây gì? Tác dụng và cách sử dụng ra sao thì không phải ai cũng biết.

Vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay Nguyễn Trần Coop sẽ giúp các bạn hiểu rõ thêm về Sâm Cau. Thân mời các bạn cùng tìm hiểu!

Tìm hiểu về Sâm Cau

Sâm Cau hay còn gọi là Tiên Mao, đây là một vị thuốc rất nổi tiếng trong y học cổ truyền. Thảo dược phần lớn đều được nhắc đến trong tất cả các sách về Y Dược Học Cổ Truyền.

Đặc biệt, trong cuốn sách “Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam” của Giáo Sư, Tiến Sĩ Đỗ Tất Lợi cũng đã nhắc đến thảo dược này.

dac-diem-cua-sam-cau

Sâm cau là gì?

Sâm Cau hay còn có tên khoa học là Hypoxidaceae, thuộc họ tỏi voi lùn. Cây có nhiều tên gọi khác như cồ nốc lan, ngải cau, nam sáng ton, củ tiên mao,..

Đặc điểm, nhận dạng

Sâm Cau thuộc thực vật thân thảo, sống lâu năm, có chiều cao từ 30-50cm. Lá Sâm Cau có hình mũi mác giống như lá cau, chiều dài lá tầm 40cm, rộng khoảng 3-4cm, cuống lá dài khoảng 10cm.

Cây Sâm Cau có thân rễ hình trụ dài, củ to tương đương khoảng một ngón tay cái, rễ phụ Sâm Cau nhỏ, vỏ bên ngoài có màu nâu, ruột bên trong có màu vàng nhạt.

Mùa hoa Sâm Cau thường nở vào tháng 6-7 hằng năm, trong đó hoa Sâm Cau thường mọc thành cụm, mỗi cụm mọc từ 3-5 hoa, hoa có màu vàng thường mọc dưới kẽ lá.

Quả Sâm Cau có hình nang, thon dài, mỗi quả chứa khoảng 3-4 hạt bên trong.  

Có mấy loại?

Sâm Cau đã được Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi nhắc đến trong cuốn sách “Những cây thuốc, vị thuốc Việt Nam” được xuất bản vào năm 2004.

Trong nhiều tài liệu Đông y ghi chép Sâm Cau được chia làm 2 loại đó là Sâm Cau đỏ và Sâm Cau đen. Tuy cùng là loại Sâm Cau nhưng cả 2 loại Sâm Cau đỏ và Sâm Cau đen lại khác nhau hoàn toàn

+Sâm Cau đen: củ Sâm có hình dáng con sâu, củ có màu đen, mỗi gốc Sâm Cau sẽ có một củ. Củ Sâm Cau đen khi ngửi sẽ có mùi thơm nhẹ, tính ấm.

+Sâm Cau đỏ: củ có màu đỏ, khi củ già thì chuyển sang màu trắng. Các bạn dùng dao thái lát sẽ thấy củ Sâm Cau đỏ có màu trắng đục, củ có mùi thơm đặc trưng, mùi thơm đậm hơn Sâm Cau đen.

sam-cau-1

Nơi phân bố

Sâm Cau được trồng nhiều ở các quốc gia như Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Philippin, Việt Nam,..

Ở nước ta, Sâm Cau mọc hoang ở nhiều nơi, nhiều nhất ở các tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc như Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Ninh Bình,..

Ngoài ra, Sâm Cau cũng được các chuyên gia tìm thấy trên đỉnh núi Langbiang tỉnh Lâm Đồng.

Sâm Cau chủ yếu mọc ở những vùng núi, ít xuất hiện ở vùng đồng bằng, do đó thảo dược vẫn chưa được nhiều người biết đến. Phần lớn cây phân bố chủ yếu tự nhiên do đó việc thu hái phụ thuộc vào nguồn dược liệu tự nhiên.

Thành phần dược chất

Các nghiên cứu khoa học và tài liệu ghi chép của Giáo sư Đỗ Tất Lợi có ghi chép Sâm Cau có nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe, trong đó phải kể đến dược chất saponin, phytosterol, steroid, phenolic glycoside ligan, các acid amin, tinh bột, chất nhầy, tanin, acid béo, flavonoid, triterpenic, cycloartan, cycloartane glycoside, curculigo saponin (A, B, C, D).

sam-cau-2

Tác dụng của Sâm Cau

Trong Đông y, Sâm Cau có tính ấm, vị cay, hơi đắng, hơi mặn, mùi thơm nhẹ mạng lại một số tác dụng như sau:

