Cây dừa cạn và những thông tin bạn nên nắm

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trong dân gian, cây dừa cạn không chỉ được trồng để làm cảnh mà cây còn được trồng ở các trung tâm dược liệu nghiên cứu làm thuốc hỗ trợ điều trị rất nhiều căn bệnh như ung thư, rong kinh, zona thần kinh, bỏng, viêm gan,..

Nền y học hiện đại ngày càng phát triển, cây dừa cạn đã được nghiên cứu và chế tạo ra rất nhiều thuốc hỗ trợ điều trị bệnh.

Vậy, cây dừa cạn có thành phần dược chất gì? Tác dụng ra sao? Sau đây thân mời các bạn cùng tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết bên dưới.

Đặc điểm của cây dừa cạn

Cây dừa cạn là thực vật có tên khoa học là Catharanthus roseus, thuộc họ Trúc đào. Ngoài tên gọi dừa cạn thì dược liệu còn có nhiều tên gọi khác nhau như hoa hải đằng, hoa dừa cạn, dương giác, trường xuân,..

Trong tự nhiên, cây dừa cạn thuộc loại thực vật thân thảo, cây mọc thành bụi chiều cao từ 40-80cm. Rễ cây thuộc loại rễ chùm nhưng mọc cạn. Lá cây xanh quanh năm, các lá mọc đối xứng nhau, phiến lá thuôn dài tròn ở 2 đầu chiều dài từ 3-8cm và chiều rộng từ 1-3cm.

Hoa dừa cạn có 3 loại đó là hoa trắng, hoa hồng và hoa đỏ rất đẹp. Hoa dừa cạn mọc chủ yếu ở các kẽ lá, mỗi hoa có 5 cánh, các cánh hoa rất mềm và mịn, hoa có mùi thơm rất đặc trưng.

dua-can-1

Quả dừa cạn dài từ 2-4cm, rộng từ 2-3mm, thông thường các quả dừa cạn dài và dẹp mọc ngả sang hai bên. Quả dừa cạn khi sống có màu xanh nhạt còn khi chín thì chuyển sang màu xanh đậm, bên trong quả chứa nhiều hạt màu nâu nhạt hình trứng.

Cây dừa cạn ra hoa và quả quanh năm, cây thường mọc hoang khắp nơi từ mảnh đất trống đến bìa rừng, bìa suối, ven đường đi, bờ ruộng. Cây thích hợp ở khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, ưa sáng, không chịu được lạnh và ngập úng.

Hiện nay cây dừa cạn được tìm thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới như Châu Phi, Ấn Độ, Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan, Campuchia, Malaysia, Việt Nam, Philippin,..

Ở nước ta cây dừa cạn phân bố trải dài từ Bắc chí Nam, cây phân bố nhiều ở các tỉnh miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long.

Với màu sắc hoa bắt mắt và mang đến nhiều công dụng tuyệt vời nên ngoài mọc hoang dại thì dừa cạn còn được người dân trồng ở các trung tâm dược liệu, công viên, vườn nhà để làm cảnh đồng thời làm thuốc khi cần.

Cây dừa cạn được thu hoạch tất cả các mùa trong năm, khi thu hái người dân thường thu hái nhổ cả cây về rửa sạch sau đó chặt nhỏ đem phơi hoặc sấy khô. Dừa cạn sau khi phơi hoặc sấy khô sẽ được bảo quản ở các túi kín, lọ thủy tinh để ở nơi khô ráo thoáng mát sử dụng dần.

Ở nước ta, vào những năm thập niên 1990 cây dừa cạn đã được xuất khẩu sang các nước để làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh.

Tác dụng của cây dừa cạn là gì?

Trong Đông y, dừa cạn có vị đắng nhẹ, tính mát có tác dụng hạ huyết áp, hoạt huyết, tiêu thũng, tiêu viêm.

Nền y học hiện đại phát triển các nhà khoa học nghiên cứu trong cây dừa cạn chứa nhiều thành phần dược chất có lợi cho sức khỏe như alkaloid, vinblastin, prinin, vanillin, vincristin tetrahydroalstonin, ajmalicin, vincosid, vindolin, catharanthin,..

Các nghiên cứu còn cho thấy từ những hoạt chất trong cây dừa cạn có khả năng chiết xuất thành những hoạt chất mới như sắc tố flavonoid (glucozit của quercetin và kaempferol), acid pyrocatechic và anthocyanin từ lá và thân dừa cạn hoa đỏ. Bên cạnh đó, từ lá cây dừa cạn cũng có thể chiết được hoạt chất choline, acid ursolic và từ rễ cây dừa cạn cũng có thể chiết xuất được chất choline.

Nhờ những thành phần dược chất có lợi cho sức khỏe mà cây dừa cạn mang nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:

+Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Các nghiên cứu cho thấy cây dừa cạn nếu được tách chiết thành thuốc tiêm có khả năng ức chế sự phân bào hoặc tế bào từ đó giúp hạn chế khả năng hình thành bạch cầu thừa ở bệnh nhân mắc ung thư máu. Vì vậy có thể nói chiết xuất cây dừa cạn là vô cùng quý giá đối với các bệnh nhân mắc bệnh ung thư máu nói riêng và ung thư, bướu, u ác tính nói chung.

