Trước đây, người ta chỉ biết đến các loài của chi Panax L. xuất hiện ở phía Bắc bán cầu từ trung tâm dãy Himalaya đến Bắc Mỹ qua Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản, loài sâm nổi nhất của chi này là sâm Triều Tiên. Vào khoảng những năm 70 của thế kỷ 20, người ta đã phát hiện ra một loài mới của chi này ở vùng cao nguyên Việt Nam, sự xuất hiện của cây sâm Ngọc Linh có ý nghĩa rất lớn về mặt phân bố địa lý, lần đầu tiên biên giới của chi Panax L. được tìm thấy rất xa về phía Nam ở 15o vĩ độ nam và 108o kinh độ đông thuộc về khí hậu nhiệt đới cây mọc tập trung thành một quần thể.
Không chỉ có ý nghĩa về mặt địa lý, sâm Ngọc Linh còn có giá trị rất lớn về mặt y học với các thành phần Saponin được phân tích là có số lượng vượt trội hơn cả sâm Triều Tiên. Cây thường mọc ở độ cao từ 1500m trở lên dưới tán rừng hỗn giao giữa cây lá kim và cây lá rộng. Đặc tính của cây là thường mọc ven hai bên bờ suối hoặc các vùng có độ ẩm 70 – 80% và tỉ lệ mùn hữu cơ trong đất rất cao. Chu kỳ sinh trưởng hằng năm của cây sâm Ngọc Linh tự nhiên như sau:
Tháng 10 – tháng 12: Là lúc thân khí sinh của năm trước bắt đầu tàn lụi, chồi mầm những bộ phận trên mặt đất hình thành.
- Tháng 1 – tháng 3: Là thời điểm xuất hiện và phát triển thân khí sinh và tán hoa.
- Tháng 4 – tháng 6: Cây ra hoa và kết quả
- Tháng 7 – tháng 9: Đây là thời kỳ quả chín rộ
Thân khí sinh của cây sâm Ngọc Linh thường vàng úa và lụi đi hằng năm để lại một vết sẹo trên thân rễ, thân khí sinh cũng có thể còn tồn tại nhưng thường không quá 3 thân và các thân này không còn khả năng hình thành tán hoa mới. Lá sâm nảy mầm từ hạt trong năm đầu tiên chỉ có 1 lá kép và tăng dần qua các năm cho đến khi được 4 – 5 lá kép. Tán hoa của sâm Ngọc Linh hình thành trong chồi và phát triển đồng thời với thân khí sinh và tán lá kép.
Hoa thường nở vào buổi sáng từ 9 – 11 giờ, hoa nở từ ngoài vào trung tâm của tán. Về quả thì phần lớn quả tập trung ở phần trung tâm của tán, sau 2 tháng quả chuyển từ màu xanh sang vàng lục rồi đỏ cam với chấm đen xuất hiện ở đỉnh quả.
Hiện nay thì cây sâm Ngọc Linh sinh trưởng tự nhiên ở trong rừng gần như là không còn bởi vì đã bị khai thác quá mức. Hy vọng rằng với những kế hoạch bảo tồn và phát triển giống sâm Ngọc Linh của các cấp chính quyền địa phương thì trong tương lai chúng ta sẽ thấy được bước tiến mới trong việc đưa sâm đến gần hơn với người tiêu dùng.
Xem thêm: Khám phá vườn sâm ngọc linh ở Lâm Đồng