Từ lâu, cây Chùm Ngây đã được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Thảo dược thường được sử dụng để làm rau, làm thuốc.
Tuy nhiên, Chùm Ngây có khả năng hỗ trợ điều trị ung thư, cũng như nhiều tác dụng tuyệt vời khác thì không phải ai cũng biết. Vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay Sản Phẩm Gia Truyền sẽ hướng dẫn các bạn hiểu rõ hơn về cây Chùm Ngây cũng như tác dụng, cách dùng của thảo dược này.
Thân mời các bạn cùng tìm hiểu!
Cây Chùm Ngây là cây gì?
Cây Chùm Ngây có tên khoa học là Moringa oleifera, trong dân gian với nhiều tên gọi khác nhau như cây Cải Ngựa, cây Dùi Trống, Ba Đậu dại, cây dầu bel. Thảo dược có nguồn gốc từ Ấn Độ, lá và quả của Chùm Ngây thường được sử dụng để làm rau, ăn rất ngon và giàu dinh dưỡng.
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy phần lớn các bộ phận của Chùm Ngây đều được sử dụng để làm thuốc bao gồm lá, hoa, quả, hạt và rễ.
Đặc điểm cây Chùm Ngây
Cây Chùm Ngây thuộc loại thân gỗ, xuất hiện nhiều ở các nước Châu Á. Cây cao từ vài mét cho tới vài chục mét, cây có cành thấp, sau khi trồng từ 3-4 năm cây sẽ trưởng thành, cho quả dồi dào. Lá cây Chùm Ngây dài, từ 30-40cm, hình dáng dạng lông chim, có màu xanh rêu.
Chùm Ngây thường ra hoa vào tháng 1 và tháng 2 hằng năm, hoa màu trắng, tràng hoa có 5 cánh, hoa có hình dáng rất giống với hoa đậu, thường mọc thành từng chùm. Quả dạng nang treo, mỗi quả dài từ 20-50cm, rộng từ 2-2.5cm, hạt nhiều, hạt có màu nâu hoặc đen.
Cây Chùm Ngây sinh trưởng và phát triển rất nhanh, tuy nhiên để có hạt cây phải mất khoảng đến 4 năm gieo trồng.
Khu vực phân bố cây Chùm Ngây
Cây Chùm Ngây được phân bố rộng rãi ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Ả Rập, Kenya, Ethiopia, Somali, Hồng Hải, Tanzania, Việt Nam,..
Ở nước ta, Chùm Ngây phân bố ở nhiều nơi như Phú Quốc, Kiên Giang, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang, Đồng Nai, Vũng Tàu, Tp.HCM,..
Thành phần dinh dưỡng trong cây Chùm Ngây
Các nhà khoa học nghiên cứu, Chùm Ngây chứa một hàm lượng lớn protein và các loại vitamin khác nhau, rất cần thiết cho cơ thể.
Cứ trong 100g lá Chùm Ngây tươi sẽ cung cấp hàm lượng 64 kcal cho cơ thể, 8.28g carbohydrate, 2g chất xơ, 1.4g chất béo, 9.4g chất đạm, 378μg vitamin A, 0.25mg B1, 0.66 mg B2, 2.22mg B3, 0.125mg B5, 1.200mg B6, 40μg Folate (B9), 51.7mg vitamin C.
Ngoài ra, lá Chùm Ngây còn chứa nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể như 185mg Canxi, 4mg Sắt, 147mg Magie, 0.36mg Mangan, 112mg Phốt pho, 337mg Kali, 9mg Natri, 0.6mg Kẽm, 78.66g Nước.
Đối với thành phần dinh dưỡng có trong 100g vỏ thô sẽ cung cấp cho cơ thể 37 kcal, 8.53g carbohydrate, 3.2g chất xơ, 0.2g chất béo, 2.1g chất đạm, 4 μg Vitamin A, 0.053mg B1, 0.074mg B2, 0.62mg B3, 0.794mg B5, 0.2mg B6, 44 μg B9, 141mg Vitamin C.
