Cây Rau Má: Đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng hiệu quả

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Cây Rau Má là một loại rau quen thuộc với người dân Việt Nam, thảo dược được dùng để nấu canh, xay sinh tố đồng thời sử dụng làm thuốc.

Vậy, rau má có tác dụng gì? Bài thuốc và cách sử dụng như thế nào? Sau đây, thân mời các bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau.

Tìm hiểu về Rau Má

Cây rau má là cây gì?

Cây rau má có tên khoa học là Centella asiatica (L.) Urban, hay còn gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như Tích Tuyết Thảo, Lôi Công Thảo.

Rau má thuộc loại thân thảo, thuộc họ Hoa Tán, thường thu hái quanh năm.

dac-diem-cua-cay-rau-ma

Đặc điểm, nhận dạng

Hiện nay, có 40 loại thuộc chi rau má. Cây rau má có thân mảnh, mọc thẳng đứng, thuộc loại thân bò, cây thích hợp khí hậu ẩm ướt, cây có màu xanh lục hoặc hơi đỏ tùy thuộc vùng đất và chất dinh dưỡng cây hấp thụ. Lá hình thận, cuống dài, đỉnh lá tròn, gân lá giống hình chân vịt.

Hoa rau má rất ít gặp, tuy nhiên hoa rau má rất đa dạng, từ màu trắng đến hồng nhạt, đỏ nhạt. Hoa rau má thuộc hoa lưỡng tính. Quả rau má nhỏ, có màu nâu đen.                     

Nơi phân bố

Cây rau má có nguồn gốc ban đầu từ Australia, những đảo Thái Bình Dương. Về sau cây mọc và trồng ở nhiều nơi như Châu Á, New Guinea, Malaysia, Melanesia.

Ở nước ta, cây mọc ở khắp nơi, thường mọc hoang ven đường đi, bờ ruộng, bờ ao, thung lũng,..

hinh-anh-cay-rau-ma

Thành phần dược chất

Các nghiên cứu đã cho thấy rau má có nhiều dược chất có lợi cho sức khỏe như beta carotene, flavonoid, saponin, sterol, magie, alkaloid, saccharide, canxi, kẽm, sắt, mangan, phốt pho, kali cùng các vitamin có lợi cho sức khỏe như B1, B2, B3, C, K.

Cứ trong 100g chiết suất rau má sẽ chứa 1.8g tinh bột, 3.2g đạm, 88.2g nước, 4.5g cellulose, 1.3mg beta carotene, 3.7mg vitamin C, 0.15mg vitamin B1, 2.29mg canxi, 2mg phốt pho, 3.1mg sắt.

Tác dụng của cây rau má

+Thanh lọc cơ thể, mát gan

Các nghiên cứu đều cho thấy rau má có tác dụng tốt trong việc thải độc tố của cơ thể, giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, giúp lợi tiểu.

Ngoài ra, dược chất flavonoid có trong rau má giúp giải độc gan, ngăn ngừa nhiều bệnh lý về gan nguy hiểm có thể xảy ra.

+Tốt cho thận

Sử dụng rau má giúp giảm áp lực cho thận, giúp giải độc, tăng cường thận một cách hiệu quả.

+Tăng cường chức năng của hệ tuần hoàn

Những dưỡng chất có trong rau má giúp tối ưu hóa hệ tuần hoàn, giúp tăng cường thành mao mạch, cải thiện chức năng của hệ tuần hoàn một cách hiệu quả.

Đồng thời các nghiên cứu đều cho thấy sử dụng rau má giúp kích thích quá trình lưu thông máu, tăng oxy hóa, từ đó giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn.

tac-dung-cua-rau-ma

+Tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa

Kinh nghiệm dân gian cho thấy rau má có tác dụng kháng viêm, giảm đau rất tốt, từ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày và viêm đại tràng vô cùng hiệu quả.

+Tăng cường khả năng nhận thức

Rau má rất tốt cho người lớn tuổi, sử dụng rau má thường xuyên sẽ giúp giảm triệu chứng hay quên ở người lớn tuổi đồng thời hạn chế tối đa bệnh mất trí nhớ.

+Giúp an thần, xoa tan căng thẳng, lo âu

Hoạt chất triterpenoid có trong rau má giúp tăng cường chức năng thần kinh, xoa tan căng thẳng, giúp giảm lo âu, an thần vô cùng tuyệt vời.

