Nhắc đến trà xanh người ta sẽ nghĩ ngay đến thức uống quen thuộc, được sử dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam,..
Hiện nay, trà xanh ngày càng được nhiều người biết đến và sử dụng. Vậy, trà xanh có thành phần gì? Tác dụng và cách sử dụng như thế nào cho hiệu quả?
Sau đây, Nguyễn Trần Coop sẽ giúp các bạn tìm hiểu kỹ hơn về trà xanh. Thân mời các bạn cùng tìm hiểu!
Tìm hiểu về trà xanh
Trà xanh là gì?
Trà xanh có tên khoa học là Camellia sinensis, hay còn có tên gọi khác là chè xanh. Trong tiếng Anh, trà xanh được gọi là Green tea.
Trà xanh được làm từ lá và búp cây trà, hiện nay thảo dược được dùng để sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Đặc điểm
Trà xanh là loại thực vật sống lâu năm, thường mọc thành bụi hoặc cây nhỏ. Thảo dược được trồng theo hàng, thường được cắt tỉa để tạo nên nhiều chồi.
Cây có nhiều lá, mỗi lá trà dài từ 4-15cm, rộng khoảng 2-5cm, lá và búp có màu xanh lục nhạt. Mặt dưới phiến lá có nhiều lông tơ trắng, nhỏ, khi lá trà xanh già sẽ chuyển sang màu xanh lục đậm.
Hoa trà xanh có màu trắng, mỗi hoa thường có 7-8 cánh. Hạt trà xanh chứa tinh dầu nên được sử dụng để ép lấy tinh dầu.
Nguồn gốc, nơi phân bố
Trà xanh ban đầu có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, về sau lan rộng đến nhiều quốc gia thuộc Châu Á như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Việt Nam,..
Ở nước ta, trà xanh được trồng nhiều giữa thế kỷ XX, thảo dược được trồng nhiều ở các tỉnh từ Bắc tới Nam. Trong đó, phải kể đến các tỉnh nổi tiếng trồng trà như Thái Nguyên, Lâm Đồng, Sơn La, Mộc Châu,..
Thu hái
Trà xanh được thu hoạch ba năm một lần. Sau khi gieo trồng đến khi trưởng thành cây sẽ đâm chồi nảy lộc lần đầu vào cuối tháng 4 đầu tháng 5. Mùa vụ thu hoạch lần thứ 2 của cây thường diễn ra từ tháng 6 đến đầu tháng 7 hằng năm. Và mùa thu hoạch cuối thường rơi vào cuối tháng 7 đến tháng 8.
Ngoài ra, đôi khi cũng có đợt thu hái thứ 4 vào mùa xuân từ những đọt chồi nảy lộc vào mùa xuân.
Sau khi thu hái lá trà xanh sẽ được phơi khô dưới nắng nhẹ hoặc nơi thoáng mát, sau đó sao khô trên chảo. Ngoài ra, đối với phương pháp hiện đại trà xanh sẽ được sấy khô trong lò, thùng quay hoặc hấp. Trà xanh sau khi sấy khô sẽ được phân loại tùy theo kích cỡ rồi đóng gói, bảo quản.
Hiện nay, trà xanh có nhiều loại, được sản xuất và chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau.
Thành phần trong lá trà xanh
Một tách trà xanh chứa 99,9% là nước, 1calo trên 100ml cùng các hoạt chất có lợi cho sức khỏe như polyphenol, cafein. Trong đó, polyphenol có chứa EGCG (epigallocatechin gallate), flavonoid, api catechin, epicatechin gallate. Đây được xem là những hoạt chất chống ung thư, kháng viêm, chống oxy hóa vô cùng hiệu quả.
Ngoài ra, trà xanh còn chứa nhiều vitamin như B1, B2, B3, B6, C cùng nhiều chất khoáng có lợi cho sức khỏe như sắt, magie, mangan, kali, natri.
Tác dụng của lá trà xanh
Trà xanh mang lại vô vàn tác dụng tuyệt vời dành cho sức khỏe như:
+Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Sử dụng trà xanh giúp bảo vệ tim mạch trước các nguy cơ tổn thương do thiếu máu cơ tim gây ra. Ngoài ra, những dược chất có trong trà xanh giúp chống viêm, giảm áp lực cho tim. Đồng thời sử dụng trà xanh giúp hạ cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim một cách hiệu quả.
+Thanh nhiệt, giải độc
Những hoạt chất có trong trà xanh giúp thanh nhiệt, đào thải độc tố và các chất lỏng dư thừa trong cơ thể ra bên ngoài.
+Rất có lợi cho đường hô hấp, hỗ trợ điều trị viêm họng
Hoạt chất có trong trà xanh giúp kháng viêm, rất có lợi cho đường hô hấp nhất là trong việc hỗ trợ điều trị viêm họng.
Các bạn đun trà xanh cùng với 100l nước, cho vào thêm 10g cam thảo đun sôi trong vòng 5 phút. Các bạn cho nước vừa đun ra ly, sau đó lấy bã đun lại lần 2. Trộn nước đầu với nước 2, chia nước làm 4-5 lần, uống hết trong ngày. Kiên trì sử dụng 3-4 ngày bệnh viêm họng sẽ được cải thiện, sức khỏe khá lên trông thấy.
+Diệt vi khuẩn, hỗ trợ điều trị các bệnh về răng miệng
Trà xanh có tác dụng diệt vi khuẩn gây mùi, từ đó giúp bạn có được một hơi thở thơm tho, ngăn ngừa tình trạng sâu răng. Ngoài ra, trà xanh còn giúp bảo vệ men răng vô cùng hiệu quả.
