Trong dân gian, cây Trinh Nữ Hoàng Cung đã được sử dụng như một vị thuốc quý giúp hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh phụ khoa khó chữa như ung thư cổ tử cung, u nang buồng trứng, u tuyến tiền liệt, u vú cùng nhiều bệnh lý khác.
Vậy, Trinh Nữ Hoàng Cung là cây gì? Thành phần dược chất cũng như cách sử dụng ra sao?
Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cây này các bạn nhé!
Tìm hiểu về cây Trinh Nữ Hoàng Cung
Trinh Nữ Hoàng Cung là một loại thảo dược đã được sử dụng từ lâu đời, tương truyền Trinh Nữ Hoàng Cung ban đầu đã được các ngự y phát hiện và sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh cho các cung nữ, phi tần trong cung.
Thảo dược được phát hiện và nghiên cứu chi tiết vào những năm 90, miêu tả khoa học đầu tiên vào 1753.
Cây Trinh Nữ Hoàng Cung là cây gì?
Trinh Nữ Hoàng Cung có tên khoa học là Crinum latifolium L, thuộc họ Thủy tiên (Amaryllidaceae). Trong dân gian, cây Trinh Nữ Hoàng Cung còn có nhiều tên gọi khác nhau như Náng lá rộng, Vạn Châu Lan, Tỏi Thái Lan, Tỏi lơi lá rộng,..
Tùy mỗi địa phương sẽ có cách gọi khác nhau.
Cây Trinh Nữ Hoàng Cung như thế nào?
Cây Trinh Nữ Hoàng Cung mọc thẳng, thân giống như củ hành tây to, đường kính thân giao động từ 8-15cm, có khi rộng hơn.
Lá Trinh Nữ Hoàng cung dài, hình dáng bẹ, mỗi chiếc lá có chiều dài từ 10-15cm. Lá Trinh Nữ Hoàng Cung dài, mỏng, có nhiều gân, các đường gân chạy song song với chiều dài lá, mép lá hình lượn sóng. Lá có màu xanh, mặt trên của lá lượn sóng tạo thành rãnh, mặt dưới gân lá nổi rõ, rất dễ nhận biết. Đặc biệt, với những lá mọc sát mặt đất sẽ có màu hơi đỏ tím.
Hoa Trinh Nữ hoàng Cung thường mọc thành từng tán, gồm nhiều hoa, thông thường từ 6-18 hoa. Mỗi hoa có chiều dài từ 30-60cm, cuống hoa dài, hình dáng hoa rất giống loại hoa loa kèn đỏ.
Cánh hoa Trinh Nữ Hoàng Cung có màu trắng, xen kẽ những đường vân dọc màu đỏ tím rất dễ nhận biết.
Quả Trinh Nữ Hoàng Cung thường xuất hiện vào tháng 8-9 hằng năm, quả có hình dáng hình cầu. Cây Trinh Nữ Hoàng Cung từ thân mọc rất nhiều củ con, vì vậy có thể dễ dàng tách hoặc chiết ra trồng cây con một cách dễ dàng.
Cây Trinh Nữ Hoàng Cung có mấy loại?
Theo nhiều tài liệu ghi chép, có 12 loại hoàn toàn giống Trinh Nữ Hoàng Cung, tất cả đều thuộc họ Náng (Crinum). Trong đó, các nhà khoa học thống kê có 7 loại thuộc nhóm Trinh Nữ Hoàng Cung, mỗi loại có những đặc điểm và tác dụng khác nhau.
Hiện nay, rất nhiều loại náng được sử dụng để làm cảnh, tuy nhiên có rất ít loại dùng để hỗ trợ điều trị bệnh.
Cách nhận biết cây Trinh Nữ Hoàng Cung
Để nhận biết được cây Trinh Nữ Hoàng Cung các bạn có thể nhận biết dễ dàng khi cây còn tươi, đặc điểm dễ nhận biết nhất là hoa.
