Tìm hiểu về Cây Kế Sữa

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Cây Kế Sữa hay còn gọi là cây Cúc gai, một thảo dược quý có tác dụng bảo vệ tế bào gan cùng nhiều tác dụng tuyệt vời khác.

Vậy, cây Kế Sữa là cây gì? Cây có tác dụng gì? Cách sử dụng ra sao? Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu!

Đặc điểm

Cây Kế Sữa hay còn có tên khoa học là Silybum marianum, dược liệu còn có nhiều tên gọi khác như cây cúc gai, cây Kế Thánh, cây Kế Đức Mẹ. Cây thuộc họ Cúc, thường được gieo trồng bằng hạt, cây chịu nắng tốt.

dac-diem-cay-ke-sua

Cây Kế Sữa thường có chiều cao từ 1,2 – 2m, cây Kế Sữa trưởng thành có thể cao lên tới 3m, lá to, gân màu trắng, hoa màu đỏ tím rất đẹp. Cây Kế Sữa có rễ to, thân thẳng đứng, phân nhánh. Lá cây Kế Sữa trơn, láng, có nhiều đốm trắng, các mép lá có nhiều gai. Hoa Kế Sữa dạng hoa đơn, rộng từ 5-8cm, mỗi hoa có 5 cánh, 5 nhị, hoa thường nở vào mùa hè khoảng tháng 6 đến tháng 8 hằng năm. Quả cây Kế Sữa nhỏ, vỏ cứng màu nâu bóng, với nhiều chấm nhỏ.

Tương truyền, người ta gọi bằng cây Kế Sữa là vì chất nhựa của cây chảy ra giống sữa nên thảo dược được gọi là cây Kế Sữa.

Theo các nhà khoa học cho biết, tất cả các bộ phận của cây Kế Sữa đều có thể được sử dụng để làm thuốc.

Nơi phân bố

Cây Kế Sữa thường mọc hoang dại ở vùng địa Trung Hải, và được trồng ở Hoa Kỳ, California, Châu Âu, Tây Ban Nha, Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Á, Úc.

Ở Việt Nam, cây Kế Sữa rất khó bắt gặp. Phần lớn cây Kế Sữa được nhập từ các quốc gia khác về trồng.

Thành phần dược chất

Các nhà khoa học nghiên cứu, trong cây Kế Sữa có nhiều dược chất có lợi cho sức khỏe như cây flavonolignan, silibinin, silymarin, silychristin, silydianin, iso silibinin gồm isosilybin A và B, glucose, chất cay, chất đắng, histamin, pentose, tyramine.

cay-ke-sua-la-cay-gi

Tác dụng của cây Kế Sữa

Theo nghiên cứu, cây Kế Sữa là thảo dược an toàn, lành tính, không độc, có khả năng dung nạp tốt khi vào cơ thể, giúp bảo vệ các cơ quan nội tạng một cách tốt nhất, nhất là gan.

Một số tác dụng tuyệt vời của cây Kế Sữa như:

+ Bảo vệ tế bào gan

Các nghiên cứu của các nhà khoa học nhận thấy dược chất có trong cây Kế Sữa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, chống lại các độc tố như amatoxin, ngăn ngừa các tác nhân xấu đầu độc gan. Giúp tăng cường chức năng gan, đào thải độc tố ở gan, phục hồi tế bào gan đang bị tổn thương, kích thích tế bào gan sản sinh tế bào mới.

Ngoài ra, dược chất của cây Kế Sữa còn có tác dụng làm chậm quá trình xơ gan, kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân bị xơ gan. Ức chế tế bào viêm gan, giảm nồng độ enzym gan, cải thiện tình trạng viêm gan, gan nhiễm mỡ hiệu quả.

+ Tiêu sỏi mật

Dược chất có trong cây Kế Sữa có tác dụng tăng khả năng hòa tan của mật, giúp tăng quá trình lưu thông mật, cải thiện tình trạng sỏi mật, ngăn ngừa tình trạng hình thành sỏi mật.

 + Bảo vệ não bộ

Những thành phần có trong cây Kế Sữa được các chuyên gia nhận định có tác dụng bảo vệ thần kinh, tế bào não, ngăn ngừa tình trạng suy giảm chức năng não bộ, hỗ trợ chứng hay quên ở người lớn tuổi rất tốt.

Những nghiên cứu cho thấy dược chất cây Kế Sữa có tác dụng giảm số lượng mảng amyloid trong não bộ của các động vật mắc bệnh Alzheimer, cải thiện chứng mất trí nhớ của người lớn tuổi.

+ Bảo vệ xương

Nếu thường xuyên sử dụng cây Kế Sữa các bạn sẽ ngăn ngừa tình trạng loãng xương, bảo vệ xương, tăng nồng độ chất khoáng, giúp xương chắc khỏe.

+ Giảm đau bụng ngày đèn đỏ

Dược chất có trong cây Kế Sữa có tác dụng chống viêm, xoa dịu cơn đau, từ đó giúp giảm cơn đau trong ngày đèn đỏ đối với các chị em phụ nữ. Đồng thời thảo dược còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ điều trị rong kinh hiệu quả.

tac-dung-cua-cay-ke-sua

+ Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư

Các nghiên cứu còn cho thấy cây Kế Sữa có tác dụng chống oxy hóa, giảm đau, kháng viêm, ngăn ngừa hỗ trợ điều trị ung thư.

