Cây vông nem có đặc điểm thế nào? Dùng để làm gì?

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Từ lâu, cha ông ta ngoài sử dụng lá vông nem để gói nem, làm cảnh thì cây vông nem còn được sử dụng để làm thuốc để hỗ trợ điều trị rất nhiều căn bệnh như mất ngủ, kinh nguyệt không đều, trĩ, đau nhức xương khớp,..

Vậy, thực hư cây vông nem có tác dụng gì? Cách sử dụng ra sao? Sau đây thân mời các bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới.

Đặc điểm của cây Vông Nem

Cây vông nem có tên khoa học là Erythrina variegata L, cây thuộc họ đậu Fabaceae. Trong Đông y, cây vông nem còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cây bơ tòng, co toóng lang, hải đồng bì, thích đồng bì, vông nem, cây lá vông,..

cay-vong-nem-1

Mô tả

Cây vông nem có chiều cao khoảng 10m, thuộc loại cây thân gỗ, cây phân thành nhiều cành và nhánh. Các lá cây vông nem mọc so le nhau, thân và cành có nhiều gai nhọn hình nón. Hoa cây vông nem thường mọc thành từng chùm dày có màu đỏ cam, quả có hình dáng giống quả đậu, mỗi quả chứa từ 4-8 hạt hình thận, hạt có màu đỏ hoặc nâu.

Bộ phận dùng

Người ta thường sử dụng lá, vỏ cây và hoa cây vông nem để làm thuốc.

Phân bố

Cây vông nem là một dược liệu phân bố rộng khắp nhiều quốc gia như Việt Nam, Myanmar, Indonesia, Lào, Ấn Độ, Campuchia, Srilanka, Mỹ, Châu Phi,..

Ở nước ta cây vông nem phân bố từ Bắc chí Nam, cây thường mọc ven các hàng rào hoặc được người dân trồng làm cảnh quanh vườn nhà.

Thu hái, chế biến, bảo quản

Lá và vỏ cây vông nem thường được thu hái vào mùa xuân. Lá cây vông nem sau khi thu hái về sẽ được rửa sạch, phơi khô bảo quản sử dụng dần. Còn đối với vỏ cây vông nem sau khi thu hái sẽ được cạo sạch lớp bần khô bên ngoài sau đó đem đi rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô bảo quản túi kín để ở nơi thoáng mát sử dụng dần.

Thành phần dược chất

Các nhà khoa học nghiên cứu trong lá, vỏ và thân cây vông nem chứa nhiều hoạt chất alkaloid, trong đó hàm lượng hoạt chất alkaloid nhiều nhất trong hạt (2%) và trong lá (0,1 – 0,016%), thân vỏ (0,06 – 0,09%).

Lá và thân cây vông nem chứa nhiều dược chất alkaloid chủ yếu là erythrin, erysovin, erysonin, erythrinin, erysodin, erysotrin, erythranin.

Trong hạt chứa hoạt chất alkaloid là erythralin và hypaphorin. Bên cạnh đó, trong lá và vỏ thân cây vông nem còn có chứa hoạt chất saponin tanin, flavonoid và mygrain. Riêng trong hạt còn có chứa hoạt chất vô cơ, chất béo và protein.

Vị thuốc trong cây vông nem

Trong Đông y cây vông nem có tính bình, vị đắng nhẹ quy về kinh vị và đại tràng (lá) còn vỏ thì quy về kinh thận và can.

Tác dụng của cây Vông Nem là gì?

+Ức chế thần kinh trung ương

Trong y học cổ truyền, cây vông nem có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, an thần, giảm stress đồng thời cải thiện giấc ngủ, hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh rất hiệu quả.

+Thanh nhiệt

Trong đông y, lá cây vông nem có tính bình, vị đắng nhẹ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc hỗ trợ điều trị nóng trong người, mụn nhọt, ghẻ lở, rôm sảy. Rất nhiều người đã sử dụng lá vông nem và mang đến những kết quả rất khả quan.

cay-vong-nem-2

+Sát trùng, kháng viêm

Trong đông y, lá vông nem có tác dụng sát trùng, kháng viêm giúp nhanh lành vết thương hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da vô cùng hiệu quả.

+Tăng co bóp cơ hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp

Thí nghiệm nước sắc lá vông nem có tác dụng tăng co bóp cơ trên ếch, từ những nghiên cứu trên có thể nhận thấy dược chất trong lá vông nem có tác dụng hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp.

Bên cạnh đó các nghiên cứu cũng cho thấy dược chất trong lá, vỏ và hoa cây vông nem có tác dụng hạ huyết áp, có lợi cho tim giúp cải thiện tình trạng đập nhanh và hồi hộp, hỗ trợ điều trị viêm ruột, kiết lỵ, viêm da, trĩ, rắn độc cắn, ung độc,..

