Thông tin về cây Atiso

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Cây Atiso là một loại thảo dược khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Cây có thể được sử dụng để chế biến món ăn, làm trà, cao, thuốc,..

Vậy, cây Atiso có những thành phần dược chất gì? Có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe người sử dụng?

Sau đây, Sản Phẩm Gia Truyền thân mời các bạn cùng tìm hiểu!

Đặc điểm

Cây Atiso có tên gọi khoa học là Cynara scolymus, là một loại cây thân thẳng, có nhiều gai, lông tơ nhỏ, sống lâu năm. Một cây Atiso khi trưởng thành có thể đạt tới độ cao 2m, lá to và có thể dài tới 80cm, cụm hoa có màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt, hoa hình cụm, hình búp.

Atiso là một loài cây có nguồn gốc từ Châu Âu, cây ưa khí hậu ôn đới; ở nước ta cây được trồng chủ yếu ở những nơi khí hậu lạnh như Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo.

dac-diem-cay-atiso

Cây thường được gieo trồng vào tháng 10 hoặc 11 hằng năm, và thu hoạch khi cây ra hoa hoặc lúc cây đã đủ tuổi trưởng thành.

Bộ phận dùng

Cây Atiso được xem là một thảo dược quý dành cho sức khỏe người sử dụng. Cây được sử dụng toàn bộ từ thân, lá, rễ, hoa. Trong đó, người ta sẽ dùng cụm hoa và lá khi cây chuẩn bị ra hoa hoặc đang ra hoa để làm thuốc.

Thành phần dược chất

Cây Atiso mang nhiều dược chất có lợi cho sức khỏe như:

+Trong lá Atiso: lá Atiso chứa nhiều acid hữu cơ như acid phenol, các sản phẩm của sự thủy phân, acid succinic, acid alcol và hợp chất flavonoid bao gồm scolymozid, cynarozid.

+Trong thân và lá Atiso: trong thân và lá Atiso chứa nhiều hữu cơ kim loại như canxi, kali, magie, natri. Đặc biệt, trong thân và lá Atiso chứa hàm lượng lớn các chất kali.

+Hoa Atiso: trong hoa Atiso chứa 9,3% là chất carbohydrate, 1,5% là chất xơ, bên cạnh đó là nhiều vitamin, chất khoáng cần thiết cho cơ thể như kali, magie, lưu huỳnh, canxi,..Ngoài ra là tinh bột và carbohydrat.

+Rễ Atiso: rễ Atiso chứa nhiều acid caffeic như sesquiterpen lacton, clorogenic,..

Bên cạnh đó, các nhà khoa học nghiên cứu nhận thấy trong các bộ phận của cây Atiso chứa nhiều enzyme oxy hóa, nhiều chất vô cơ có lợi cho sức khỏe.

Tác dụng của cây Atiso

Cây Atiso có vị đắng, tính mát, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, nhuận trường, thanh lọc cơ thể vô cùng hiệu quả. Chính vì những tác dụng tuyệt vời của Atiso nên người ta thường dùng Atiso trong các trường hợp như giải độc gan, phù tay chân, cải thiện hệ tiêu hóa (đặc biệt chứng táo bón), tăng bài tiết mật, hạ cholesterol, hạ men gan, giảm đường huyết, giảm cân, tiểu buốt tiểu không được, suy gan, suy thận, đau nhức xương khớp, da dẻ nhiều mụn nhọt,..

cong-dung-cua-cay-atiso

Cách dùng cây Atiso chữa bệnh gan

+Bài thuốc sử dụng cây Atiso để giải các độc tố có trong gan, tăng cường chức năng gan: sử dụng 50g hoa Atiso, 100g gan lợn, các bạn rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị, thái miếng mỏng vừa ăn. Sau đó, nấu canh trong nồi đất, đun nhỏ lửa, đến khi các nguyên liệu chín thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Mỗi ngày ăn canh từ 1-2 lần, ăn liên tục trong 10 ngày, các bạn sẽ cảm nhận những thay đổi trong cơ thể, bệnh tình chuyển biến tích cực hơn.