+Lợi tiểu

Dược chất có trong cây dừa cạn có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu từ đó giúp hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh liên quan đến đường tiết niệu như tiêu khát, tiểu buốt, tiểu rắt,..

dua-can-2

+Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan

Nhờ những thành phần dược chất quý có trong cây dừa cạn, trong đó nổi tiếng nhất là hoạt chất alkaloid giúp người dùng thanh nhiệt, giải độc, mát gan hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan như men gan cao, gan nhiễm mỡ, viêm gan,..

Các bạn có thể sử dụng độc vị cây dừa cạn hoặc sử dụng kết hợp cùng một số dược liệu khác như Cà Gai Leo, cây An Xoa, Diệp Hạ Châu, cây Xạ Đen,..

Lưu ý, trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến thầy thuốc có chuyên môn, tránh tự ý sử dụng.

+Hỗ trợ điều trị bệnh zona thần kinh

Trong dân gian, sử dụng cây dừa cạn có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn từ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh zona thần kinh rất hiệu quả. Các bạn chỉ cần sử dụng 3-7 ngày bệnh zona thần kinh sẽ nhanh chóng chấm dứt trả lại cho bạn sức khỏe được phục hồi.

+Giúp hạ huyết áp

Cây dừa cạn có tác dụng hạ huyết áp từ đó rất có lợi cho người mắc bệnh cao huyết áp hoặc huyết áp thường xuyên tăng cao.

+Hỗ trợ điều trị vết bỏng

Kinh nghiệm dân gian cho thấy sử dụng lá cây dừa cạn rửa sạch giã nát đắp lên vùng da bị bỏng có khả năng kháng viêm, sát trùng đồng thời giúp vết thương nhanh chóng bình phục, vết thương hạn chế để lại sẹo.

+Điều hòa kinh nguyệt

Phụ nữ thường xuyên bị rong kinh hoặc kinh nguyệt không đều sử dụng dừa cạn được xem là giải pháp tuyệt vời giúp bạn điều hòa kinh nguyệt, cải thiện được chứng rong kinh, kinh nguyệt không đều.

+An thần, hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ

Nhờ những thành phần dược chất quý có trong dừa cạn mà thảo dược có tác dụng an thần, giảm mệt mỏi, lo âu đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ, giấc ngủ chập chờn rất tốt.

Rất nhiều người chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng cây dừa cạn sức khỏe đã nhanh chóng được cải thiện một cách bất ngờ.

+Hỗ trợ điều trị lỵ trực khuẩn

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng cây dừa cạn giúp kháng viêm, chống khuẩn từ đó hỗ trợ điều trị lỵ trực khuẩn rất tốt. Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh lỵ được chỉ định sử dụng cây dừa cạn để hỗ trợ điều trị bệnh đã thu được kết quả rất tốt, phần lớn các bệnh nhân đều giảm đau bệnh tình được thuyên giảm cho đến chấm dứt hoàn toàn.

Dùng cây dừa cạn như thế nào?

Sắc nước uống

Cây dừa cạn sau khi thu hái hoặc mua về các bạn rửa sạch, chặt nhỏ sau đó đem phơi khô. Mỗi ngày sử dụng 8-20g cây dừa cạn đem sắc cùng với 1 lít nước, nấu nhỏ lửa đến khi nước sắc còn 500ml thì có thể sử dụng được. Các bạn chia nước sắc làm 2 lần và uống hết trong ngày. Kiên trì sử dụng bệnh tình sẽ nhanh chóng được thuyên giảm, sức khỏe được phục hồi.

dua-can-3

Nấu cao lỏng

Đối với cách nấu cao lỏng các bạn có thể sử dụng cây dừa cạn khô hoặc tươi đều được, tốt nhất cần rửa sạch dược liệu trước khi nấu.

Các bạn nấu cao lỏng theo liều lượng cứ 100g cây dừa cạn thì nấu cùng 2 lít nước, nấu đến khi nào nước sắc còn 1 lít thì được. Lần nấu thứ 2 các bạn sử dụng bã thuốc của lần sắc thứ nhất đem nấu cùng 1 lít nước đun nhỏ lửa đến khi nước sắc còn 500ml. Lần sắc thứ 3 các bạn sử dụng bã thuốc đã nấu 2 lần trước đem sắc cùng với 500ml nước và nấu nhỏ lửa đến khi nước sắc còn 200ml là được. Hòa nước sắc của 3 lần lại với nhau và đun nhỏ lửa đến khi nào các bạn thu được hỗn hợp cao lỏng 100ml cao lỏng là được.

Mỗi ngày sử dụng 1-2 muỗng cao lỏng dừa cạn uống cùng với nước ấm, sử dụng đúng liều lượng đã hướng dẫn tránh lạm dụng.

Viên nén khô

Ngoài sắc nước uống thì các bạn có thể sử dụng cây dừa cạn rửa sạch, phơi hoặc sấy khô hoàn toàn sau đó đem sao vàng hạ thổ rồi tiếp đến nghiền thành bột. Bột cây dừa cạn các bạn đem rây chỉ lấy phần bột mịn mà thôi. Bột mịn cây dừa cạn các bạn đen hòa cùng mật ong vo thành từng viên, mỗi ngày sử dụng 8g uống cùng nước ấm.

Đối với cách sử dụng này các bạn cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc, bác sĩ có chuyên môn, tránh tự ý sử dụng.

Cây dừa cạn mang nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng các bạn cần thận trọng với một số đối tượng như phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi cơ thể chưa được phát triển toàn diện, người bị huyết áp thấp,..

Xem thêm: Tìm hiểu công dụng của Bạch Quả

Trả lời