Cây Trạch Tả

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trong Đông y, cây Trạch Tả là một dược liệu quý thường được ông bà ta sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh như tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu, hoa mắt, lipid máu cao,..

Vậy, cây Trạch Tả là cây gì? Cây có tác dụng và cách sử dụng như thế nào thì không phải ai cũng biết được. Chính vì vậy bài viết ngày hôm nay sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về thảo dược quý mang tên Trạch Tả. Thân mời các bạn!

Đặc điểm dược liệu của cây Trạch Tả

Cây Trạch Tả là thực vật có hoa có tên khoa học là Alisma plantago – aquatica, thuộc họ Trạch Tả (Alismataceae). Trong tự nhiên cây Trạch Tả còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như cây Toan ác du, Ngưu nhĩ thái, Du (Hòa Hán Dược Khảo), Vũ tôn, Lan giang, Trạc chi, Thủy tả, Hộc tả (Bản Kinh), Mang vu,..

Mô tả

Cây Trạch Tả thường sống ở các vùng nước, cây là thực vật không có lông, lá cây thuôn dài có thể lên đến 30cm, thân cây cao 1m. Thân rễ cây Trạch Tả hình cầu hoặc hình con quay, củ nạc màu trắng. Cuống lá cây Trạch Tả dài và mọc ốp vào nhau đồng thời xòe dài ra như hình hoa thị, mép lá có hình lượn sóng, gân lá hình cung.

trach-ta-1

Hoa cây Trạch Tả mọc thành chùm, hình chùy, mỗi tầng hoa có nhiều chùy lớn nhỏ khác nhau, nhị 6-9, quả Trạch Tả bé và dẹp.

Hiện nay trên thế giới có khoảng 10 loài Trạch Tả, trong đó có 2 loài Trạch Tả được sử dụng để làm thuốc.

Bộ phận dùng

Người ta thường sử dụng phần thân rễ củ Trạch tả để làm thuốc.

Phân bố

Cây Trạch Tả thường phân bố khí hậu ôn đới ấm và cận nhiệt đới, cây mọc ở những vùng bùn lầy hoặc vùng nước ngọt. Cây Trạch Tả phân bố chủ yếu ở các quốc gia thuộc bán cầu Bắc như Bắc Mỹ, Bắc Á, châu Âu. Trong đó phải kể đến các nước như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam,..

Ở nước ta cây Trạch Tả được tìm thấy ở các tỉnh như Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây, Hà Nam,..

Thu hái, chế biến, bảo quản

Thân rễ cây Trạch Tả thường được thu hái vào tháng 4 hoặc tháng 5 hằng năm sau khi rễ củ đã già và chuyển sang màu vàng. Củ Trạch Tả sau khi thu hái về sẽ được rửa sạch để loại bỏ hoàn toàn tạp chất sau đó tẩm nước rồi đem ủ nước, thái lát và phơi khô.

Bên cạnh đó người ta còn chế biến Diêm Trạch Tả bằng cách Trạch Tả sau khi thu hái về sẽ được thái phiến khô sau đó phun sương nước muối cho ẩm rồi ủ kỹ củ sau đó sao nhỏ đến khi mặt ngoài miếng có màu vàng thì được, lúc này những miếng Trạch Tả sẽ được phơi khô. Liều lượng chế muối (Diêm Trạch Tả) đó là 100kg Trạch Tả thì dùng khoảng 2kg muối. Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát để sử dụng dần.

Thành phần dược chất trong cây Trạch Tả

Các nghiên cứu cho thấy thân rễ Trạch Tả chứa nhiều dược chất quý như protid, tinh bột, chất nhựa, tinh dầu, protid, choline cùng các dẫn chất Triterpenoid như epialisol, alisol C, alisol A, Alisol B, alisol A monoacetat, alisol B monoacetat, Sesquiterpen,..

Vị thuốc trong cây Trạch Tả

Theo sách Bản Kinh thảo dược Trạch Tả có tính hàn, vị ngọt. Còn dựa theo Biệt Lục thì Trạch Tả có vị mặn. Thực tế cho thấy Trạch Tả có tính hàn, vị ngọt không độc quy vào kinh thận, bàng quang, tỳ, vị, tiểu trường, tam tiêu, thủ thái dương tiểu trường, thủ thiếu âm tâm, túc thái dương bàng quang, túc thiếu âm thận.

Tác dụng dược lý của cây Trạch Tả

+Giúp chống viêm

Các nghiên cứu cho thấy dược chất trong thân rễ Trạch Tả có tác dụng chống viêm, ức chế sưng phù, ngăn chặn khối u, hỗ trợ điều trị viêm thận, giúp hạ cholesterol.

+Giúp lợi tiểu

Sử dụng cây Trạch Tả có tác dụng lợi tiểu, giúp tăng khả năng thanh nhiệt, thải các chất muối Natri, Ure, Kali và Chlor tại thận từ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu rất hiệu quả.

trach-ta-2

+Giúp hạ cholesterol

Trạch Tả có tác dụng hạ cholesterol, hạ lipid máu từ đó ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu hiệu quả. Những nghiên cứu đều cho thấy phấn hoa của cây Trạch Tả có khả năng hòa tan được trong mỡ từ đó mở ra những tia hy vọng mới cho việc hạ cholesterol, lipid hỗ trợ điều trị thừa cân, béo phì,..

