Chế Độ Ăn Dinh Dưỡng Cho Người Bệnh Ung Thư

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Người bệnh ung thư cần có chế độ ăn hợp lý. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh rất quan trọng đối với sức khoẻ tổng thể của con người, đặc biệt là những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh ung thư. Điều này không chỉ giúp cải thiện đáng kể sức đề kháng cho người bệnh mà còn góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

1. Dinh Dưỡng Quan Trọng Như Thế Nào ?

 Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của cơ thể. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp phát triển thể chất, cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tim mạch…và kéo dài tuổi thọ. Suy dinh dưỡng hay thừa cân béo phì dưới mọi hình thức, đều đe dọa tìm ẩn những yếu tố nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Như gây nên căn bệnh Ung Thư_U Bướu

Đôi khi có thể là do sự thay đổi về khẩu vị hoặc những tác dụng phụ của các phương pháp chữa trị người bệnh ung thư triệu chứng thường ăn không ngon, chán ăn, dễ nôn ói, khó ngủ kèm theo đau nhức  bị giảm cân và suy dinh dưỡng rất đáng lo ngại. Phổ biến nhất mà hầu hết các bệnh nhân ung thư dễ mắc phải là sự suy kiệt của cơ thể. Vấn đề này có thể xuất phát từ những tác dụng phụ không mong muốn của các liệu pháp điều trị ung thư, hoặc cũng có thể xảy ra do tâm lý lo lắng, thấp thỏm và chán trường của người bệnh.
Tình trạng suy kiệt phần nhiều là do khối u tác động đến cơ thể. Những tế bào ung thư hoạt động mạnh mẽ sẽ làm cho quá trình chuyển hoá thông thường của cơ thể bị biến đổi, từ đó nguồn năng lượng ít ỏi bị tiêu hao nhiều hơn, thậm chí các mô, cơ và các tế bào trong cơ thể bị phá hủy nghiêm trọng. Khi không được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ, những người mắc ung thư sẽ có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng, cơ thể dễ bị nhiễm trùng, thiếu chất không sức kháng và thậm chí là tử vong.

Trong số các bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng, đứng đầu là các bệnh tim mạchđái tháo đường, ung thư, thừa cân – béo phìGoutrối loạn mỡ máu…Chế độ dinh dưỡng không hợp lý là một yếu tố nguy cơ quan trọng hàng đầu dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng bệnh tật
* Người Ung Thư nên cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và một tình thần thoải mái lạc quan luôn vui tươi và luôn nghĩ những điều tốt đẹp.

2. Chế Độ Dinh Dưỡng Trong Bữa Ăn Cho Người Bệnh Ung_Thư, U_Bướu 

Một chế độ dinh dưỡng với đầy đủ các nhóm chất quan trọng sẽ giúp cho bệnh nhân ung thư cải thiện được sức đề kháng của mình để có thể chống chọi lại với bệnh tật và nâng cao hiệu quả của quá trình điều trị.
Bệnh nhân nên cố gắng tăng cường bổ sung thêm các loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng như : nước ép, sữa hoặc thức ăn nghiền, rau xanh, các loại đậu,…
* Người bệnh nên hạn chế ăn các loại thực phẩm đã được chế biến sẵn có chứa nhiều đường đơn, hạn chế ăn thịt đỏ 

Chế Độ Tinh Bột : Tinh bột thường có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên hạt như hạnh nhân, ốc chó, đậu đen,.. thêm đó như hạt lúa mạch, lúa mì, ngô, gạo và các loại củ như khoai sọ, khoai lang, khoai tây hoặc sắn.
Bổ Sung Đạm : Chất đạm có vai trò tạo ra các enzyme thúc đẩy những phản ứng hoá học và giúp cho tế bào hồng cầu hemoglobin đưa oxy đi khắp các bộ phận trong cơ thể. Người bệnh nên bổ sung đạm từ thực vật là ưu tiên trong gạo, đậu tương, ngô, mì, các loại đậu khác
– Bổ sung đạm từ động vật cũng cần thiết yếu cho cơ thể nhưng người bệnh bổ sung lượng phù hợp như :

. Vitamin B12: Loại vitamin này chủ yếu được tìm thấy trong thịt, cá, thịt các loại gia cầm, các sản phẩm từ sữa…;

. Vitamin D: Được tìm thấy nhiều trong các loại cá béo, trứng, sữa… Một số thực phẩm từ thực vật cũng có chứa vitamin D nhưng không nhiều;

. DHA: Tên khoa học là Acid docosahexaenoic, là một chất béo omega-3 thiết yếu cho não bộ được tìm thấy nhiều trong các loại cá béo;

. Sắt heme: Có nhiều trong các loại thịt, đặc biệt là thịt đỏ. So với sắt không heme từ thực phẩm thực vật thì sắt heme được hấp thụ tốt hơn trong cơ thể người;

. Kẽm: Được tìm thấy nhiều trong các nguồn protein động vật như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu…. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cơ thể người sẽ dễ dàng hấp thụ kẽm từ động vật hơn so với thực vật

