Trong dân gian và trong ngành Y học hiện đại, cây Cà Gai Leo được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Đã có nhiều công trình và đề tài nghiên cứu về tác dụng tuyệt vời của cây Cà Gai Leo mang lại cho sức khỏe người sử dụng. Vậy, Cây Cà Gai Leo trông như thế nào? Cây có mấy loại?
Các bạn thân mến!
Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ một số đặc điểm nhận biết cây Cà Gai Leo để quý độc giả và khách hàng có thể nhận biết được dược liệu quý, nếu tình cờ trông thấy. Nào, chúng ta cùng bắt đầu!
Cây Cà Gai Leo như thế nào? Có mấy loại?
Cây Cà Gai Leo như thế nào?
Cây Cà Gai Leo là một loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe người sử dụng. Đặc biệt, những người có bệnh lý về gan như men gan cao, gan nhiễm mỡ, xơ gan, u gan,..sử dụng Cà Gai Leo hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả.
Cà Gai Leo đúng như tên gọi, cây thuộc họ Cà, tên khoa học là Solanum procumbens Lour. Ngoài ra, tùy từng vùng địa phương mà cây Cà Gai Leo còn được biết đến với những tên gọi khác như Cà Vạnh, Cà Quýnh, Cà Lù, Chẻ Nam,..Ở nước ta, cây phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam. Tuy nhiên, cây được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền Bắc như Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Bình,..
Đáng lưu ý, từ nhiều công trình nghiên cứu, thí nghiệm đã chỉ ra rằng, Cà Gai Leo được thu hái ở các tỉnh miền Bắc có thành phần dược chất cao hơn những cây Cà Gai Leo được thu hái ở các tỉnh miền Nam. Cây Cà Gai Leo ở những tỉnh miền Bắc thân thường bò leo xa hơn, cây có hình dáng cằn cỗi hơn, gai cũng nhiều hơn những cây được tìm thấy ở những tỉnh miền Nam. Nhưng nhìn chung, đặc điểm nhận diện chung của Cây Cà Gài Leo như sau:
Cây Cà gai leo trông như thế nào?
- Cây thuộc loại thân bụi, toàn thân cây có nhiều lông trắng, cây thường được mọc thành bụi xen lẫn những cây khác, thân và cành có nhiều gai nhọn, bò trườn dưới mặt đất hoặc bám vào những cây gỗ khác để sinh trưởng.
- Cây có chiều dài từ 1m đến 2m, tuy nhiên với những cây Cà Gai Leo ở những vùng phía Bắc, sống trong điều kiện khắc nghiệt cây có thể bò dài tới 4m hoặc 6m để tìm chất dinh dưỡng nuôi thân.
- Lá Cà Gai Leo thường có hình dạng trứng, hoặc thon dài, mọc so le nhau, mỗi lá có chiều dài từ 3-4 cm, rộng từ 2-3 cm, dưới phiến lá thường có nhiều lông.
- Hoa màu trắng, nhụy vàng, thường mọc thành chùm, bông hoa từ 4-5 cánh, thường trỗ hoa vào tháng 4 đến tháng 5 hằng năm.
- Quả cây Cà Gai Leo khi sống có màu xanh còn khi chín thì chuyển sang màu đỏ mọng, có cuống quả dài 2cm. Chúng ta thường thấy quả Cà Gai Leo chín mọng đỏ vào tháng 7 cho đến tháng 9 hằng năm, quả to bằng những viên bi hoặc bằng kích cỡ của quả Cà Pháo trông rất đẹp mắt.
- Hạt hình trái thận, có màu vàng (hạt giống như hạt Cà Pháo, Cà Đĩa,..).
Cây Cà Gai Leo được thu hái quanh năm; cây được thu hái làm thuốc cả rễ, thân, cành, lá và quả. Tuy nhiên, dược chất có trong rễ và thân của cây Cà Gai Leo là tốt nhất, nên đây là bộ phận được người dân ưa chuộng nhất.
Vậy, Cà Gai Leo có mấy loại?
Cà Gai Leo thường có 2 loại:
- Cà Gai Leo thân dây lớn, hoa tím, dược tính thấp nên thường ít sử dụng để làm thuốc.