Thảo dược có tác dụng mạnh đối với các loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, phổi, bàng quang, ruột kết.

+ Kích thích sản xuất sữa

Dược chất có trong cây Kế Sữa có khả năng thúc đẩy tuyến sữa phát triển, từ đó tăng lượng sữa mẹ cho các sản phụ.

+ Giảm nhờn, ngăn ngừa mụn

Qua thực nghiệm lâm sàng và trải nghiệm của nhiều người dùng chia sẻ, da họ đã giảm nhờn và mụn chỉ sau thời gian ngắn sử dụng cây Kế Sữa.

Nhờ những dược chất có trong cây Kế Sữa giúp chống oxy hóa, kháng viêm từ đó ngăn ngừa mụn trứng cá một cách hiệu quả.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn nhận thấy dược chất có trong cây Kế Sữa có tác dụng chống tia UV, chống nắng, ngăn ngừa lão hóa cho làn da rất tốt.

+ Hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu cho thấy, sử dụng cây Kế Sữa có tác dụng hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất tốt.

Ngoài ra, với tác dụng chống viêm, chống oxy hóa của cây Kế Sữa còn giảm nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường rất tốt.

cach-dung-cay-ke-sua

Cách dùng và một số bài thuốc từ cây Kế Sữa

+ Bài thuốc giúp nhanh lành vết thương

Trong dân gian, người ta thường bôi trực tiếp lá của cây Kế Sữa lên các vết thương để giúp vết thương mau lành.

Ngoài ra, người ta còn sử dụng cây Kế Sữa như một loại thực phẩm khi sử dụng lá và hoa Kế Sữa làm các món nộm, salad.

+ Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan, sỏi mật

Các bạn có thể sử dụng lá Kế Sữa tươi hoặc khô đều rất tốt. Đối với cách sử dụng lá tươi, các bạn nên sử dụng lá Kế Sữa non, dùng 100g lá tươi, cạo sạch phần gai ở lá, rửa sạch sắc cùng 2 lít nước, đun nhỏ lửa, đến khi nước sắc còn 1 lít thì có thể sử dụng được. Chia nước sắc làm 3 lần, uống hết trong ngày.

Còn đối với lá Kế Sữa khô, các bạn sử dụng 50g lá khô, sắc cùng 1 lít nước, đun nhỏ lửa đến khi nước sắc còn 500ml thì có thể sử dụng được. Chia nước sắc làm 3 lần, uống hết trong ngày, kiên trì sử dụng để bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm.

Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng phần rễ và thân của cây Kế Sữa cũng rất hiệu quả.

+ Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư gan

Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng kết hợp cây Kế Sữa cùng với cây Xạ Đen, Cà Gai Leo để hỗ trợ điều trị bệnh gan, nhất là xơ gan và ung thư gan.

Sử dụng 20g cây Kế Sữa, 20g Xạ Đen, 30g Cà Gai Leo. Tất cả đem đi rửa sạch, để ráo nước, sao vàng, hạ thổ sắc cùng 1,5 lít nước. Đun nhỏ lửa, đến khi nước sắc còn 800 lít thì các bạn có thể dùng được, chia nước sắc làm 3 lần, uống hết trong ngày. Lưu ý, nước sẽ tốt hơn khi uống ấm.

Hiện nay, cây Kế Sữa được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như thuốc rượu, viên nang mềm (120 -140 mg silymarin), cao lỏng, viên uống.

luu-y-khi-dung-cay-ke-sua

Lưu ý khi dùng cây Kế Sữa

+ Cây Kế Sữa rất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên các bạn nên sử dụng với liều lượng vừa phải, tránh lạm dụng. Việc lạm dụng có thể gây nên tình trạng tiêu chảy, buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu.

+ Phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai tốt nhất không nên sử dụng cây Kế Sữa. Nếu sử dụng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, vì vậy các bạn nên thận trọng!

+ Đối với những người dị ứng với cây Kế Sữa hoặc dị ứng với các cây thuộc họ Cúc thì tốt nhất không nên sử dụng cây Kế Sữa.

+ Đối với bệnh nhân tiểu đường, các bạn nên sử dụng cây Kế Sữa với liều lượng vừa phải. Trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến thầy thuốc, tránh tự ý sử dụng. Việc tự ý sử dụng có thể dùng liều lượng không phù hợp sẽ gây nên lượng đường huyết hạ thấp vượt quá mức cho phép, khiến bệnh nhân mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt.

+ Bệnh nhân bị ung thư vú tốt nhất không nên sử dụng cây Kế Sữa. Dược chất có trong cây Kế Sữa có thể làm ảnh hưởng đến nội tiết tố estrogen, khiến bệnh ung thư vú chuyển biến xấu đi.

+ Trẻ em dưới 18 tuổi, cơ thể chưa được phát triển toàn diện không nên sử dụng cây Kế Sữa. Nếu sử dụng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Trên đây là những kiến thức chia sẻ của cây Kế Sữa. Hy vọng, thông qua bài viết trên sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích dành cho các bạn.

Tham khảo: Cây Mật Nhân: công dụng chữa bệnh thần kỳ

Chúc các bạn sử dụng cây Kế Sữa hiệu quả!

Trả lời