Cây lược vàng có đặc điểm gì? Công dụng và cách dùng

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trong dân gian người dân thường trông cây lược vàng để làm cảnh đồng thời làm dược liệu hỗ trợ điều trị một số căn bệnh như vảy nến, đau dạ dày, đau nhức xương khớp,..

Vậy cây lược vàng là cây gì? Thực hư tác dụng và cách sử dụng của cây lược vàng như thế nào? Sau đây thân mời các bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới.

Đặc điểm dược liệu

Cây lược vàng có tên khoa học là Callisia fragrans (Lindl.) Woods, thuộc họ Thài Lài. Trong tự nhiên cây lược vàng còn có nhiều tên gọi khác nhau như cây giả khóm, rai lá phất dũ, cây bạch tuộc, lan rũ, địa lan vòi, lan vòi,..

Cây lược vàng là thực vật thuộc loại thân thảo, cây sống lâu năm. Cây có chiều cao từ 15-40cm, thân và rễ cây bò ngang trên mặt đất, cây phân thành đốt và có nhiều nhánh, những đốt thân gần gốc chỉ dài từ 1-2cm tuy nhiên những đốt ở nhánh sẽ rất dài, có khi lên đến 10cm. Lá có màu xanh lục khi non còn khi già thì chuyển sang màu vàng, với những cây có nhiều ánh sáng lá sẽ có màu tím, phiến lá có nhiều gân song song với chiều dài lá, bề mặt lá trơn láng, mọng nước, bẹ lá ôm lấy thân.

luoc-vang-1

Hoa cây lược vàng thường mọc thành chùm, cụm hoa có cuống 1mm, mỗi cụm gồm 6-12 bông hoa. Lá bắc của hoa lược vàng có hình lòng thuyền, phần dưới sẽ có màu trắng nhưng phần trên sẽ có màu xanh.

Cây lược vàng có nguồn gốc xuất phát từ Mexico, hiện nay cây phân bố khắp nơi trên thế giới.

Ở nước ta cây lược vàng phân bố trải dài từ Bắc đến Nam nhưng nhiều nhất phải kể đến các tỉnh miền Bắc.

Tác dụng của cây Lược Vàng

Các nhà khoa học nghiên cứu trong cây lược vàng chứa nhiều dược chất có lợi cho sức khỏe như flavonoid, glycol, phospholipids, acid hữu cơ, các sắc tố carotenoid, chlorophyll, phytosterol, vitamin PP, vitamin B2, các nguyên tố vi lượng như Fe, Cu, Ni, Cr cùng nhóm acid béo gồm paraffinic, olefinic và nhóm lipid gồm sulfolipid, triacyglyceride, diglucosyl diglycerides.

Trong Đông y, cây lược vàng có tính mát, vị nhạt, chua nhẹ, ít độc quy kinh phế. Cây có tác dụng thanh nhiệt, hóa đàm, tiêu viêm, nhuận phế, giải độc, lợi thủy. Theo kinh nghiệm dân gian và khoa học nghiên cứu nhận thấy cây lược vàng mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:

+Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư

Các nghiên cứu cho thấy hoạt chất Quercetin trong cây lược vàng có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư và khối u ác tính hiệu quả.

Bên cạnh đó, hoạt chất phytosterol trong cây lược vàng có tác dụng ngăn ngừa tế bào ung thư, hỗ trợ chống lại quá trình xơ cứng. Do đó, cây lược vàng có tác dụng tốt trong ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các loại ung thư như ung thư dạ dày, ung thư thận, ung thư phổi, ung thư gan,..

+Ổn định nhịp tim

Hoạt chất flavonoid trong cây lược vàng có tác dụng hỗ trợ tăng biên độ co bóp và tăng thể tích của tim từ đó giúp ổn định nhịp tim, hồi phục tim khi bị ngộ độc bởi quinin, methanol và CHCl3.

+Giảm đau, kháng viêm

Bài viết đăng trên Tạp chí Sức khỏe và Đời sống của Nga cho thấy dược chất trong cây lược vàng có tác dụng giảm đau, kháng viêm hỗ trợ điều trị viêm họng, đau lưng, mỏi gối, viêm khớp, viêm phế quản, bướu cổ, tim mạch, u nang buồng trứng, xơ vữa động mạch, các bệnh lý về gan vô cùng hiệu quả.

+Hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến

Theo kinh nghiệm dân gian, cây lược vàng được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến rất hiệu quả. Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh vảy nến đi chữa nhiều bệnh viện nhưng không khỏi mãi đến khi kiên trì sử dụng cây lược vàng bệnh vảy nến mới khỏi.

luoc-vang-2

+Kháng khuẩn

Các nghiên cứu đều cho thấy dược chất trong cây lược vàng có tác dụng kháng khuẩn, đặc biệt những vi khuẩn về đường hô hấp từ đó giúp người dùng trừ ho, tăng cường sức đề kháng hỗ trợ điều trị viêm họng.

Bên cạnh đó kinh nghiệm dân gian còn cho thấy sử dụng lá lược vàng có khả năng kháng khuẩn hỗ trợ điều trị các bệnh mụn nhọt, mẩn ngứa, nhức răng, côn trùng cắn, đau lưng,..

Cách dùng cây Lược Vàng làm thuốc

Sắc nước uống

Mỗi lần sử dụng hái khoảng 5 lá lược vàng tươi sau đó đem rửa sạch, thái nhỏ sắc cùng với 2 chén nước, đun nhỏ lửa đến khi nước sắc còn 1 chén thì có thể sử dụng được. Chia nước sắc làm 2 lần uống sáng chiều, kiên trì sử dụng bệnh sẽ được thuyên giảm.

Ngâm rượu uống hoặc xoa bóp ngoài da

Sử dụng một đoạn cây lược vàng dài khoảng 12 đốt mắc là được, các bạn đem rửa sạch sau đó thái lát mỏng, để ráo nước thì đem ngâm cùng với hai xị rượu trắng. Các bạn ngâm trong vòng 10 ngày, tốt nhất nên để trong bóng tối nơi thoáng mát tránh ánh nắng mặt trời.

Mỗi ngày uống 1-2 lần trước bữa ăn 30 phút, chỉ nên uống một chén nhỏ bằng hạt mít, mỗi đợt sử dụng tầm 10 thì ngưng. Sau thời gian ngưng 7 ngày thì các bạn có thể sử dụng tiếp, kiên trì bệnh sẽ được thuyên giảm.

Ngoài ra các bạn cũng có thể sử dụng rượu ngâm cây lược vàng để xoa bóp ngoài da, mỗi lần xoa bóp cho lượng rượu vừa đủ vào lòng bàn tay sau đó xoa vào chỗ đau, massage chỗ đau để rượu thuốc được thấm đều. Thực hiện mỗi ngày từ 1-2 lần tùy mức độ nặng nhẹ, kiên trì áp dụng sẽ cảm nhận hiệu quả từ rượu cây lược vàng.

Giã nát đắp

Các bạn sử dụng lá lược vàng liều lượng vừa đủ rồi đem rửa sạch để ráo nước thì giã nát đắp vào vùng da cần được điều trị. Thực hiện 2 lần mỗi ngày, kiên trì áp dụng sẽ cảm nhận hiểu quả lá lược vàng mang lại cho sức khỏe.

luoc-vang-3

Nhai trực tiếp

Các bạn sử dụng 2-4 lá vàng tươi tùy theo bệnh, rửa sạch ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ hoàn toàn tạp chất rồi đem nhai trực tiếp. Các bạn nuốt lấy nước lược vàng đã nhai còn bã thì bỏ.

Để tăng hiệu quả sử dụng các bạn có thể kết hợp với việc nhai trực tiếp và giã nát lá đắp lên vùng da cần được điều trị. Kiên trì thực hiện bệnh sẽ được thuyên giảm, sức khỏe được tăng cường.

Trên đây là những kiến thức chia sẻ về cây lược vàng. Hy vọng những kiến thức trên sẽ bổ ích dành cho các bạn.

Chúc các bạn sử dụng cây lược vàng hiệu quả!

Xem thêm: Tác dụng của cây Mạch Môn với bệnh tiểu đường

Trả lời