- Cà Gai Leo thân nhỏ, hoa trắng, dược tính cao hơn loại Cà Gai Leo hoa tím, nên loại này thường được sử dụng làm thuốc tốt hơn.
Cả 2 loại Cà Gai Leo trên đều có những hoạt chất rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, dược chất có trong cây Cà Gai Leo hoa tím rất yếu và thấp, nên thường ít sử dụng để làm thuốc. Trong Đông y, cây Cà Gai Leo hoa trắng thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh nhiều hơn.
Cây Cà gai leo có những loại nào?
Ngoài ra, có một số loại cà có hình dáng bề ngoài hao hao giống với Cà Gai Leo, nên cũng được người dân nhầm lẫn với Cà Gai Leo. Một số loại Cà thường được nhầm lẫn như: Cà Tàu, Cà Dại, Cà Gai, Cà Độc Dược. Sau đây, chúng tôi xin mô tả hình dáng bề ngoài của các loại Cà này, để người dân cũng như quý khách hàng có thể dễ dàng phân biệt được với Cà Gai Leo.
- Cà Tàu: mặt lá không có lông, cây ít cành, quả nhỏ, khi chín có màu vàng hoặc cam.
- Cà Dại: cây có độc, rất nguy hiểm nếu chẳng may sử dụng nhầm. Lá to, có lông nhưng ít, hoa to, màu thành chùm nhiều.
- Cà Gai: cây nhiều gai, nhưng lông trên thân thì ít, quả lớn hơn Cà Gai Leo nhiều, cây rất độc nếu chẳng may sử dụng rất nguy hiểm cho tính mạng. Cây chủ yếu thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị mụn nhọt, không được dùng để uống, vì cây có tính độc, rất nguy hiểm cho tính mạng nếu chẳng may sử dụng.
- Cà Độc Dược: cây có tính độc, thường được dùng chủ yếu để hỗ trợ điều trị bệnh hen, không có những tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh giống như cây Cà Gai Leo.
Cây Gà Gai Leo mọc ở đâu
Cây Cà Gai Leo thường mọc hoang dại khắp nơi, đặc biệt ở những vùng quê. Cây có thể mọc ven đường đi, những bãi đất trống, bờ sông, bờ rào, bờ đê,..
Ở nước ta, thảo dược phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam, từ miền núi cho đến đồng bằng và khu vực ven biển.
Trong đó, thảo dược phân bố chủ yếu các tỉnh phía Bắc như Hòa Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nam, Thái Bình,..Ở miền Trung, người ta cũng tìm thấy Cà Gai Leo ở một số tỉnh như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận. Và một số tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh miền Nam nước ta như như Tây Ninh, Bình Dương.
Cà Gai Leo là một loại thảo dược ưa đất cát pha, nhanh thoát nước, cây chịu hạn tốt, nên với điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều của nước ta rất thích hợp cho Cà Gai Leo sinh trưởng và phát triển tốt. Đặc biệt, khí hậu các tỉnh miền Bắc rất thuận lợi cho cây Cà Gai Leo phát triển.
Ngày nay, do nhu cầu sử dụng Cà Gai Leo tăng cao nên nguồn Cà Gai Leo tự nhiên không còn nhiều. Do đó, Cà Gai Leo được ươm trồng rộng rãi ở nhiều nơi, cây trồng thường được thu hái quanh năm, mỗi năm 2-3 vụ để phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân trong và cả nước. Thảo dược sau khi thu hái chỉ cần làm sạch, phơi khô thì có thể dùng dần.
Gần mười năm qua, cơ sở kinh doanh Công ty TNHH Hợp tác Thương mại Nguyễn Trần chuyên cung cấp sản phẩm cây Cà Gai Leo khô, chất lượng, cây được chọn lọc kỹ lưỡng, sản phẩm thật 100%, không pha lẫn tạp chất. Được đảm bảo từ khâu thu hái cho đến khi bảo quản, cung cấp đến tận tay khách hàng. Các bạn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm cây Cà Gai Leo tại cơ sở kinh doanh Nguyễn Trần để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh.
Chúc các bạn sử dụng Cà Gai Leo hiệu quả. Thân chào!
Tham khảo: |