+Lợi tiểu
Sử dụng trà xanh rất có lợi cho thận, giúp kích thích trung khu vận động của huyết quản từ đó có tác dụng lợi tiểu rất tốt.
+Giúp giảm nguy cơ sỏi thận
Hoạt chất polyphenol có chứa EGCG (epigallocatechin gallate) có trong trà xanh giúp ngăn cản các tế bào bất thường hình thành sỏi thận, từ đó nếu thường xuyên sử dụng trà xanh sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cũng như các bệnh lý liên quan đến tuyến mật.
+Giúp hạ huyết áp
Trà xanh rất có lợi cho người bị huyết áp thấp, sử dụng trà xanh có tác dụng hạ huyết áp vô cùng hiệu quả.
+Chống lão hóa
Nhờ hàm lượng vitamin và amino acid dồi dào có trong trà xanh, trà xanh giúp bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin A, B, C.
Sau một thời gian sử dụng trà xanh, cơ thể của bạn sẽ phòng chống bệnh tật đồng thời chống oxy hóa, kéo dài tuổi thọ.
+Tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, khó tiêu
Trà xanh hãm nước cùng vài nụ hoa mơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
+Giảm cân
Hoạt chất polyphenol có chứa EGCG (epigallocatechin gallate) có trong trà xanh giúp đốt cháy lượng mỡ thừa đồng thời tiêu thụ 70 calo mỗi ngày.
Ngoài ra, sử dụng trà xanh giúp ngăn chặn quá trình chuyển hóa glucose thành tế bào mỡ, từ đó giúp giảm cân hiệu quả.
+Giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường
Hoạt chất Polyphenols và polysaccharides có trong trà xanh giúp ổn định lượng đường trong máu, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường vô cùng hiệu quả.
+Xoa tan căng thẳng
Nhiều nghiên cứu đều cho thấy hoạt chất thiamine có trong trà xanh giúp an thần, xoa tan căng thẳng, giảm lo âu.
+Ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh
Hoạt chất EGCG và ECG có trong trà xanh giúp ức chế và tiêu diệt vi khuẩn. Đồng thời hoạt chất catechin có trong trà xanh giúp tạo thành lớp màng, ngăn không cho vi khuẩn tấn công cơ thể.
+Trị rôm sảy, mề đay, mẩn ngứa
Sử dụng trà xanh tắm cho trẻ giúp trị rôm sảy, mề đay, mẩn ngứa, giúp trẻ có được một làn da mịn màng, trắng hồng.
+Khử mùi hôi chân
Sử dụng lá trà xanh nấu nước ngâm chân giúp khử mùi hôi chân đồng thời lưu thông khí huyết, dễ ngủ.
Các cách sử dụng trà xanh
Lá trà tươi sau khi thu hái hoặc mua về các bạn rửa sạch, vò nát rồi cho vào ấm pha trà, sau đó cho nước sôi vào, đậy kín nắp bình. Các bạn đợi 10 phút để những dưỡng chất có trong trà xanh được ra hết, rót ra ly và bắt đầu thưởng thức.
Ngoài ra các bạn có thể pha trà khô bằng cách cho trà khô vào ấm, đổ nước sôi vào ấm, sau 5-10 phút các bạn đã có thể sử dụng được. Liều lượng sử dụng tương đương 1 muỗng cafe trà xanh tương đương với 150ml nước sôi.
Bên cạnh đó, bột trà xanh còn được sử dụng trong ẩm thực, món ăn, nước uống và làm đẹp.
Lưu ý khi sử dụng trà xanh
Trà xanh rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên sử dụng trà xanh sao cho đúng, khoa học và mang lại hiệu quả tốt nhất thì không phải ai cũng biết.
Điều kiêng kỵ
- Không uống trà xanh khi bụng đang đói, khi uống trà xanh lúc đói sẽ khiến dịch vị dạ dày bị loãng, thời gian dài có thể gây viêm dạ dày.
- Không uống trà xanh khi nước trà đã nguội quá lâu, trà nguội khi tiếp xúc quá lâu với không khí là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.
- Không uống trà xanh quá đậm đặc, nếu uống lượng trà xanh quá đậm đặc dễ gây mất ngủ, tim đập nhanh hơn bình thường.
- Không nên sử dụng trà xanh với đường và sữa thường xuyên, việc sử dụng thường xuyên sẽ tăng nguy cơ béo phì, rất có hại cho sức khỏe.
- Không sử dụng trà xanh vào buổi tối, dễ gây mất ngủ.
- Không uống trà trước khi ăn, việc sử dụng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thức ăn.
- Không nên uống trà sau khi đã để qua đêm, lúc này vi khuẩn đã xâm nhập có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Không uống trà xanh sau khi ăn thịt chó, thịt chó giàu đạm khi kết hợp cùng nước trà xanh dễ gây chướng bụng, khó tiêu.
- Không uống trà khi đang sử dụng thuốc điều trị bệnh, đề phòng tương tác có thể xảy ra.
Đối tượng sử dụng
- Người cao huyết áp.
- Người thừa cân, béo phì.
- Người bị tiểu đường, người có nguy cơ mắc tiểu đường.
- Trẻ em bị rôm sảy, mẩn ngứa khuyến khích sử dụng nước trà xanh tắm cho trẻ.
Thời gian sử dụng
Trà xanh rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên các bạn cần lưu ý thời gian sử dụng trà xanh. Thời điểm uống trà tốt nhất là vào lúc buổi sáng, sau khi ăn sáng 30 phút.
Có thể bạn quan tâm |
Trên đây là những kiến thức về trà xanh. Hy vọng những kiến thức trên sẽ bổ ích dành cho các bạn.
Chúc các bạn sử dụng trà xanh hiệu quả!