Nếu không quan sát kỹ hoặc không có kinh nghiệm các bạn nhầm lẫn Trinh Nữ Hoàng Cung với cây Náng hoa Trắng hoặc cây Huệ Tây.
+ Náng hoa Trắng: hình dáng bề ngoài rất giống với cây Trinh Nữ Hoàng Cung, tuy nhiên cây có thân dài, lá lớn hơn lá Trinh Nữ Hoàng Cung. Đồng thời lá Náng Trắng dày và màu xẫm hơn lá cây Trinh Nữ Hoàng Cung.
+ Cây Lan Huệ: lá cây Lan Huệ rất dày, bản lá hẹp, màu sắc lá cũng sẫm hơn rất nhiều so với cây Trinh Nữ Hoàng Cung. Ngoài ra, cây Lan Huệ có hình dáng bề ngoài cao hơn Trinh Nữ Hoàng Cung gấp nhiều, hoa Lan Huệ có màu trắng xanh, nhụy màu đỏ tía, mùi rất thơm.
Hoa Trinh Nữ Hoàng Cung có màu trắng, nhụy trắng, mùi không thơm bằng Lan Huệ.
Mọc ở đâu
Trinh Nữ Hoàng cung mọc nhiều ở Ấn Độ, sau đó bắt đầu du nhập vào các nước Châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Philippin,..
Thảo dược thích hợp ở khí hậu nhiệt đới ẩm, sinh trưởng ở đất cát pha, ánh sáng nhiều. Ở nước ta, Trinh Nữ Hoàng Cung phân bố rộng rãi từ Bắc vào Nam, mọc nhiều ở các tỉnh như Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu,..
Bộ phận dùng làm thuốc
Rễ, thân, lá, củ và hoa cây Trinh Nữ Hoàng Cung sẽ được sử dụng để làm thuốc. Tuy nhiên, lá cây Trinh Nữ Hoàng Cung được sử dụng rộng rãi hơn. Thông thường, người ta bắt đầu thu hoạch lá vào tháng 6 và 7 hằng năm, đặc biệt chỉ thu hoạch những lá bánh tẻ để làm thuốc.
Thành phần dược chất
Các nhà khoa học nghiên cứu, trong cây Trinh Nữ Hoàng Cung có chứa rất nhiều dược chất có lợi cho sức khỏe như alkaloid. Trong đó, alkaloid được chia làm 2 nhóm chính đó là không dị vòng (latisodin, luteolin, betadine) và dị vòng (ambelin, crinafolidin, ambelin).
Trinh Nữ Hoàng Cung chứa một lượng lớn các acid amin, trong đó có 11 acid amin quan trọng như dl-valin, 1-leucin, phenylalanin, arginine monohydrochloride.
Ngoài ra, trong thân rễ của cây có chứa 2 glucan, trong đó glucan A có chứa 12 đơn vị glucose và glucan B có chứa 110 gốc glucose.
Đặc biệt, các nhà khoa học đã tìm thấy một số dẫn chất alcaloid có trong cây Trinh Nữ Hoàng Cung, từ đó thảo dược giúp hỗ trợ điều trị ung thư ác tính và lành tính vô cùng hiệu quả.
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện, dịch ép của cánh hoa Trinh Nữ Hoàng Cung có 2 alcaloid mới, có nhân pyrrolo phenanthridine là 2-epipancrassidin và 2-epi lycorin.
Bên cạnh dược chất alcaloid, các nhà khoa học còn tìm thấy hợp chất bay hơi, aldehyd, acid hữu cơ, hamayne, methaynol, β-epoxyambellin, pratosin, pratorimin, lycorin, tecpen có trong Trinh Nữ Hoàng Cung.
Cây Trinh Nữ Hoàng Cung có tác dụng gì?
Cây Trinh Nữ Hoàng Cung là một vị thuốc quý, có tác dụng giống như một loại kháng sinh mạnh, dùng để điều chế thuốc nhỏ đau tai, u vú, u xơ tử cung, u xơ tuyến tiền liệt, rong kinh, viêm phế quản, viêm họng.
