Tìm hiểu về Cây lá bỏng

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trong tự nhiên, cây lá bỏng hay còn gọi là cây sống đời, một loài hoa rất đẹp thường được người dân trồng để làm cảnh. Tuy nhiên ít người biết được rằng cây lá bỏng lại là dược liệu quý có khả năng hỗ trợ điều trị rất nhiều căn bệnh.

Vậy, cây lá bỏng có tác dụng gì? Cách sử dụng ra sao? Sau đây thân mời các bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới.

Đặc điểm dược liệu cây Lá Bỏng

Cây lá bỏng là một thực vật có tên khoa học là Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers, thuộc họ Crassulaceae (Thuốc bỏng). Trong dân gian cây lá bỏng còn được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau như cây sống đời, cây thuốc bỏng, đả bất tử, diệp sinh căn, trường sinh, tầu púa sung, lạc địa sinh căn,..

Cây lá bỏng là một thực vật của vùng bản địa Bryophyllum, cây thuộc dạng thân cỏ có chiều cao khoảng từ 40-60cm, thân cây hình tròn, toàn thân có đặc điểm mọng nước. Các lá mọc đối xứng nhau, lá mọng nước, phiến lá dày, viền là có răng cưa nhỏ. Tùy theo cây lớn nhỏ mà mỗi chiếc lá sẽ có chiều rộng giao động từ 2-10cm và dài từ 5-15cm. Cây lá bỏng thường ra quả từ tháng 2 đến tháng 6 hằng năm.

cay-la-bong-1

Hoa cây lá bỏng rất đa dạng gồm nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, hồng, cam, vàng,..Mỗi loại lá bỏng khác nhau sẽ cho một sắc hoa khác nhau.

Cây lá bỏng thường phân bố chủ yếu ở các quốc gia như Madagascar, Hawaii, miền tây Ấn Độ, Australia, Caribe, New Zealand, Việt Nam,..

Ở nước ta, cây lá bỏng mọc hoang tự nhiên ven các bờ suối, vách đá rất nhiều. Một số khác được các hộ gia đình trồng trong vườn nhà, chậu kiểng,..

Tác dụng của cây Lá Bỏng

Các nhà khoa học nghiên cứu trong cây lá bỏng chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe như oxalic, acid citric, acid malic, isocitric, bryophilyn, các glycoside flavonoid gồm quercetin 3-diarabinosid hoặc kaempferol 3-glucosid cùng một số hợp chất phenolic như acid p-coumaric, p-hydroxybenzoic,..

Trong Đông y, cây lá bỏng có tính mát, vị chua nhẹ, hơi chát, không độc quy về kinh can. Thảo dược có tác dụng cầm máu, tiêu thũng, giảm đau, giải độc. Từ lâu cha ông ta đã sử dụng cây lá bỏng để giúp hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh như đau nhức xương khớp, tê mỏi tay chân, bệnh trĩ, viêm xoang, viêm dạ dày, bị bỏng, mụn nhọt, ghẻ lở,..

Tại một số quốc gia như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia lá bỏng còn được sử dụng để giải độc côn trùng cắn, nhức đầu, phong thấp, đau mắt, bị thương bầm tím,..

cay-la-bong-2

Nền y học hiện đại ngày càng phát triển các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy cây lá bỏng mang đến rất nhiều tác dụng tốt như có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, các bệnh về đường tiêu hóa, đường ruột, ghẻ lở, mụn nhọt, say rượu,..

Cách sử dụng cây Lá Bỏng làm thuốc

Lá bỏng có nhiều cách sử dụng, các bạn có thể dùng trong, dùng ngoài hoặc tùy trường hợp mà sẽ có cách dùng khác nhau.

Dùng trong

Với cách dùng trong thì lá bỏng sau khi thu hái hoặc mua về các bạn rửa sạch sau đó mỗi lần sử dụng từ 20-40g, giã nát lá tươi sau đó vắt lấy nước uống.

Ngoài ra các bạn có thể rửa sạch sau đó mỗi lần dùng khoảng 20-40g lá bỏng đem sắc cùng với 1 lít nước, đun nhỏ lửa đến khi nước sắc còn 500ml thì có thể sử dụng được. Chia nước sắc làm 2 lần và uống hết trong ngày, kiên trì sử dụng để đạt được hiệu quả cao nhất.

Dùng ngoài

Với cách dùng ngoài, lá bỏng sau khi thu hái hoặc mua về các bạn đem rửa sạch, mỗi lần sử dụng một nắm lá đem giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng da cần được điều trị.

Sau đây là một số cách sử dụng lá bỏng để hỗ trợ điều trị bệnh.

Dùng cho trường hợp bị tai nạn, té ngã bị bầm tím, côn trùng cắn

Các bạn sử dụng lá bỏng tươi liều lượng vừa đủ đem rửa sạch sau đó ngâm trong nước muối pha loãng rồi giã nát đắp trực tiếp lên vùng cần được điều trị. Kiên trì thực hiện 3-7 ngày vết thương, vết bầm sẽ lành.

cay-la-bong-3

Dùng cho trường hợp trẻ em bị ghẻ chốc

Lá bỏng sau khi thu hái hoặc mua về các bạn đem rửa sạch, mỗi lần sử dụng một nắm lá bỏng nấu cùng với 20ml rồi cho trẻ uống. Các bạn thực hiện mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Bên cạnh đó để giúp tình trạng ghẻ chóc của trẻ được cải thiện nhanh chóng các bạn sử dụng lá bỏng đem giã nát đắp lên vùng bị ghẻ chóc của trẻ. Trong trường hợp trẻ bị ghẻ chốc các bạn lưu ý áp dụng cả 2 phương pháp dùng trong và dùng ngoài để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.

Dùng cho trường hợp phụ nữ sau sinh bị khó ngủ, giấc ngủ chập chờn không sâu

Các bạn sử dụng khoảng 8 lá bỏng tươi, rửa sạch sau đó nhai và nuốt trực tiếp, đối với cách sử dụng này các bạn dùng như cách ăn sống, mỗi ngày dùng 2 lần vào buổi sáng và buổi tối để đạt được hiệu quả cao nhất.

Dùng cho người bị trĩ, cách này áp dụng dành cho cả trĩ nội và trĩ ngoại

Các bạn sử dụng khoảng 20g lá bỏng, 20g rau sam. Cả hai nguyên liệu trên các bạn đem rửa sạch sau đó nhai và nuốt trực tiếp.

Ngoài ra các bạn có thể đem lá bỏng và rau sam nấu cùng với 3 chén nước, đun nhỏ lửa đến khi nước sắc còn 1 chén thì uống trong ngày.

Dùng khi bị bỏng nhiệt hoặc nước sôi

Sử dụng 30g lá bỏng rửa sạch để cho ráo nước thì đem giã nát đắp trực tiếp lên vùng vết thương bị bỏng, cách này các bạn thực hiện 2-3 lần/ngày, kiên trì thực hiện đến khi vết bỏng lành hẳn.

Dùng khi bị chảy máu cam

Dùng 1-2 lá bỏng đem rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo nước thì giã nát. Dùng ít bông gòn thấm nước lá bỏng rồi đặt vào lỗ mũi giúp cầm máu nhanh chóng.

Tìm hiểu thêm: Trái nhàu – Dược liệu chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

Trả lời