Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ mắc viêm gan cao nhất thế giới. Trong đó, có viêm gan C. Từ lâu, viêm gan C đã được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”, bệnh cướp đi mạng sống gần 10.000 người mỗi năm.
Vậy, bệnh viêm gan C có lây hay không? Bệnh lây thông qua những đường nào? Đó là thắc mắc của nhiều người, mong muốn được Sản Phẩm Gia Truyền giải đáp.
Bệnh viêm gan C có lây không?
Viêm gan C là căn bệnh được gây nên bởi virus Hepatitis C virus hay còn viết tắt là (HCV). Virus gây nên căn bệnh viêm gan C được xem là hiểm họa hiện nay, bệnh thường lây truyền thông qua con đường máu, người khỏe mạnh chẳng may tiếp xúc với máu của người bệnh, chắc chắn sẽ mắc phải bệnh viêm gan C.
Ngoài ra, viêm gan C có thể lây qua con đường máu thông qua việc sử dụng chung dụng cụ cá nhân với người mắc viêm gan C. Do đó, các bạn nên trang bị kiến thức về viêm gan C để bảo vệ bạn và người thân trước khi quá muộn.
Viêm gan C lây qua đường nào?
Viêm gan C là căn bệnh phổ biến hiện nay, con đường lây bệnh của viêm gan C rất đa dạng. Theo tổ chức WHO, viêm gan C thường lây truyền qua những con đường như:
+ Sử dụng kim tiêm của người bị nhiễm viêm gan C.
+ Sử dụng các dụng cụ y tế của người đã nhiễm viêm gan C.
Những dụng cụ như bơm tiêm, dao cạo râu, xăm hình, dụng cụ làm móng, những dụng cụ phẫu thuật,..nếu chưa được tiệt trùng thì khả năng lây nhiễm viêm gan C là rất cao.
+ Sử dụng máu hoặc các chế phẩm từ máu của người nhiễm viêm gan C.
Do đó, đối với việc truyền máu hay cho máu, chúng ta cần thực hiện các xét nghiệm kỹ, vì nguy cơ lây bệnh là rất cao. Các bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín, đầy đủ đội ngũ bác sĩ và trang thiết bị để thực hiện cho máu hay truyền máu.
Ngoài ra, viêm gan C còn có những con đường lây nhiễm khác như:
+ Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với người bị nhiễm viêm gan C.
Viêm gan C tồn tại trong tinh dịch, tinh trùng của người mắc bệnh. Do đó, các bạn không nên quan hệ khi chưa có biện pháp phòng tránh an toàn.
+ Mẹ mắc viêm gan C sẽ lây truyền sang con.
Viêm gan C lây truyền từ mẹ sang cho chiếm tỷ lệ 5%, tỷ lệ không cao tuy nhiên các bạn không nên chủ quan. Đặc biệt, đối với những người mẹ có chỉ số 2-3 triệu siêu vi C có trong 1ml máu, tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con là rất cao.
+ Sử dụng ống tiêm đã dính máu của người mắc bệnh.
+ Sử dụng dụng cụ cá nhân có dính máu của người mắc viêm gan C, những dụng cụ cá nhân thường lây truyền viêm gan C như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu có tiếp xúc với máu của người bệnh.
Viêm gan C có lây qua đường ăn uống không?
Các bác sĩ cho biết, viêm gan C là căn bệnh hoàn toàn không lây qua đường ăn uống. Do đó, thông qua việc ăn uống chung người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm là không làm lây lan bệnh viêm gan C. Đây cũng là điều vô cùng quan trọng, giúp chúng ta hiểu đúng về bệnh viêm gan C, để từ đó có thái độ quan tâm, không kỳ thị, xa lánh người mắc phải bệnh viêm gan C.
Tuy nhiên, các bạn nên biết một điều, viêm gan C không lây qua đường ăn uống nhưng có khả năng lây qua những đồ dùng cá nhân có nguy cơ dính máu của người bệnh.
Ngoài ra, trường hợp đầu vú mẹ bị chảy máu hoặc miệng của trẻ sơ sinh bị chảy máu thì không nên cho trẻ bú, để hạn chế nguy cơ lây nhiễm viêm gan C từ mẹ sang con. Do đó, các bạn cần lưu ý những vấn đề trên để con bạn có một lá gan khỏe mạnh.
Bệnh viêm gan C có nguy hiểm không?
Viêm gan C là căn bệnh rất nguy hiểm hiện nay, bệnh có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp phát hiện và điều trị sớm bệnh sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng và lây truyền cho người khác.
Theo các nghiên cứu, viêm gan C có tỉ lệ biến chứng sang xơ gan, ung thư gan vô cùng cao. Bệnh gây suy giảm chức năng gan, khiến gan không thể giải độc được và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan khác của cơ thể.
Từ lâu, viêm gan C đã được các bác sĩ và chuyên khoa đặt tên là “kẻ giết người thầm lặng”, sở dĩ là vì viêm gan C mạn tính bệnh có thời gian ủ bệnh rất lâu, thời gian dài có khi lên đến 30 năm. Đồng thời, triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng nên người bệnh thường chủ quan, không được chẩn đoán và có biện pháp điều trị sớm. Do đó, bệnh thường phát triển một cách âm thầm qua nhiều năm, đến khi phát hiện thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng xơ gan hoặc ung thư gan. Lúc này, khả năng chữa khỏi là rất khó.
Hiện nay, theo ước tính của tổ chức WHO, mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 người chết do các bệnh lý liên quan đến viêm gan B và C. Trong đó, viêm gan C chiếm tỉ lệ ¼ trong số đó, khoảng 10.000 người mỗi năm. Riêng đối với ung thư gan thì chiếm tỷ lệ tử vong 25.000 ca mỗi năm, trong đó ung thư gan đang là ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại ung thư, với tỉ lệ tử vong gấp 3 lần so với tai nạn giao thông.
Như vậy, chúng ta có thể thấy viêm gan C là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, mọi người không thể xem thường.
Trên đây là những kiến thức giải đáp thắc mắc “Bệnh viêm gan C có lây không? Lây đường nào?”. Hy vọng những thông tin trên phần nào giải đáp những thắc mắc của các bạn!
Tham khảo: Top 7 cây thuốc nam chữa bệnh gan cực kỳ hiệu quả