Bên cạnh đó, vỏ thô cây Chùm Ngây chứa nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như 30mg Canxi, 0.36mg Sắt, 45mg Magiê, 0.299mg Mangan, 50 mg Phốt pho, 461mg Kali, 42mg Natri, 0.45mg Kẽm, 88.2g nước.
Tác dụng của cây Chùm Ngây
Cây Chùm Ngây hoạt động giống như một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus.
Dựa vào thành phần chúng tôi đã chia sẻ ở trên các bạn sẽ dễ dàng nhận thấy cây Chùm Ngây chứa rất nhiều hàm lượng vitamin, khoáng chất cùng các chất có lợi cho cơ thể.
Tác dụng của rau Chùm Ngây
+Giúp hồi phục sức khỏe
Rau Chùm Ngây có chứa thành phần các chất dinh dưỡng cao, nên giúp hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng.
Bên cạnh đó, sử dụng rau Chùm Ngây còn giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, giúp chống lại bệnh tật một cách tối đa.
+Hạ Cholesterol, giảm cân
Rất nhiều nghiên cứu của Trường Đại học Rutgers (Mỹ) về rau Chùm Ngây cho biết, rau Chùm Ngây có tác dụng ngăn sự hấp thụ chất béo từ đó giúp hạ cholesterol, giảm cân hiệu quả.
Bên cạnh đó, các bộ phận của rau Chùm Ngây còn mang nhiều tác dụng tuyệt vời khác.
Tác dụng của lá Chùm Ngây
Các nghiên cứu đã cho thấy lá Chùm Ngây mang lại cho cơ thể nhiều tác dụng tuyệt vời như:
+Ngăn ngừa và hỗ trợ ung thư
Trong lá cây Chùm Ngây rất giàu chất chống oxy hóa cùng hàm lượng vitamin C, kẽm. Từ đó, có thể chống lại các gốc tự do, những tác nhân gây ung thư và gây tổn thương DNA cho tế bào.
Một nghiên cứu khác trên Tạp chí Thực phẩm và chất độc hóa học cho biết, chiết xuất lá cây Chùm Ngây có khả năng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư một cách hiệu quả. Dược chất niazimicin có trong lá Chùm Ngây có khả năng kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư rất tốt.
+Ngăn ngừa và hỗ trợ tim mạch
Các nghiên cứu đã chỉ ra lá cây Chùm Ngây có tác dụng hạ cholesterol, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, những cơn đau tim, đột quỵ,..
Ngoài ra, chất chống oxy hóa có trong lá Chùm Ngây có tác dụng rất tốt trong ngăn ngừa tổn thương tim, giúp người dùng có được một quả tim khỏe mạnh.
+Bảo vệ tế bào gan
Một nghiên cứu vào năm 2012 của Das N, Sikder K và nhóm cộng sự đã cho thấy dược chất silymarin có trong lá Chùm Ngây có khả năng tăng cường chức năng gan, bảo vệ tế bào gan khỏi những tác nhân xấu. Từ đó, giúp bảo vệ lá gan khỏe mạnh khỏi những tác nhân xấu từ rượu bia và chất béo.
+Hỗ trợ điều trị sỏi thận
Với hàm lượng chất xơ dồi dào có trong lá Chùm Ngây, thảo dược giúp làm tan và loại bỏ sỏi thận rất hiệu quả.
+Cải thiện tình trạng thiếu máu
Cứ 100g lá Chùm Ngây sẽ cung cấp cho người dùng khoảng 28mg sắt, cao hơn hàm lượng thịt bò rất nhiều. Do đó, đối với những đối tượng thiếu sắt, sử dụng Chùm Ngây giúp bổ sung chất sắt dồi dào cho cơ thể.
+Ngăn ngừa và hỗ trợ táo bón
Lá của Chùm Ngây có chứa hàm lượng vitamin C và chất xơ hòa tan và không hòa tan cao, nên rất tốt trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ táo bón.
