Khi Hạ Đường Chúng Ta Nên Xử Lý Như Thế Nào ?

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Căn bệnh hạ đường huyết hiện nay rất nhiều người đang gặp phải, nó không giới hạn ở độ tuổi nào ngay cả trẻ nhỏ vẫn có thể bị vấn đề bệnh này. Nhưng thường gặp nhất là người mắc bệnh đái tháo đường đang điều trị bằng isulin hoặc dùng thuốc điều trị nhóm sulfonylureas. Đây là triệu chứng uy hiểm bạn chớ nên xem thường vì nó có thể dẩn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Sau đây tôi hướng dẫn cách sơ cứu đơn giản khi gặp phải vấn đề ” Hạ Đường Huyết ” đột ngột 

Nguyên Nhân Gây Nên ” Hạ Đường Huyết ”

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường (glucose) trong máu hạ dưới mức 70 mg/dL. Mức đường huyết bình thường của cơ thể trước khi ăn dao động từ 90 – 130mg/dL, giữa bữa ăn 70 mg/dL đến 100 mg/dL, sau khi ăn 1-2 giờ phải dưới 180 mg/dL.

  • Nguyên nhân hạ đường huyết phổ biến nhất là tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh đái tháo đường. Việc dùng quá nhiều insulin hoặc vô tình tiêm sai loại insulin cũng dẫn đến hạ đường huyết

Nguyên Nhân Khác

  • Uống nhiều rượu: ngăn gan giải phóng glycogen tạo thành glucose vào máu, dẫn đến hạ đường huyết.
  • Bệnh mạn tính: các bệnh viêm gan nặng, xơ gan, nhiễm trùng nặng, bệnh thận, bệnh tim tiến triển xấu có thể gây hạ đường huyết. Rối loạn thận cũng khiến cơ thể không bài thiết đúng cách, dẫn đến tích tụ glucose, gây hạ đường huyết.
  • Nhịn đói quá lâu: suy dinh dưỡng, không đủ thức ăn, thiếu hụt lượng glycogen dự trữ mà cơ thể cần để tạo ra glucose … dẫn đến hạ đường huyết.
  • Sản xuất thừa insulin: khối u hiếm ở tụy (insulinoma) khiến người bệnh sản xuất quá nhiều insulin, dẫn đến hạ đường huyết. Ngoài ra, các khối u khác, tế bào bất thường của tuyến tụy cũng giải phóng insulin quá mức, gây hạ đường huyết.
  • Thiếu hụt hormone: rối loạn tuyến thượng thận và khối u tuyến yên dễ dẫn đến thiếu hụt một số hormone có vai trò điều chỉnh quá trình sản xuất hoặc chuyển hóa glucose. Ngoài ra, trẻ có thể bị hạ đường huyết nếu có quá ít hormone tăng trưởng (GH).
  • Sau bữa ăn quá xa: cơ thể không đủ glucose, dễ gây hạ đường huyết.

Triệu Chứng ” Hạ Đường Huyết ”

Các dấu hiệu của hạ đường huyết không giống nhau ở mỗi bệnh nhân. Nhưng thường xuất hiện vào lúc sắp đến bữa ăn và có một hay nhiều dấu hiệu chung sau: Mệt đột ngột không giải thích được; đau đầu, chóng mặt lả đi; cảm giác đói cồn cào; vã mồ hôi; tê buồn chân tay; chân có cảm giác nặng; lo lắng bứt rứt; run tay; hồi hộp, tim đập nhanh; có khi buồn nôn và nôn.

  • Biểu hiện lâm sàng của hạ đường huyết:

– Rối loạn thần kinh thực vật: cảm giác đói, lo lắng, bồn chồn, vã mồ hôi, run tay chân, hồi hộp, tim đập nhanh, buồn nôn, nôn.
– Rối loạn thần kinh trung ương: đau đầu, mờ mắt, nhìn đôi, lú lẫn, hành vi bất thường, giảm trí nhớ, co giật, hôn mê.

+ Đo đường huyết: Nồng độ Glucose máu < 70mg/dl.
+ Các triệu chứng lâm sàng được cải thiện sau khi được bổ sung Glucose.

Cách Xử Trí Người Bị Hạ Đường Huyết

1. Người Bình Thường :

  • Khi có các triệu chứng của hạ đường huyết, ngay lập tức phải cho bệnh nhân ăn nhẹ cháo loãng, súp, các sản phẩm có đường có sẵn như: bánh , kẹo hoặc uống một cốc nước đường (200ml)…Sau khi ăn nên để người bệnh nằm nghỉ ngơi yên tĩnh.
  • Thức ăn tương đương 15g Glucose
    – 2 hay 3 viên đường– 1/2 ly nước trái cây bất kỳ nào– 1/2 ly nước ngọt

    – 1 ly sữa

    – 5 hay 6 viên kẹo

    – 15ml hay 1 thìa canh đường hay mật ong

 2. Người Bệnh Tiểu Đường :

  • khi được điều trị bằng Insulin, phải tiêm thuốc vào trước bữa ăn 1-2 giờ. Nếu sau khi tiêm insulin thấy người khó chịu, bủn rủn thì ăn một ít đường.Nếu hạ đường huyết nặng trong tình trạng hôn mê: cần tiêm tĩnh mạch dung dịch glucose ưu trương 20 hoặc 30% hoặc truyền tĩnh mạch dung dịch glucose 5% hoặc 10%. Nếu có thể tiêm dưới da 1 mg Glucagon.

 3. Hạ Đường Huyết Người ” Bị Lú Lẫn, Co Giật, Hôn Mê ” 

  • Xử trí tại nhà: Tuyệt đối không được mở miệng bệnh nhân để đổ nước đường vào miệng, vì khi bệnh nhân hôn mê, việc này có thể làm dung dịch đường vào đường hô hấp và gây nguy hiểm, thậm chí tử vong. 
  • NÊN CHO NGƯỜI BỆNH ĐẾN BỆNH VIỆN NHANH NHẤT CÓ THỂ 

Cách Phòng Ngừa Hạ Đường Huyết

– Không nên nhịn đói, hoặc để cơ thể bị đói quá lâu, không nên nhịn ăn mà hoạt động thể lực quá mức. Nhất thiết không được bỏ bữa sáng, đặc biệt là người già, trẻ em, những người có bệnh mạn tính, cơ thể yếu.

– Thuốc điều trị đái tháo đường: Tiêm insulin và uống thuốc hạ đường huyết đúng liều lượng và đúng thời điểm.

– Bữa ăn: không bỏ bữa ăn, thời điểm tiêm insulin phải phù hợp với bữa ăn.

– Hoạt động hàng ngày: Nếu hoạt động nhiều hơn hàng ngày hay tập thể dục nhiều hơn bệnh nhân nên ăn nhẹ trước khi hoạt động

– Điều trị đái tháo đường: Điều trị đái tháo đường tích cực. Giữ đường huyết gần bình thường để tránh các biến chứng lâu dài, có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.

– Luôn luôn có sẵn đường hoặc các sản phẩm có đường như kẹo, bánh, sôcola, nước ngọt có đường… trong túi, trong cặp để lúc xảy ra hạ đường huyết là có thể dùng ngay.

– Bệnh nhân phải để ý nhận biết những dấu hiệu hạ đường huyết để có thể xử trí sớm.

– Khám bệnh định kỳ tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị các bệnh lý gây hạ đường huyết.

Xem Thêm : Công Dụng Nấm Chaga

 

 

Trả lời