+Sử dụng Atiso để giải độc gan: sử dụng 2 bông Atiso lớn, 3,5 lít nước, 1 bó lá dứa, 50g đường phèn. Tất cả các nguyên liệu trên các bạn rửa sạch, bông Atiso bỏ cuống, thái lái mỏng. Bắt nồi nước sôi, khi nước sôi thì cho bông Atiso vào, đun nhỏ lửa đến khi bông Atiso mềm nhừ, lúc này các bạn có thể cho lá dứa đã được rửa sạch, cột chặt vào nồi, sau đó các bạn tiếp tục cho đường phèn vào, đun sôi trong 10 phút cho đường được tan hết.

Các bạn vớt bỏ bã, đến khi nước nguội thì có thể thưởng thức, bỏ nước trong tủ lạnh để dùng dần. Các bạn có thể thay nước lọc, sử dụng rất tốt cho gan.

Những lưu ý khi dùng cây Atiso

Cây Atiso có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý một số điểm sau:

+Nên sử dụng Atiso với liều lượng vừa phải, tránh lạm dụng. Việc sử dụng quá nhiều có thể ảnh hưởng đến gan, thận, thậm chí có thể khiến bệnh tình ngày một trầm trọng hơn.

+Như đã giới thiệu ở trên, cây Atiso chứa nhiều gai và tông tơ nhỏ. Do đó, nếu các bạn đụng hoặc chạm quá nhiều có thể gây ngứa, mẩn đỏ. Vì vậy, các bạn cần lưu ý!

+Cây Atiso có thể gây dị ứng đối với một số đối tượng. Do đó, các bạn cần lưu ý thành phần dược chất Atiso nếu gặp những vấn đề về dị ứng.

+Đối với những bệnh nhân gặp vấn đề về mật, hoặc bệnh tắc ống mật thì tuyệt đối không nên sử dụng bông Atiso.

+Khi sử dụng Atiso các bạn nên thường xuyên kiểm tra đường huyết, tránh trường hợp hạ quá thấp khiến cơ thể người bệnh mệt thêm.

+Phụ nữ mang thai và đang cho con bú tuyệt đối không nên sử dụng Atiso. Nếu sử dụng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

cach-su-dung-cay-atiso

Phân biệt cây Atiso với cây Bụp giấm (Atiso đỏ)

Hiện nay, nhiều người nhầm lẫn giữa cây Atiso và cây Bụp giấm, hay còn gọi là Atiso đỏ.

Cây Bụp giấm có tên khoa học là Hibiscus sabdariffa L, thuộc họ Cẩm Quỳ, loài hoa này có nguồn gốc từ Châu Phi. Bụp giấm là loài cây có tuổi thọ thấp, chỉ sống khoảng 1 năm, khác so với cây Atiso, Bụp giấm là loài cây phân nhiều nhánh ở gốc. Cây Bụp giấm hay còn gọi là Atiso đỏ, cây không có cuống, thường mọc ở nách cây, cây này thường được sử dụng để làm rau chua, hiện nay cây thường được làm siro, vị chua chua, nước màu đỏ rất bắt mắt. Ngoài ra, thân cây dạng sợi còn được sử dụng trong ngành lấy sợi, màu thực phẩm, làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh ho, viêm họng rất tốt cho sức khỏe.

Cây Bụp giấm và cây Atiso là 2 cây hoàn toàn khác nhau, thành phần dược chất và công dụng hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, các bạn tránh nhầm lẫn.

Xem thêm: Công dụng chữa ung thư gan của cây Bán Chi Liên

Hy vọng thông qua bài viết các bạn đọc có thể biết cây Atiso có những tác dụng gì, đồng thời có sự phân biệt giữa cây Atiso và cây Bụp giấm.

Trả lời