+Giúp hạ huyết áp
Dược chất isothiocyanate và niazimicin có trong lá Chùm Ngây giúp ngăn chặn tình trạng động mạch dày lên, gây nên tình trạng cao huyết. Do đó, sử dụng lá Chùm Ngây giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa tình trạng tai biến, biến chứng của cao huyết áp rất tốt.
+Ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường
Dược chất có trong lá Chùm Ngây giúp giảm lượng đường trong máu, rất tốt cho bệnh nhân bị đái tháo đường, giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường một cách tối đa.
+Kích thích sữa cho mẹ sau sinh
Một nghiên cứu của khoa Nhi, thuộc Trung tâm y khoa PGH cho biết lá của Chùm Ngây có tác dụng tăng tiết sữa cho mẹ sau sinh rất tốt.
+Bảo vệ cơ thể khỏi chất độc asen
Tạp chí Châu Á Thái Bình Dương về Sinh học Nhiệt đới năm 2004 chia sẻ, dược chất có trong lá Chùm Ngây có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi chất độc asen từ đất, nguồn nước và thực phẩm. Asen là một chất độc có thể gây ảnh hưởng đến da, thận, tim mạch, thậm chí gây ung thư.
+Tăng cường trí nhớ, bảo vệ não bộ
Lá Chùm Ngây có chứa rất nhiều kẽm, sắt cùng các chất chống oxy hóa. Do đó, sử dụng lá Chùm Ngây giúp tăng cường trí nhớ, bảo vệ não bộ rất tốt.
Tác dụng của quả Chùm Ngây
+Chống viêm, kháng khuẩn
Các nhà khoa học đã nghiên cứu nhận thấy dược chất isothiocyanates có trong quả, hạt Chùm Ngây có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rất hiệu quả.
+Chăm sóc da và mái tóc khỏe mạnh
Trong Công nghiệp, các nhà khoa học đã dùng quả và hạt Chùm Ngây để chế tạo nên nước hoa, thực phẩm, các loại dầu chăm sóc tóc, dầu bôi trơn máy móc,..
Dầu từ quả, hạt Chùm Ngây rất tốt cho việc nuôi dưỡng làn da và mái tóc, giúp tóc luôn sạch gàu, khỏe mạnh.
Còn đối với làn da, dược chất cytokinin và hàm lượng vitamin C dồi dào có trong quả và hạt Chùm Ngây có tác dụng chống oxy hóa, nuôi dưỡng và bảo vệ làn da, giúp người dùng có được một làn da khỏe mạnh.
+Ngăn ngừa ung thư
Các nghiên cứu của nhà khoa học cho biết, dược chất zeatin, alpha-sitosterol có trong quả Chùm Ngây có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống các gốc tự do, ngăn ngừa ung thư rất hiệu quả.
+Tăng cường chức năng sinh lý
Sử dụng quả Chùm Ngây giúp bổ thận, tráng dương, tăng cường chức năng sinh lý.
Tác dụng của rễ Chùm Ngây
+Bồi bổ cơ thể, hỗ trợ điều trị tình trạng suy dinh dưỡng
Rễ cây Chùm Ngây có tác dụng bồi bổ cơ thể, hỗ trợ điều trị tình trạng suy dinh dưỡng rất hiệu quả.
+Ổn định huyết áp, đường huyết
Rất nhiều nghiên cứu, thực nghiệm lâm sàng đã cho thấy dược chất có trong rễ cây Chùm Ngây có tác dụng ổn định huyết áp, đường huyết rất tốt. Do đó, những người gặp vấn đề về huyết áp, tiểu đường sử dụng rễ cây Chùm Ngây sẽ vô cùng có lợi cho sức khỏe.
+Ngăn ngừa tình trạng sỏi thận
Rễ Chùm Ngây có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa tình trạng sỏi thận, giúp tan sỏi rất hiệu quả.
+Ngừa thai
Trong dân gian, rễ cây Chùm Ngây sắc nước uống giúp ngừa thai rất tốt. Do đó, với những người dự định có thai các bạn không nên sử dụng rễ cây Chùm Ngây.
+Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, gout
Sử dụng rễ cây Chùm Ngây rất có lợi cho xương khớp người lớn tuổi, giúp ngăn ngừa tình trạng đau nhức xương khớp, gout, tê mỏi chân tay,..
Cây Chùm Ngây trị bệnh gì?
Trong dân gian và trong y học hiện đại, rau Chùm Ngây thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như thiếu máu, suy nhược, viêm khớp, đau nhức xương khớp, hen, suyễn, táo bón, tiểu đường, đau bụng, động kinh, tiêu chảy, loét dạ dày, đau đầu, huyết áp cao, sỏi thận, thận ứ nước, rối loạn tuyến giáp, nhiễm vi khuẩn, nấm, virus và ký sinh trùng.
Ngoài ra, các nhà khoa học nhận thấy Chùm Ngây có tác dụng rất tốt trong việc diệt vi trùng hoặc làm se da, hỗ trợ điều trị áp xe gan, viêm lợi, viêm nướu, côn trùng cắn, rắn độc cắn, mụn nhọt, vết thương, lở loét ngoài da,..
Một số bài thuốc từ Chùm Ngây:
+ Bài thuốc hỗ trợ suy nhược cơ thể
Sử dụng 100g lá Chùm Ngây, các bạn có thể sử dụng nguyên lá hoặc xay thành bột đều được. Nấu cháo bằng một nắm gạo tẻ, đến khi cháo chín nhừ thì các bạn cho lá (bột lá) Chùm Ngây vào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn, nấu thêm 10 phút để lá Chùm Ngây được chín nhừ thì tắt bếp. Các bạn ăn cháo khi còn nóng, kiên trì sử dụng tình trạng suy nhược cơ thể sẽ cải thiện một cách đáng kể.
+ Giảm mỡ máu
Sử dụng 100g lá Chùm Ngây tươi, có thể dùng khoảng 30 lá Chùm Ngây khô. Nguyên liệu trên đem đi rửa sạch, đun cùng 1 lít nước, đun nhỏ lửa trong vòng 15 phút thì tắt bếp, rót nước ra ly, sử dụng khi nước còn ấm. Kiên trì sử dụng mỗi ngày 3 lần, sau một thời gian mỡ máu sẽ trở lại mức bình thường.
+ Ổn định huyết áp
Sử dụng 150g lá Chùm Ngây non, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố, cho vào 300ml xay nhuyễn. Đến khi lá Chùm Ngây nhuyễn các bạn dùng rây lọc lấy nước, bỏ bã. Hỗn hợp nước Chùm Ngây thu được các bạn cho vào 2 muỗng cafe mật ong, khuấy đều là có thể sử dụng được. Sử dụng ngày 3 lần, kiên trì sử dụng bệnh tình sẽ cải thiện đáng kể, huyết áp trở lại bình thường.
+ Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Mỗi ngày sử dụng rau Chùm Ngây nấu nước uống hoặc nấu canh, kiên trì sử dụng sau một thời gian đường huyết của cơ thể sẽ duy trì sẽ giảm, bệnh tiểu đường được cải thiện.
Cách sử dụng cây Chùm Ngây
Chùm Ngây có thể được chế biến và sử dụng bằng nhiều cách khác nhau. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn một số cách sử dụng cây Chùm Ngây:
Cây Chùm Ngây ngâm rượu
Để có được bình rượu Chùm Ngây thơm ngon, bổ dưỡng đồng thời có thể hỗ trợ điều trị bệnh. Các bạn nên chọn rễ Chùm Ngây từ 6 năm tuổi trở lên, rễ Chùm Ngây sau khi thu hái hoặc mua về các bạn rửa sạch, để cho ráo nước hoàn toàn. Đến khi rễ Chùm Ngây được ráo nước hoàn toàn các bạn cho vào bình ngâm, xếp rễ sao cho vừa bình, đẹp mắt. Sau đó, các bạn từ từ chế rượu nếp ngon 45 độ vào bình, ngập rễ Chùm Ngây, vặn kín nắp bình ngâm, để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
Rượu rễ Chùm Ngây sau thời gian ngâm 3 tháng các bạn đã có thể sử dụng được, mỗi ngày sử dụng 2 lần vào mỗi bữa ăn, mỗi lần dùng từ 30-50ml rượu rễ Chùm Ngây.