+Phục hồi và nhanh lành vết thương

Các nghiên cứu và thực nghiệm lâm sàng cho thấy dược chất có trong rau má giúp tăng tốc độ phục hồi và nhanh lành vết thương, đồng thời có hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa sẹo, thâm, giúp làn da trở nên khỏe mạnh.

+Tốt cho tim mạch

Dược chất có trong rau má giúp tăng cường lưu thông máu huyết, hạn chế bệnh lý suy tim mạch, nhồi máu cơ tim, ngăn ngừa những cơn đau tim.

Rất nhiều thí nghiệm và nghiên cứu cũng đã chỉ ra rau má có hiệu quả tốt đối với bệnh cao huyết áp.

+Hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến

Các nghiên cứu cho thấy dược chất có trong rau má giúp ức chế sừng của da, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến một cách hiệu quả.

+Hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm

Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên bệnh nhân mắc trầm cảm, kết quả sau 60 ngày sử dụng rau má, tâm trạng của họ đã trở nên tốt hơn, đồng thời trở nên vui vẻ như người bình thường.

cach-su-dung-rau-ma

Cách sử dụng cây rau má

Rau má là loại thảo dược dễ dùng, các bạn có thể sử dụng tươi, khô hoặc ở dạng bột đều được.

Đối với dùng tươi các bạn chỉ nên sử dụng dưới 40g rau má/ngày, các bạn có thể xay sinh tố uống hoặc nấu canh ăn, sắc nước uống tùy thuộc vào cách sử dụng.

Mặc khác, đối với những người gặp vấn đề về suy tĩnh mạch thì khuyến cáo chỉ nên sử dụng 60-180mg/ngày, tùy thuộc vào đối tượng sẽ có liều dùng khác nhau.

Một số bài thuốc từ cây rau má

+Bài thuốc sử dụng rau má hỗ trợ điều trị bệnh đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ

Sử dụng 30-40g rau má, rửa sạch dùng để luộc hoặc ăn sống. Trong quá trình sử dụng nhớ cho thêm một chút muối để tăng hiệu quả thảo dược mang lại cho sức khỏe.

+Bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu ra máu

Sử dụng một nắm rau má và một ít ích mẫu thảo, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước sử dụng.

+Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh táo bón

Các bạn sử dụng 30 rau má, rửa sạch, giã nát đắp vào rốn.

bai-thuoc-tu-cay-rau-ma

+Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh đau bụng, kinh nguyệt không đều

Các bạn sử dụng rau má lúc ra hoa, đem đi rửa sạch, phơi khô, tán nhỏ. Mỗi ngày sử dụng 1 lần vào buổi sáng, mỗi lần sử dụng 2 muỗng cafe cơn đau sẽ dịu xuống, không còn.

+Bài thuốc hỗ trợ điều trị ngộ độc thuốc, thực phẩm

Các bạn sử dụng rau má tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống. Để dễ uống các bạn có thể pha thêm một ít đường cát.

+Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm amidan, viêm họng

Sử dụng 60g rau má, rửa sạch, giã nát lấy nước cốt. Các bạn hòa nước cốt cùng một ít nước ấm và uống. Kiên trì sử dụng bệnh viêm amidan, viêm vọng sẽ được cải thiện đáng kể.

Những lưu ý khi dùng cây rau má

  • Những bệnh nhân mắc bệnh gan hoặc có tiền sử mắc các bệnh lý về gan thì nên thận trọng khi sử dụng rau má. Trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh tự ý sử dụng!
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên sử dụng rau má.
  • Những người vừa phẫu thuật không nên sử dụng rau má.
  • Nên sử dụng liều lượng phù hợp, tránh lạm dụng. Không dùng quá 40g rau má/ngày. Việc lạm dụng có thể gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn.
  • Người có tiền sử bị bệnh tiểu đường hoặc đang sử dụng thuốc thì không nên sử dụng rau má.

luu-y-khi-dung-cay-rau-ma

Trên đây là những kiến thức về rau má cũng như tác dụng, cách dùng. Hy vọng những kiến thức trên sẽ bổ ích dành cho các bạn.

Có thể bạn quan tâm

+ Công dụng và cách dùng cây Diếp Cá chữa bệnh

+ Cây Ngải Cứu và những công dụng tuyệt vời

Chúc các bạn sử dụng rau má hiệu quả!

Trả lời