Bệnh áp xe gan là bệnh gây nên bởi việc vi khuẩn xâm nhập vào gan khiến tế bào gan bị viêm và phá hủy, dần hình thành ổ mủ trong gan. Ổ mủ trong gan có thể lớn hoặc nhỏ, đơn lẻ hay nhiều ổ mủ khác nhau. Bệnh vô cùng nguy hiểm vì có thể gây nhiều biến chứng cho cơ thể.
Vậy, bệnh áp xe gan có lây không? Những phương pháp nào có thể chữa khỏi bệnh áp xe gan?
Sau đây, thân mời các bạn cùng tìm hiểu!
Bệnh áp xe gan có lây không?
Bệnh áp xe gan có lây nhiễm, tuy nhiên bệnh không lây nhiễm qua đường không khí hay lây nhiễm từ người bệnh sang người lành mà chỉ khi nào bị các ký sinh trùng xâm nhập bạn mới mắc bệnh.
Bệnh chủ yếu gây nên từ việc ăn uống không hợp vệ sinh, từ đó khiến cơ thể hình thành nên các ký sinh trùng amíp, các ký sinh trùng này tấn công và phá hủy các tế bào gan.
Do đó trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh các bạn nên vệ sinh tay sạch sẽ, để ngăn ngừa bệnh áp xe gan.
Cách chữa trị bệnh áp xe gan
Từ năm thứ 200 sau công nguyên, bệnh áp xe gan đã được con người nhận ra. Nhưng mãi cho đến năm 1631 mới có một Trung tâm nghiên cứu áp xe gan chuyên sâu được hình thành tại Ấn Độ. Và cũng chính từ khi đó, người ta mới bắt đầu nghiên cứu hoàn chỉnh về bệnh áp xe gan, cũng như mức độ nguy hiểm của nó trên bệnh nhân, khiến tử nhiều bệnh nhân tử vong.
Ngày nay để điều trị được bệnh áp xe gan do amíp gây ra, thường các bác sĩ sẽ hướng dẫn có 3 biện pháp chính đó là:
- Sử dụng thuốc đặc trị
- Loại bỏ ổ mủ khi nó đã hình thành
- Kháng sinh kết hợp
Sử dụng thuốc đặc trị
Đối với việc sử dụng thuốc đặc trị, các chuyên gia cho biết, từ thế kỷ 19 các bác sĩ đã tìm thấy thuốc Ipecocuakha (Ipecacuanha) có khả năng diệt được amíp nhưng rất độc cho người sử dụng.
Và mãi cho đến năm 1817 khoa học đã tìm ra được hoạt chất Emetin có khả năng tiêu diệt amíp hiệu quả.
Rồi từ năm 1894 các nhà khoa học đã bào chế thuốc Emetin trở nên ít độc hơn, để đưa vào sử dụng cho bệnh nhân bị áp xe gan; và cũng chính từ đây, Emetin là thuốc có tác dụng tốt nhất được sử dụng để điều trị lỵ amíp, nhất là giai đoạn đầu lỵ chưa làm mủ trong gan.
Tuy nhiên, thuốc Emetin cũng có nhiều hạn chế như, nếu sử dụng với liều lượng thấp thì thuốc sẽ có tác dụng chậm, nếu thời gian sử dụng thuốc Emetin kéo dài sẽ làm cho lỵ amíp chuyển biến phức tạp, khó điều trị hơn.
Bên cạnh đó, như đã chia sẻ ở trên, các bác sĩ và nhà khoa học nhận định thuốc Emetin rất độc, nên không tránh khỏi việc gây nên những tác dụng phụ.
Gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế nên một thuốc mới có tên là Elagyl, loại thuốc này có tác dụng diệt hết các thể của amíp và ít độc hơn.
Bên cạnh đó, thuốc kháng nấm amphotericin còn được bệnh nhân sử dụng nếu bệnh nhân bị các bác sĩ nghi ngờ bị áp xe gan do nấm gây nên.
Dẫn lưu rút mủ qua da
Ở những năm trước, việc loại bỏ các ổ mủ của áp xe gan do amíp chủ yếu là dẫn lưu các ổ mủ ra ngoài theo các bước:
- Chọc dò lưu kim hoặc làm một tiểu thuật với mục đích sau 24 giờ để gan và thành bụng dính vào nhau.
- Sau đó phá vỡ ổ mủ, hút mủ và dùng thuốc trong phạm vi đã gât dính giữa gan và thành bụng để tránh mủ chảy vào thành bụng gây viêm phúc mạc.
Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này thì có 3 ổ mủ sẽ gặp khó khăn đó là:
+Ổ mủ ở mặc sau gan và vòm gan sát cơ hoành: chú ý khi khâu 2 lá phổi tránh để mủ chảy vào màng phổi.
+Ổ mủ ở mặc dưới gan: không thể gây dính dễ dẫn lưu tối thiểu, buộc phải mở ổ bụng, phá vỡ mặt dưới, hút hết mủ đặt dẫn lưu và dùng mạc nối lớn ngăn chặn không cho mủ lăn tràn trong ổ bụng.
+Ổ mủ ở thùy gan trái: việc chọc dò lưu kim dễ gây tổn thương cơ quan khác như dạ dày và các mạch máu lớn.
Hầu hết những ca áp xe gan, do vi khuẩn hoặc áp xe gan lớn do amip không được điều trị phục hồi hoàn toàn, chỉ với kháng sinh đơn thuần. Do đó, cần được dẫn lưu dựa vào kết quả siêu âm, hoặc chụp cắt lớp vi tính.
Phương pháp này cũng rất cần thiết khi áp xe bị vỡ và bệnh nhân bị viêm phúc mạch, ổ áp xe quá lớn (>5cm) hoặc nhiều vách, hoặc bệnh nhân mắc những bệnh lý cần phẩu thuật như viêm ruột thừa.
Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này đó là khó áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhân có áp xe lớn, nhiều ổ áp xe hoặc bệnh nhân bị mắc các bệnh về đường mật cần phẩu thuật.
Đối với phương pháp chọc kim hút mủ sẽ có sự can thiệp lớn của siêu âm. Đây là phương pháp với hiệu quả cao, ngày càng phổ biến hiện nay. Và đây cũng là phương pháp được thay thế phương pháp dẫn lưu mủ.
Bên cạnh với việc điều trị bằng thiết bị công nghệ sẽ có sự can thiệp thông qua việc điều trị di truyền, dinh dưỡng, thuốc giảm đau.
Áp xe gan là căn bệnh mới mẻ ở nước; bệnh vô cùng nguy hiểm và có nhiều biến chứng có thể xảy ra.
Vì vậy, nếu không được trang bị kiến thức về bệnh áp xe gan, chúng ta sẽ rất khó có thể hiểu và phòng tránh một cách hiệu quả.
Do đó, khi các bạn nhận thấy có những dấu hiệu bất thường nào của cơ thể thì hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời thăm khám và điều trị.
Hy vọng những kiến thức chúng tôi vừa chia sẻ trên sẽ bổ ích dành cho các bạn.
Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Thao khảo thêm: 3 Cách giải độc gan hiệu quả