Trong Đông y, Bạch quả là một dược liệu quý có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn giúp hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh như ho, mất tiếng, tiểu buốt, dị tinh, mộng tinh, mất trí nhớ, nấm, nhiễm khuẩn,..
Vậy, Bạch quả là dược liệu gì? Bạch quả có tác dụng và cách sử dụng như thế nào? Sau đây thân mời các bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới.
Đặc điểm của Bạch Quả là gì?
Cây Bạch quả là một thực vật sống lâu năm, cây có dạng thân gỗ lớn với chiều cao từ 25-35m, một số cây chiều cao có thể lên tới 50m. Cây Bạch quả có rễ ăn sâu dưới mặt đất, tán nhọn hình tháp, cành ít và ngắn, lá hình quạt và mùa thu các lá này sẽ chuyển sang màu vàng để rồi đầu đông các lá này sẽ bắt đầu rụng đi. Lá Bạch quả có gân ở phiến lá, mỗi lá có cuống, mỗi chiếc lá có chiều dài từ 5-10cm, lá mọc so le và cách nhau.
Cây Bạch quả thuộc loại đơn tính, mỗi cây sẽ cho một loại giới tính khác nhau. Quả Bạch quả có màu nâu vàng nhạt, vỏ cứng, cho hạt, quả có mùi khét đặc trưng giống như bơ khét như khi chín và rụng đi lại có mùi giống như phân. Quả Bạch quả tròn có kích thước bằng quả mận Hà Nội, thịt quả màu vàng bên trong có chứa hạt, hạt Bạch quả có hình trứng bề ngoài cứng, đầu hạt hơi nhọn, mỗi hạt có chiều dài từ 1,5-2,5cm và chiều rộng của hạt từ 1-2cm, bên ngoài vỏ hạt cứng, nhân hạt có vị ngọt, không mùi, vị đắng nhẹ.
Hiện nay cây Bạch quả được trồng ở các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ,..
Quả Bạch quả thường được thu hái vào mùa thu, quả sau khi thu hái sẽ được loại bỏ chất thịt bên ngoài rồi đem rửa sạch hạt, hấp chín sau đó hạt sẽ được đem phơi hoặc sấy khô. Khi sử dụng nhân của hạt người dùng sẽ đem giã nát phần nhân.
Bạch Quả có tác dụng gì?
Các nghiên cứu cho thấy Bạch quả chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe như flavonoit-glicozit, tecpen, nhóm terpene lactones (bilobalide, kaempferol, ginkgolides A, B và C, quercetin), chất chống oxy hóa, tinh bột, chất béo, protein (đạm thực vật), đường (glucoza và rhamnose), tro. Trong vỏ quả Bạch hạt chứa hoạt chất ginnol, bilobol, ginkgolic axit.
Bên cạnh đó các nghiên cứu còn cho thấy trong trái Bạch quả còn chứa nhiều axit như Vanillic, Kynurenic, Hydroxy kynurenic, Parahydroxybenzoic,..
Trong Đông y, Bạch quả có tính ôn, đắng nhẹ, nhân hạt có vị ngọt đặc trưng quy vào kinh Tâm, Phế.
Nhờ những hoạt chất quý trong Bạch quả mà thảo dược giúp mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:
+Hỗ trợ điều trị ho, tiêu đờm
Trong Đông y Bạch quả có tác dụng tiêu đờm, kháng viêm hỗ trợ điều trị ho khan, ho lâu ngày rất hiệu quả. Chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng thảo dược sức khỏe người dùng đã được cải thiện, bệnh ho lâu ngày được thuyên giảm.
+Giúp an thần, giảm căng thẳng
Các nghiên cứu cho thấy sử dụng dịch chiết Bạch quả trong 4 tuần có tác dụng an thần, giúp giảm lo âu, căng thẳng từ đó giúp người dùng có một sức khỏe tốt.
+Tăng cường trí nhớ ở người lớn tuổi
Dược chất trong Bạch quả có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường chức năng não bộ, cải thiện trí nhớ, chống lại tình trạng mệt mỏi từ đó giúp cải thiện tình trạng mất trí nhớ ở người lớn tuổi. Các nghiên cứu cho thấy sử dụng Bạch quả để hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ với liều dùng là 240mg/ngày sẽ mang hiệu quả rất tốt.
+Cải thiện thị lực ở người bị suy giảm thị lực do tiểu đường
Thực nghiệm lâm sàng cho thấy sử dụng dịch chiết xuất lá Bạch quả trong 6 tháng có tác dụng rất tốt đối với người bị tổn thương võng mạc, suy giảm thị lực do bệnh tiểu đường gây ra. Thảo dược có tác dụng tăng cường chức năng lưu thông máu huyết, ổn định màng tế bào, tiêu diệt các phân tử gốc tự do từ đó giúp người dùng cải thiện tình trạng tổn thương hoặc thoái hóa điểm vàng. Sau một thời gian ngắn sử dụng Bạch quả sức khỏe người dùng sẽ được cải thiện.
+Hỗ trợ điều trị chứng tâm thần phân liệt
Các nghiên cứu cho thấy sử dụng Bạch quả giúp cải thiện những triệu chứng của bệnh tâm thần, thảo dược có thể sử dụng kết hợp cùng với thuốc tây để giúp mang lại hiệu quả cao cho bệnh nhân đang điều trị tâm thần và nhất là tâm thần phân liệt.
+Giúp cải thiện chứng đau chân nhiều khi đi bộ
Những dược chất có trong lá Bạch quả có tác dụng giúp cải thiện chứng lưu thông khí huyết, cải thiện chứng đi bộ bị đau chân rất tốt. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên tốt nhất các bạn nên sử dụng ít nhất 24 tuần để cảm nhận hiệu quả thảo dược mang lại cho sức khỏe.
+Giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị chứng mất thăng bằng
Dược chất trong lá cây Bạch quả có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị chứng mất thăng bằng. Do đó những người bị rối loạn thăng bằng khuyến khích nên sử dụng để giúp cải thiện sức khỏe.
+Điều kinh, giảm đau bụng và vú khi gần tới ngày kinh nguyệt
Các nghiên cứu cho thấy dược chiết trong lá cây Bạch quả có tác dụng giúp giảm đau bụng và vú trước ngày kinh nguyệt rất hiệu quả. Rất nhiều người đã bất ngờ vì hiệu quả lá Bạch quả mang lại cho sức khỏe người dùng, nhất là các chị em phụ nữ.
Bên cạnh đó các nghiên cứu còn cho thấy sử dụng Bạch quả có tác dụng như:
+Giúp lợi tiểu, hỗ trợ điều trị tiểu són, tiểu buốt, tiểu rắt.
+Giúp bổ thận, tráng dương, hỗ trợ điều trị thận dương hư.
+Tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch.
+Ổn định huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến có thể xảy ra.
+Ngăn ngừa lão hóa, hạn chế tình trạng chảy xệ, nhão da.
Cách dùng Bạch Quả như thế nào?
Bạch quả mang nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe do đó thường được sử dụng để chế biến món ăn và sử dụng làm thuốc. Sau đây là một số cách dùng thông dụng các bạn có thể tham khảo sử dụng.
Nấu chè
Nguyên liệu chuẩn bị gồm có 300g Bạch quả tươi, 150g táo đỏ tân cương, 300g hạt sen khô, 500g đường phèn mật mía.
Cách thực hiện: Bạch quả tươi sau khi mua về các bạn bóc vỏ ngoài và vỏ lụa, tách bỏ tim Bạch quả để giúp hạt khỏi bị đắng, rửa sạch sau đó để cho ráo nước. Hạt sen khô sau khi mua về các bạn ngâm trong nước ấm 30 phút để giúp hạt sen được nở mềm, táo đỏ tân cương sau khi mua về các bạn rửa sạch sau đó cắt ngang từng lát rồi bỏ hạt.
Sau khi sơ chế xong các bạn cho Bạch quả vào luộc cùng 1 lít nước trong 10 phút cho hạt được nở mềm thì vớt ra để nguội. Lưu ý, các bạn nên đổ bỏ nước luộc Bạch quả, không sử dụng vì nước này sẽ gây đắng.
Bước tiếp theo các bạn bắt nồi nước lên bếp, tầm 1,5 lít là được, đun đến khi nào nước sôi thì các bạn cho hạt sen đã ngâm vào đậy kín nắp nấu 15 phút. Đến khi hạt sen đã nở mềm thì các bạn cho hạt Bạch quả, đường phèn đã chuẩn bị vào nấu cho ngọt. Sau khi thấy đường tan hết, hạt sen và Bạch quả đã mềm thì các bạn cho táo đỏ tân cương vào nấu tiếp 5 phút thì tắt bếp thì múc ra chén và có thể sử dụng được.
Bạch quả rất tốt cho sức khỏe, mỗi tuần các bạn có thể sử dụng 2 lần, để giúp món chè được thơm ngon hơn các bạn có thể để nguội sau đó cho vào tủ lạnh dùng dần.
Hỗ trợ điều trị ho có đờm, cổ khò khè
Các bạn sử dụng 7 trái Bạch quả đem bọc cùng lá ngải cứu rồi nướng trên bếp than, sau khi chín thơm thì các bạn bỏ lá ngải cứu bên ngoài chỉ ăn Bạch quả. Sử dụng 3-4 Bạch quả/ngày, kiên trì sử dụng 2-3 ngày bệnh ho có đờm sẽ được cải thiện, chứng khò khè, hen suyễn không còn.
Hỗ trợ điều trị tiểu buốt, tiểu rắt
Sử dụng 10 trái Bạch quả, các bạn chia số trái Bạch quả làm 2 loại, một loại dùng để ăn sống và một loại dùng chín. Sử dụng 1 ngày 10 trái Bạch quả, kiên trì sử dụng 2-3 ngày tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt sẽ được thuyên giảm, người dùng đi tiểu bình thường.
Hỗ trợ điều trị bệnh đau đầu, chóng mặt
Các bạn dùng 3 hạt Bạch quả, 3g Thiêm Ma, 8 cùi nhãn. Tất cả các nguyên liệu trên ăn vào buổi sáng, kiên trì sử dụng 5-7 ngày bệnh đau đầu, chóng mặt sẽ nhanh chóng biến mất trả lại cho bạn một sức khỏe được minh mẫn.
Hỗ trợ điều trị bệnh dị tinh, mộng tinh
Sử dụng 9g hạt Bạch quả tách vỏ cứng và vỏ lụa, 3g cam thảo, 9g Khoản Đông Hoa, 6g Ma Hoàng. Tất cả các nguyên liệu trên đem sắc cùng với 500ml nước, đun nhỏ lửa đến khi nước sắc còn 250ml thì các bạn có thể sử dụng được. Kiên trì sử dụng bệnh dị tinh, mộng tinh sẽ biến mất trả lại cho bạn sức khỏe tràn đầy năng lượng.
Bạch quả là một thảo dược rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên có một lượng độc nhất định, chính vì vậy bà bầu và trẻ nhỏ tốt nhất không nên sử dụng.
Trên đây là những kiến thức chia sẻ về Bạch quả. Hy vọng những kiến thức trên sẽ bổ ích dành cho các bạn.
Chúc các bạn sử dụng hiệu quả!
Xem thêm: Cây Vông Nem có tác dụng gì?