Đặc biệt, Trinh Nữ Hoàng Cung có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, khối u một cách hiệu quả nên thảo dược dùng để hỗ trợ u nang buồng trứng, ung thư phổi, ung thư vú, u tử cung rất tốt.
Bên cạnh đó, Trinh Nữ Hoàng Cung còn có tác dụng tăng huyết áp tạm thời, giảm đau, kháng viêm nên thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị đau dạ dày, viêm họng, ho, viêm loét dạ dày tá tràng, bướu cổ.
Cách sử dụng cây Trinh Nữ Hoàng Cung
Trinh Nữ Hoàng Cung có rất nhiều cách sử dụng, các bạn có thể sử dụng dưới dạng sắc thuốc uống, mỗi lần sử dụng từ 20-50g tùy theo bệnh, sắc cùng 1 lít nước, đến khi nước sắc còn 500ml thì có thể sử dụng được, chia nước sắc làm 2-3 lần, uống hết trong ngày.
Ngoài ra, người bệnh có thể giã nát hoặc nhai lá cây Trinh Nữ Hoàng Cung, đắp vào vị trí bị tổn thương, sưng viêm.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Trinh Nữ Hoàng Cung
Cây Trinh Nữ Hoàng Cung được sử dụng trong nhiều bài thuốc, hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả:
+ Hỗ trợ đau nhức xương khớp, tụ máu bầm
Sử dụng 2-5 lá Trinh Nữ Hoàng Cung, sao nóng, đến khi nguội bớt thì đắp vùng đau.
Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng 20g củ Trinh Nữ Hoàng Cung, 20g Huyết Giác, 20g dây Đau Xương, 20g lá Cối Xay, 6g Cam Thảo dây. Tất cả đem sắc uống ngày 1 thang, kiên trì sử dụng bệnh tình sẽ nhanh chóng được thuyên giảm.
Theo bài thuốc Ấn Độ, các bạn sử dụng củ Trinh Nữ Hoàng Cung nướng cho nóng, đập dập sau đó băng đắp vùng sưng đau, thực hiện vài ngày bệnh đau nhức xương khớp sẽ được cải thiện, máu bầm được tan.
+ Bài thuốc hỗ trợ u xơ tử cung
U xơ tử cung là căn bệnh khó chữa, nguy hiểm có thể gây nên vô sinh ở phụ nữ nếu không được phát hiện điều trị sớm.
Biểu hiện của bệnh thường là đau bụng dưới, rong kinh, rong huyết hoặc chảy máu âm đạo.
Để hỗ trợ điều trị bệnh các bạn chỉ cần sử dụng 20g lá Trinh Nữ Hoàng Cung, sắc uống ngày một thang, chia nước sắc làm 2-3 lần uống hết trong ngày. Kiên trì sử dụng bệnh tình sẽ cải thiện.
Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng 20g lá Trinh Nữ Hoàng Cung, 6g Cam Thảo dây, 8g Hoàng Cầm, 12g rễ Cỏ Xước, 20g Hạ Khô Thảo. Tất cả đem đi sắc thuốc, ngày sử dụng 1 thang, chia làm 2-3 lần, uống hết trong ngày. Sử dụng liên tục đến khi bệnh khỏi hẳn.
Bên cạnh đó, các bạn có thể áp dụng bài thuốc sử dụng 20g lá Trinh Nữ Hoàng Cung, 6g Cam Thảo dây, 20g lá sen tươi, 20g Ngải Cứu tươi, 12g Ích Mẫu, 20g Huyết Giác. Tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc, mỗi ngày sử dụng một thang, kiên trì sử dụng, bệnh tình sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
+ Bài thuốc hỗ trợ u xơ tuyến tiền liệt
Biểu hiện thường thấy của bệnh u xơ tuyến tiền liệt đó là tiểu không thông, tiểu buốt, tiểu rắt, thường đi tiểu về đêm.