– Quan trọng hơn Chế độ rau củ quả : cung cấp các lượng vitamin mang lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ tổng thể của người bệnh. Ăn nhiều các loại trái cây có vị chua như chanh, cam, quýt, bưởi,…
Súp lơ xanh, cải bó xôi, khoai lang, ớt chuông đỏ, các loại nấm, bắp cải, cải bina, cần tây, măng tây, rong biển…
Người Bệnh ung thư đại trực tràng : bổ sung súp lơ xanh giàu chất xơ cung cấp Glucoraphanin bảo vê tim, nâng cao hệ tiêu hoá, bảo vệ niêm mạc dà dạy,…
Người Bệnh ung thư tuyến tiền liệt : súp lơ xanh ngăn ngừa quá trình viêm, chảy máu, chống oxy hoá cao, ngăn ngừa gốc tư do tế bào ung thư
Người Bệnh ung thư vú : súp lơ xanh chuyển hoá các chất Sulforaphane indole – 3 – carbinol ngăn chặn tế bào ung thư vú
Người Bệnh ung thư tử cung, buồng trứng : súp lơ xanh chuyên hoá các chất cung cấp vitamin C ngăn ngừa u bướu

– Bệnh nhân đang điều trị ung thư cần lưu ý uống đủ từ 8-12 cốc nước trong một ngày, chẳng hạn như nước ép hoa quả, sữa hoặc các thực phẩm chứa nhiều nước. Người bệnh nên uống nước thường xuyên trong ngày, không nên đợi đến khi cảm thấy khát nước mới uống, tuy nhiên nên tránh sử dụng các loại đồ uống có chứa nhiều cafein.
– Không nên ăn mặn : tăng huyết áp, đột quỵ, tai biến mạch máu não, ăn quá mặn dễ gay đến ung thư dạ dày và sinh trưởng HP gây loét dạ dày
– Không ăn thức ăn chiên xào : thức ăn chiên xào sản sinh ra chất độc hại tăng uy cơ ung thư hơn như nhóm chất Aldehyde sinh ra từ phân huỷ dầu mỡ
– Không nạp lượng calo xấu : thức ăn nhanh, nước ngọt, đồ ăn hộp,..

* Cân nhắc quan trọng chọn rau củ cho người bệnh *

1. Chọn rau củ tươi dựa vào hình dáng bên ngoài
Rau quả tươi thường còn lành lặn, nguyên vẹn, không bị trầy xước hay nát, phần cuống không bị thâm nhũn. Các loại rau, củ quả phải gọt vỏ như bí, bầu, mướp… thường an toàn hơn các loại rau ăn lá.
Rau bị phun thuốc kích thích thường có lá xanh tốt bất thường, cọng rất non, to mập, những bó rau đó chỉ cần để từ sáng đến chiều là có thể bị nẫu, héo rũ.

2. Dựa vào màu sắc để chọn rau củ quả tươi
Rau củ và quả tươi có màu sắc tự nhiên, không bị héo úa. Không có bất kì màu sắc bất thường nào. Với trái và củ: không nên chọn củ quá xanh bóng hoặc màu sắc nhìn quá mướt.

3. Rau củ quả không dính chất lạ
Hiện nay, rất nhiều thương lái vì lợi ích mà sử dụng hóa chất vào các loại rau, củ quả. Vì lí do đó mà rất nhiều rau củ thường dính các chất bảo quản thực vật trên lá, cuống lá, cuống quả hoặc núm quả… Đồng thời, xuất hiện các vết lấm tấm hoặc vết trắng, vết lạ ở rau hoặc củ. Nếu gặp những loại này bạn không nên chọn mua chúng.

4. Dùng tay sờ nắm để cảm nhận rau củ quả tươi
Lấy tay cầm và sờ vào rau củ quả, nếu có cảm giác nặng tay, giòn chắc thì đó chính là thực phẩm tươi sạch.

5. Chọn rau củ quả tươi bằng mùi hương
Thông thường, rau củ quả tươi sẽ có mùi đặc trưng của từng loại. Còn khi ngửi mà nhận thấy chúng có mùi lạ, mùi hắc hắc, mùi thuốc sâu hay hóa chất thì đó là rau củ quả không tươi ngon, cũng có thể là đã cũ và được người bán nhúng qua hóa chất để nhìn được tươi ngon hơn. 

  • Để chọn rau củ quả tươi cần lưu ý 4 ‘không’:

– Không nên mua rau củ quả trái mùa vụ. Vì nếu mua trái mùa, rau củ sẽ không phát triển tốt, dễ bị sâu và người trồng sẽ dùng thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc kích thích để rau củ quả được chín nhanh và đẹp mắt.
– Không nên chọn mua rau củ quả đã được gọt, thái sẵn và ngâm nước ngoài chợ. Vì rất có thể đó những loại rau củ đã hư hoặc đã lâu, người bán muốn tận dụng những phần còn dùng được để bán.
– Không lựa chọn rau củ quả quá bất thường về mùi vị, màu sắc và những nơi đã có người bị ngộ độc.
– Không nên quá tin tưởng vào vẻ bề ngoài của rau củ quả. Vì đôi khi người bán dùng nó để đánh lừa chúng ta.

Có thể hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng,…cho cơ thể với Sâm Ngọc Linh ngâm mật ong

 Nhà Thuốc Nguyễn Trần Hỗ Trợ Tư vấn sức khoẻ số hotline : 0906 852 188 

Trả lời