Bài thuốc chữa bệnh từ cây vông nem

Bài thuốc hỗ trợ điều trị sa dạ con

Sử dụng 20g lá vông nem, 20g lá tiểu kế, 20g dây tơ hồng. Các nguyên liệu trên đem sắc cùng 400ml nước, đun nhỏ lửa đến khi nước sắc còn 100ml thì có thể sử dụng được. Chia nước sắc làm 2 lần và uống hết trong ngày, kiên trì sử dụng bệnh sa dạ con sẽ được cải thiện đáng kể.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị mụn nhọt, ghẻ lở

Các bạn sử dụng một nắm lá vông nem tươi đem rửa sạch sau đó giã nát đắp lên vùng ghẻ lở, mụn nhọt. Sau 2-3 lần thực hiện vùng bị ghẻ lở mụn nhọt được sát khuẩn giúp nhanh lành vết thương.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều, bị rong kinh

Sử dụng 15g hoa vông nem sau đó đem rửa sạch sắc cùng 500ml, đun nhỏ lửa đến khi nước sắc còn 200ml thì có thể sử dụng được. Uống liên tục từ 1 tuần đến 10 ngày để cảm nhận hiệu quả của hoa vông nem đối với kinh nguyệt.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng mãn tính

Sử dụng 15g lá vông nem, 25g lá nhót. Tất cả đem rửa sạch sau đó phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi nấu cùng 1 lít nước, đun nhỏ lửa đến khi nước sắc còn 500ml thì có thể sử dụng được. Kiên trì uống liên tục trong 10 ngày sẽ cảm nhận bệnh viêm đại tràng mãn tính được thuyên giảm, sức khỏe được phục hồi, đi ngoài trở nên dễ dàng.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, đại tiện ra máu

Sử dụng 15g lá vông nem, 15g lá sen đem rửa sạch đem sắc cùng với 1 lít nước, đun đến khi nào nước sắc còn 500ml là tắt bếp có thể sử dụng được. Các bạn uống nước sắc mỗi ngày song song với đó các bạn giã nát lá vông nem đắp vào búi trĩ bị sa. Kiên trì uống và đắp bệnh trĩ sẽ nhanh chóng được thuyên giảm, đi lại và sinh hoạt trở lại bình thường.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị đổ mồ hôi trộm và khó ngủ ở trẻ

Sử dụng 10-15g lá vông nem tươi (tầm 10 lá), lá dâu tươi số lượng tương tự. Tất cả đem rửa sạch cắt nhỏ nấu canh cùng với thịt cho trẻ ăn vào bữa tối. Kiên trì nấu cho trẻ ăn một thời gian bệnh đổ mồ hôi trộm và khó ngủ ở trẻ sẽ không còn, thay vào đó trẻ ăn được ngủ ngon da dẻ hồng hào tình trạng đổ mồ hôi trộm không còn.

cay-vong-nem-3

Bài thuốc giúp an thần, hỗ trợ điều trị bệnh khó ngủ, giấc ngủ chập chờn không sâu

Sử dụng 5-10g lá vông nem rửa sạch sau đó sắc cùng với 500ml, đun nhỏ lửa đến khi nước sắc còn 250ml thì có thể sử dụng được. Các bạn uống nước lá vông nem mỗi ngày, để đạt hiệu quả cao hơn các bạn có thể sắc cùng với cây lạc tiên, kiên trì sử dụng sẽ có được giấc ngủ ngon, sức khỏe được tăng cường.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, tê mỏi tay chân dành cho người lớn tuổi

Các bạn sử dụng 15g vỏ cây vông nem, 15g cây ý dĩ sao, 15g kê huyết đằng, 15g cây chân chim, 15g cây ngưu tất, 15g cây phong kỷ.

Tất cả các nguyên liệu trên đem rửa sạch sau đó sắc cùng với 2 lít nước, đun nhỏ lửa đến khi nước sắc còn 1 lít thì có thể sử dụng được. Chia nước sắc làm 3 lần và uống hết trong ngày, không nên để qua đêm. Kiên trì sử dụng từ 1 tuần đến 10 ngày sẽ cảm nhận bệnh đau nhức xương khớp, tê mỏi tay chân được cải thiện, sức khỏe được phục hồi.

Lưu ý, khi sử dụng lá vông nem sắc nước uống hoặc nấu canh các bạn cần sử dụng đúng liều lượng đã hướng dẫn, tránh lạm dụng sử dụng quá liều. Nếu sử dụng liều lượng cao có thể dẫn đến sụp mí mắt, đau đầu, chóng mặt,..

Do đó nếu sử dụng người dùng gặp phải những biểu hiện trên thì nên giảm liều dùng xuống còn 10-15 lá. Ngoài sử dụng lá vông nem các bạn có thể kết hợp cùng với cây lạc tiên, lá dâu, tâm sen,..

Ngoài ra người bị viêm khớp sưng đỏ, nóng và đau thì không nên sử dụng lá vông nem.

Tham khảo thêm cây thuốc: Cây Trầu Không và những tác dụng tuyệt vời

Trên đây là những kiến thức chia sẻ về cây vông nem. Hy vọng những kiến thức trên sẽ bổ ích dành cho các bạn.

Chúc các bạn sử dụng cây vông nem hiệu quả!

Trả lời