3 Cây Thuốc Quý Dân Gian Ngày Nay

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Nói tới sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên cũng như hệ sinh thái ở Việt Nam. Và một trong những nguồn tài nguyên vô giá ở nước ta chính là những cây thuốc quý. “Rừng vàng, biển bạc” nhiều loại dược liệu quý có nhiều tác dụng và công dụng rất có giá trị.

1. Sâm Ngọc Linh


Đứng đầu trong danh sách những loại cây thuốc quý, dược liệu quý ở Việt Nam đó chính là sâm Ngọc Linh.

Sâm Ngọc Linh là củ của một loài cây thảo, sống lâu năm và cao từ 40 – 80cm. Thân rễ nạc, mọc bò ngang như củ gừng, có nhiều đốt, không phân nhánh, dài 30 – 40 cm, có thể hơn, có nhiều vết sẹo do thân khí sinh lụi hàng năm để lại, mặt ngoài màu nâu nhạt, ruột trắng ngà, phần cuối đôi khi có một củ hình cầu.
Thân khí sinh mảnh, mọc thẳng, mang 2 – 4 lá kép chân vịt mọc vòng, mỗi lá kép có 5 lá chét hình trứng ngược hoặc hình mác, dài 10 – 14 cm, rộng 3 – 5 cm, gốc hình nêm, đầu thuôn dài thành hình mũi nhọn, mép khía răng nhỏ. Cụm hoa mọc thành tán đơn ở ngọn thân, có cuống dài, hoa nhiều màu vàng lục, đài có 5 răng dài, nhị 5, chỉ nhị hình sợi, bầu thượng 1 ô.

Thành phần hóa học chủ yếu có trong sâm Ngọc Linh chính là hợp chất saponin bao gồm: 49 hợp chất saponin bao gồm 25 loại saponin đã biết và 24 saponin có cấu trúc mới được đặt tên là vina-ginsenosid –R1-R24. Ngoài ra, trong sâm ngọc linh còn có các hợp chất polyacetylen, các acid béo, acid amin

Theo đông y, sâm Ngọc Linh có vị đắng, hơi ngọt, mùi thơm nhẹ, có tác dụng kích thích hoạt động, tăng cường trí nhớ, giúp hồi phục chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Sâm Ngọc Linh được dùng làm thuốc bổ toàn thân, chữa suy nhược, mệt mỏi, xơ vữa động mạch, ngộ độc gan, viêm họng và hen phế quản mạn tính.
Sâm Ngọc Linh thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác như sâm quy dưỡng lực bao gồm: sâm Việt Nam, đương quy và một số vị thuốc khác

2. Trinh Nữ Hoàng Cung

 
Trinh nữ hoàng cung có tên khoa học là Crinum latifolium L. thuộc họ loa kèn đỏ (Amaryllidaceae)

Trinh nữ hoàng cung là cây cỏ lớn, thân hành to, gần hình cầu hoặc hình trứng thuôn, đường kính 8 -10 cm, phủ bởi những vảy hình bản to, dày, màu trắng.
Lá mọc thẳng từ thân hành, hình dài đến 50 cm, có khi hơn, rộng khoảng 7 – 10 cm, mép nguyên, gốc phẳng có bẹ, đầu nhọn hoặc tù, gân song song.
Cụm hoa mọc thành tán trên một cần dẹt, dài 30 – 40 cm, lá bắc rộng hình thìa dài 7 cm, màu lục, đầu nhọn. Hoa màu trắng pha hồng, dài 10 – 15 cm, bao hoa gồm 6 phiến bằng nhau, hàn liền 1/3 thành ống hẹp, khi nở đầu phiến quăn lại, nhị 6, bầu hạ.

Thành phần chủ yếu có trong trinh nữ hoàng cung là các alcaloid và chúng thuộc 2 nhóm:

  • Không dị vòng: latisolin, latisodin, beladin.
  • Dị vòng: ambelin, crinafolin, epdycorin, lycorin, pratorin, pratorinin.

Ngoài ra, phần thân rễ của sâm Ngọc Linh còn chứa 2 glucan: glucan A và glucan B. Glucan A gồm 12 đơn vị glucose, còn glucan B có khoảng 110 gốc của glucose.
Trinh nữ hoàng cung cũng được dùng trong phạm vi dân gian để chữa ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư tuyến tiền liệt, bàng quang. liều dùng mỗi ngày 3 – 5 lá sao vàng, sắc nước uống. Ở miền nam, trinh nữ hoàng cung còn được dùng phổ biến để chữa bệnh có liên quan đến đường tiết niệu.

3. Hoa Áctiso


Áctisô có tên khoa học là Cynara scolymus L., thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Cây thảo lớn, sống hai năm hoặc lâu năm, cao 1 – 1.2m, có thể đến 2m. Thân ngắn, thẳng và cứng, có khía dọc, phủ lông trắng như bông. Lá to, dài, mọc so le, phiến lá xẻ thùy sâu và có răng không đều, mặt trên xanh lục, mặt có lông trắng, cuống lá to và ngắn.
Cụm hoa to mọc ở ngọn thân thành đầu màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt; lá bắc ngoài của cụm hoa rộng, dày và nhọn, đế cụm hoa, phủ đầy lông tơ, mang toàn hoa hình ống. Quả nhẵn bón, màu nâu sẫm, có mào lông trắng.

Lá ác ti sô chứa – Acid hữu cơ bao gồm:

  • Acid phenol: Cynarin (acid 1 – 3 dicafeyl quinic) và các sản phẩm thủy phân (acid cafeic, acid clorogenic, acid neo clorogenic).
  • Acid alcol: acid hydroxymethylacrilic, acid malic, acid latic, acid fumaric…
  • Acid khác: acid succinic.

– Hợp chất flavonoid (dẫn chất của luteolin) bao gồm cynarosid (luteolin – 7 – D – glucopyrano – sid), scolymosid (luteolin – 7 – rutinosid) và cynarotriosid (luteolin – 7 – rutinosid – 3’ – glucosid).
– Thành phần khác: Ác ti sô còn chứa các enzyme, nhiều hợp chất vô cơ, polyphenol, flavonoid, cynarin.

Công dụng – Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của bệnh nhân đái tháo đường vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, phần carbon hydrat gồm phần lớn là inulin.

– Lá ác ti sô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị bệnh phù và thấp khớp.
– Ngoài việc dùng đế hoa và lá bắc để ăn, ác ti sô còn được dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật chữa các bệnh suy gan, thận, viêm thận cấp và mạn, sưng xương khớp. Thuốc có tác dụng nhuận tràng và lọc máu nhẹ đối với trẻ em. Dùng dưới dạng lá tươi hoặc khô, đem sắc (5 – 10%), hoặc nấu cao lỏng với liều 2 – 10g lá khô một ngày.

Nhà Thuốc Nguyễn Trần Hỗ Trợ Tư vấn sức khoẻ số hotline : 0906 852 188 

 

Trả lời