Bên cạnh đó các nghiên cứu còn cho thấy dược chất trong cây Trạch Tả có tác dụng hạ huyết áp nhẹ, giúp giãn mạch vành, bảo vệ gan, chống đông máu, hạ đường huyết, tăng cường chức năng gan, hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi, giúp hạ huyết áp,..

Bài thuốc chữa bệnh từ cây Trạch Tả

Bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị giảm cân

Sử dụng 12g Trạch Tả, 12g Thảo Quyết Minh, 12g Sơn Trà, 8g Phan Tả Diệp. Tất cả các nguyên liệu trên đem rửa sạch sau đó hãm cùng 1 lít nước sôi, đậy kín nắp trong vòng 15 phút sau các bạn có thể sử dụng được. Uống thay nước lọc hằng ngày, kiên trì sử dụng trong 1 tháng để cảm nhận hiệu quả thảo dược mang lại cho sức khỏe.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ

Sử dụng 12g Trạch Tả, 15g Thảo Quyết Minh, 15g Hoàng Kỳ, 15g Đẳng Sâm, 15g Hà Thủ Ô sống. 30 Sơn Trà.

Bài thuốc hỗ trợ lipid máu cao

Sử dụng 8g Trạch Tả, 3g Sơn Trà, 6g Thảo Quyết Minh, 6g Mộc Hương, 6g Tang Ký Sinh, 3g Hà Thủ Ô đỏ, 3g Hoàng Tinh, 3g Kim Anh Tử. Tất cả các nguyên liệu rửa sạch sau đó đem nấu thành cao rồi trộn với bột gạo vo thuốc thành viên, trong lượng mỗi viên khoảng 1,1g là được. Mỗi ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần uống khoảng 5-8 viên là được.

Bài thuốc hỗ trợ tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu buốt

Sử dụng 12g Trạch Tả, 10g Sa Tiền Sử, 6g Thông Thảo. Tất cả các nguyên liệu đem sắc cùng với 1 lít nước, đun nhỏ lửa đến khi nước sắc còn 500ml thì có thể sử dụng được. Kiên trì sử dụng mỗi ngày một thang người dùng sẽ đi tiểu bình thường, không còn tình trạng tiểu buốt tiểu rắt.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị cổ trướng, thủy thũng

Sử dụng 12g Trạch Tả, 12g Bạch Truật, 12g Mạch Môn, 12g Xích Phục Linh, 10g Mộc Qua, 10g Hạt Cau, 10g Tía Tô, 10g vỏ rễ râu, 8g Trần Bì, 8g Đại Phúc Bì, 8g Sa Nhân, 8g Mộc Hương, Đăng Tâm 10 sợi. Tất cả các nguyên liệu trên đem thái nhỏ sau đó sắc cùng 400ml nước, đun nhỏ lửa đến khi nước sắc còn 100ml thì có thể sử dụng được. Mỗi ngày dùng một thang, chia nước sắc làm 2 lần uống hết trong ngày, kiên trì sử dụng để đạt được hiệu quả cao nhất.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm thận, tiểu ít, phù

Sử dụng 16g Trạch Tả, 12g Phục Linh, 12g Trư Linh, 12g Bạch Truật, 8g Quế Chi. Tất cả các nguyên liệu trên đem thái lát sau đó phơi khô sử dụng để sắc nước uống. Mỗi ngày sử dụng một thang, kiên trì sử dụng chức năng thận được phục hồi.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bí tiểu, tức ngực

Sử dụng 10g Trạch Tả, 6g Mộc Thông, 6g Chỉ Xác, 6g Xích Phục Linh, 6g Binh Lang, 8g Khiên Ngưu. Tất cả nguyên liệu trên đem nghiền thành bột sau đó nấu với gừng, hành ta uống mỗi ngày. Kiên trì sử dụng để cảm nhận hiệu quả của thảo dược mang lại cho sức khỏe.

trach-ta-3

Bài thuốc hỗ trợ hoa mắt, mất tập trung

Sử dụng 80g Trạch Tả, 200g Bạch Truật. Đem nguyên liệu trên đi sắc 2 lít nước, đun nhỏ lửa trong ấm đất đến khi nước sắc còn 1 lít thì có thể sử dụng được. Chia nước sắc làm 3 lần uống hết trong ngày, kiên trì sử dụng bệnh hoa mắt, mất tập trung sẽ được cải thiện đáng kể.

Bài thuốc hỗ trợ viêm họng, ho

Sử dụng 30g Trạch Tả, 30g lá húng chanh, 5g gừng tươi. Tất cả các nguyên liệu trên đem sắc nước nấu cùng 300ml, đun nhỏ lửa đến khi nước sắc còn 50ml thì có thể sử dụng được. Mỗi ngày sử dụng 1 lần, dùng liên tục trong 5-7 ngày để đạt được hiệu quả cao nhất.

Trên đây là những kiến thức chia sẻ về cây Trạch Tả. Hy vọng những kiến thức trên sẽ bổ ích dành cho các bạn.

Chúc các bạn sử dụng cây Trạch Tả hiệu quả!

Tìm hiểu thêm cây thuốc: Cây Tầm Bóp

Trả lời