  • Bổ thận, tráng dương, tăng cường chức năng sinh lý cho phái mạnh.
  • Hỗ trợ điều trị yếu sinh lý, thận dương hư.
  • Tăng cường ham muốn cho nữ giới.
  • Chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư.
  • Tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Tăng cường chức năng tim, ngăn ngừa những cơn đau tim, nhồi máu cơ tim.
  • Làm giãn mạch vành.
  • Bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan.
  • Giảm đau, kháng viêm.
  • Chống vi khuẩn, virus, nấm.
  • Chống lão hóa, làm đẹp da, mờ thâm nám.
  • Giúp an thần, giảm căng thẳng, áp lực.
  • Hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa, ghẻ lở.
  • Giúp bình tĩnh, chống co giật.
  • Ổn định đường huyết, ngăn ngừa tình trạng tiểu đường.
  • Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, đau lưng, mỏi gối.
  • Giúp bồi bổ cơ thể, hỗ trợ điều trị suy nhược.
  • Giúp hỗ trợ điều trị tiêu chảy, hen, suyễn, lậu, trĩ.
  • Hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết.

sam-cau-3

Cách sử dụng Sâm Cau

Sắc nước uống

Các bạn có thể sử dụng Sâm Cau tươi hoặc khô đều được. Trong dân gian, người ta thường sử dụng Sâm Cau đen nhiều hơn là dùng Sâm Cau đỏ. Đối với cách sử dụng Sâm Cau đen mỗi ngày các bạn chỉ nên sử dụng 20g tươi hoặc 10g khô là được, đem sắc cùng 500ml, đun nhỏ lửa cho đến khi nước sắc còn 250ml thì các bạn có thể sử dụng được. Chia nước sắc làm 2 lần, uống hết trong ngày.

Kiên trì sử dụng để bệnh được thuyên giảm, sức khỏe được tăng cường.

Ngâm rượu

Ngoài cách sắc nước uống, Sâm Cau còn được sử dụng để ngâm rượu, rượu Sâm Cau mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Chuẩn bị 1kg Sâm Cau đen, 3 lít rượu trắng 45 độ, 1 cái bình thủy tinh trong suốt chất lượng, chịu được áp suất cao.

Sâm Cau sau khi thu hái hoặc mua về các bạn rửa sạch, những kẽ rễ cần dùng bàn chải nhỏ chải sạch để loại bỏ cát. Những củ Sâm Cau sau khi được rửa sạch thì tráng qua với rượu trắng, rồi cho những củ Sâm Cau vào bình, từ từ cho rượu trắng đã chuẩn bị vào bình sao cho ngập bình.

Vặn kín nắp, để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Rượu Sâm Cau sau thời gian ngâm 1 tháng thì có thể sử dụng được, mỗi ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần uống 20-30ml. Dùng đúng liều lượng đã hướng dẫn, tránh lạm dụng.

Rượu Sâm Cau có vị cay, tính ấm, sử dụng rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh việc ngâm riêng Sâm Cau thì các bạn có thể ngâm Sâm Cau cùng các dược liệu khác để tăng thêm phần hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh.

Sâm Cau chế biến món ăn – Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh

Sử dụng 250g thịt gà, 15g Sâm Cau, Dâm Dương Hoắc 15g, đường, muối, tiêu, hạt nêm, hành lá, nước mắm, nước dùng.

Thực hiện:

Thịt gà rửa sạch, chặt miếng vừa ăn, ướp gia vị cho miếng gà được thấm đều gia vị. Các bạn để 20-30 phút cho miếng gà thấm đều gia vị và vừa ăn.

Sâm Cau, Dâm Dương Hoắc rửa sạch, để cho ráo nước. Cho tất cả các nguyên liệu trên và gà đã tẩm ướp vào nồi, cho nước dùng vào nấu cho gà được chín mềm. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, sử dụng khi còn nóng.

Đây là món ăn, bài thuốc rất có lợi cho sức khỏe, nhất là những người gặp vấn đề về sinh lý. Vì vậy, các bạn có thể tham khảo, áp dụng.

sam-cau-4

Một số lưu ý khi dùng Sâm Cau

Sâm Cau mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng Sâm Cau các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không nên sử dụng Sâm Cau liều lượng cao, thời gian dài. Việc sử dụng liều lượng cao, thời gian dài có thể gây nên một số tác dụng phụ ngoài ý muốn.
  • Những người bị thận hư, thận suy thì tốt nhất không nên sử dụng Sâm Cau.
  • Rượu Sâm Cau rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên Sâm Cau có một lượng nhỏ độc tố, do đó các bạn nên sử dụng rượu Sâm Cau với liều lượng phù hợp, tránh lạm dụng.

Trên đây là một số kiến thức về Sâm Cau. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về thảo dược quý này, từ đó sử dụng sao cho đúng.

Bài viết tham khảo thêm

+ Tìm hiểu công dụng và cách dùng Sâm Vũ Điệp

+ Sâm Ngọc Linh – Nhân Sâm của người Việt

Chúc các bạn sử dụng Sâm Cau hiệu quả!

Trả lời