Để hỗ trợ điều trị bệnh các bạn sử dụng 20g lá Trinh Nữ Hoàng Cung sắc thuốc, ngày sử dụng một thang, kiên trì sử dụng đến khi bệnh được dứt điểm.
Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng 20g lá Trinh Nữ Hoàng Cung, 6g Cam Thảo dây, 12g hạt Mã Đề. Tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc, mỗi ngày sử dụng một thang, chia thuốc làm 2-3 lần, uống hết trong ngày.
+ Bài thuốc hỗ trợ ho, viêm phế quản
Các bạn sử dụng 20g lá Trinh Nữ Hoàng Cung, 6g Cam Thảo dây, 20g Tang Bạch Bì, 10g Xạ Can. Tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc, mỗi ngày sử dụng 1 thang, kiên trì sử dụng bệnh ho sẽ dứt điểm.
+ Bài thuốc hỗ trợ dị ứng, mẩn ngứa
Sử dụng 20g lá Trinh Nữ Hoàng Cung, 20g Kim Ngân Hoa, 6g Cam Thảo dây, 12g Ké Đầu Ngựa. Tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc, mỗi ngày sử dụng 1 thang, kiên trì dùng đến khi bệnh được khỏi.
+ Bài thuốc hỗ trợ điều trị mụn nhọt
Sử dụng 20g lá Trinh Nữ Hoàng Cung, 6g Cam Thảo dây, 20-30g bèo cái. Tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc, chia thuốc làm 2-3 lần uống hết trong ngày, dùng đến khi mụn nhọt lặn hết, da dẻ hồng hào.
Tác dụng phụ của cây Trinh Nữ Hoàng Cung
Trinh Nữ Hoàng Cung là một loại thảo dược lành tính, an toàn, không độc, được sử dụng để làm thuốc từ lâu đời. Đến nay, những tác dụng phụ của cây Trinh Nữ Hoàng Cung chưa được khoa học kiểm chứng, tuy nhiên khi sử dụng Trinh Nữ Hoàng Cung người dùng cần xác minh rõ thảo dược, tránh nhầm lẫn với các loại cây Náng trắng khác.
Nếu chẳng may sử dụng cây Náng trắng có thể gây ngộ độc, nôn ói, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, để đảm bảo an toàn các bạn nên tìm đến những cơ sở kinh doanh dược liệu uy tín, chất lượng. Đồng thời trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến thầy thuốc, bác sĩ Đông y, tránh tự ý sử dụng.
Uống Trinh Nữ Hoàng Cung có bị vô sinh không
Hiện nay, có rất nhiều người thắc mắc về việc sử dụng Trinh Nữ Hoàng Cung có bị vô sinh hay không?
Lý giải cho điều này các nhà khoa học cho biết, chưa có một công trình khoa học hay một nghiên cứu nào chứng minh Trinh Nữ Hoàng Cung gây vô sinh. Đây chỉ là những tin đồn không có khoa học, không có căn cứ.
Ở Việt Nam, Trinh Nữ Hoàng Cung được sử dụng nhiều nhưng chưa ghi nhận trường hợp này sử dụng cây Trinh Nữ Hoàng Cung bị vô sinh. Chính vì vậy, mọi người hoàn toàn có thể tin tưởng sử dụng cây Trinh Nữ Hoàng Cung để hỗ trợ điều trị bệnh.
Chia sẻ thêm, hiện nay cây Trinh Nữ Hoàng Cung Campuchia hoa to, mùi thơm, hoa màu trắng, loại này có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Do đó, các bạn cần lưu ý tránh sử dụng nhầm để khỏi bị ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chức năng sinh sản.
Tìm hiểu thêm: Cây Lá Vối: đặc điểm, công dụng và cách dùng hiệu quả.
Trên đây là những kiến thức chia sẻ về cây Trinh Nữ Hoàng Cung. Hy vọng những kiến thức trên sẽ bổ ích dành cho các bạn.
Chúc các bạn dồi dào sức khỏe!