Chế biến món ăn
Trong dân gian, lá Chùm Ngây thường được sử dụng như một loại rau, nên được dùng để nấu canh, xào, nấu súp, sinh tố,..rất thơm ngon và bổ dưỡng. Ngoài ra, các bạn có thể phơi khô lá Chùm Ngây rồi nghiền thành bột để nấu bột, làm sinh tố,..
Hoa Chùm Ngây thường được phơi khô để làm trà, mùi vị rất dễ chịu, sử dụng rất có lợi cho sức khỏe. Riêng đối với hạt Chùm Ngây non thường được sử dụng để xào, nấu canh nấu súp, nấu cháo, hầm xương vị ăn rất bùi, thơm ngon.
Ngoài ra, người ta thường rang hạt Chùm Ngây để ăn chơi hoặc ép thành dầu để nấu ăn, chăm sóc sức khỏe.
Trong làm đẹp
Chùm Ngây đã trở thành người bạn thân thiết của các chị em phụ nữ trong lĩnh vực làm đẹp, rất nhiều loại dầu, mỹ phẩm đã được ra đời từ hạt Chùm Ngây.
Dược chất hormone tên xitokinin từ dầu hạt Chùm Ngây giúp săn chắc da, ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa. Từ đó, giúp chị em phụ nữ có được một làn da khỏe, đẹp.
Ngoài ra, hạt Chùm Ngây còn được chế tạo thành rất nhiều loại dầu dưỡng, chăm sóc tóc. Sử dụng các sản phẩm dầu gội, dầu dưỡng tóc hạt Chùm Ngây giúp tóc sạch gàu, óng mượt và tràn đầy sức sống.
Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng bột lá Chùm Ngây để chế biến các sản phẩm đắp mặt, bột tắm trắng. Sử dụng rất an toàn, giúp người dùng có được một làn da trắng sáng và mịn màng.
Sử dụng cây Chùm Ngây kiêng gì?
+ Phụ nữ có thai tuyệt đối không nên sử dụng Chùm Ngây
Dược chất alpha – sitosterol có trong Chùm Ngây có khả năng gây co trơn tử cung, rất dễ sảy thai. Do đó, phụ nữ có thai tuyệt đối nên kiêng sử dụng Chùm Ngây.
+ Phụ nữ đang cho con bú
Chùm Ngây có tác dụng kích thích sản sinh sữa, tuy nhiên phụ nữ đang cho con bú trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến thầy thuốc, bác sĩ Đông y, tránh tự ý sử dụng.
+ Không nên sử dụng dài ngày
Do hàm lượng vitamin C, canxi cùng các chất dinh dưỡng dồi dào có trong cây Chùm Ngây nên nếu người dùng sử dụng thời gian dài cơ thể sẽ thừa chất.
+ Không nên sử dụng vào buổi tối
Hàm lượng vitamin C dồi dào có trong Chùm Ngây khiến thần kinh hưng phấn, khó ngủ. Do đó, các bạn nên hạn chế sử dụng Chùm Ngây vào buổi tối. Đặc biệt, đối với những đối tượng khó ngủ các bạn nên sử dụng Chùm Ngây trước 4h chiều.
+ Không nên nấu quá lâu
Chùm Ngây có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng, do đó người dùng không nên đun nấu quá kỹ, chỉ nên nấu vừa chín tới là được.
Trên đây là những kiến thức chia sẻ về cây Chùm Ngây. Hy vọng những kiến thức trên sẽ bổ ích dành cho các bạn.
Có thể bạn quan tâm: Cây Kế Sữa: Công dụng và cách dùng hiệu quả
Chúc các bạn sử dụng Chùm Ngây hiệu quả!