Sâm Ngọc Linh từng trở thành đề tài đình đám trong các nghiên cứu khoa học, loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới, với sức “công phá” trong tác dụng trị liệu là vô cùng tuyệt với.
Theo ghi nhận từ các công trình nghiên cứu, Sâm Ngọc Linh có đến 52 thành phần saponin – một dược chất vô cùng quý hiếm. Bên cạnh đó, thảo dược còn có 17 axit amin, 20 khoáng chất vi lượng, 0,1% tinh dầu. Tất cả điều rất cần thiết đối với sức khỏe.
Chính vì lẽ đó, mà nước ta không ngừng ấp ủ nâng Sâm Ngọc Linh nước nhà lên một tầm cao mới, tạo thành thương hiệu riêng không lẫn với bất cứ một loại Sâm nào.
Sở dĩ định hướng xây dựng thương hiệu Sâm Ngọc Linh là vì mục tiêu lâu dài sẽ đưa Sâm Ngọc Linh vào việc nghiên cứu, ứng dụng phát triển y học đồng thời góp phần xây dựng kinh tế nước nhà Việt Nam.
Tham khảo : Chu Kỳ Sinh Trưởng Của Cây Sâm Ngọc Linh Tự Nhiên
Hiện tại, đề án đã bắt đầu khởi động do chính Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My ông Tạ Quang Bửu chấp bút chính cho đề án “Bảo tồn và phát triển vùng Sâm Ngọc Linh đến năm 2030”
Theo ông Bửu so với khí hậu đất nước nhân sâm Hàn Quốc thì điều kiện tự nhiên tại Trà My – Quảng Nam thuận lợi hơn rất nhiều, điều này bước đầu tạo nên tảng khả thi trong việc nhân giống và phát triển Sâm Ngọc Linh trong tương lai.
Dự án Sâm Ngọc Linh còn được thông qua với số vốn đầu tư khá lớn. Tổng kinh phí dự kiến đến năm 2030, trong đó được chia cụ thể như sau: 2.000 tỷ đồng từ ngân sách và con số 7.000 tỷ đồng còn lại là vốn huy động xã hội hóa.
Đồng thời với đề án này, Quảng Nam sẽ dành 15.000 ha rừng tại Nam Trà My để trồng Sâm. Sản lượng dự kiến đến 2030 đạt được là 500 – 1.000 tấn Sâm/năm, doanh thu mang về ước tính 1,5 – 2 tỷ USD/năm. Dựa vào kế hoạch chúng ta có thể thấy đây là một con số tiềm năng và rất khả quan để người dân không ngừng cố gắng. Việc phát triển thương hiệu Sâm Ngọc Linh sẽ góp phần giúp người dân Nam Trà My nói riêng và Việt Nam nói chung xóa đói giảm nghèo thành công, chính vì thế mà từ khi ra đời đến nay đề án này đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân Việt Nam trong và ngoài nước.
Ông Hồ Quang Bửu, chủ tịch UBND huyện Nam Trà My còn cho biết thêm, để đưa Sâm Ngọc Linh trở thành thương hiệu quốc gia rất cần sự phối hợp, đồng thuận chặt chẽ từ nhiều phía phải kể đến như các cấp quản lý, nhà khoa học, tổ chức, gia đình, cá nhân chung sức.
Để thực hiện đề án này, Nam Trà My (Quảng Nam) phải nỗ lực hơn nữa trong việc xây dựng thương hiệu Sâm Ngọc Linh phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng. Song song với việc bảo tồn nguồn gen quý thì đề án còn hướng đến việc phát triển vùng Sâm Ngọc Linh chuyên canh. Đặc biệt, phải tận dụng điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp trồng Sâm của Nam Trà My (Quảng Nam) để phát triển mở rộng diện tích trồng Sâm Ngọc Linh hơn nữa. Tỉnh Quảng Nam thời gian tới cần phối hợp hơn nữa với các bộ, ngành, đơn vị để sản xuất và đưa thương hiệu Sâm Ngọc Linh chuẩn, chất lượng ra ngoài thị trường.
Bên cạnh đó công tác quản lý vấn nạn Sâm giả, Sâm kém chất lượng trôi nổi trên thị trường cần được thắt chặt hơn nữa để điều này không làm ảnh hưởng xấu đến thương hiệu Sâm Ngọc Linh.
Theo đó Nam Trà My bước đầu đi theo hướng chú trọng phát triển nguồn Sâm giống chất lượng từ đó phục vụ các đơn vị, cá nhân, trung tâm có được những cây con khỏe mạnh tạo điều kiện thuận lợi gieo trồng và phát triển nên những củ Sâm Ngọc Linh chất lượng.
Thực tế cho thấy so với nhu cầu Sâm giống hiện nay thì nước ta vẫn đang trong tình trạng thiếu hụt trầm cây giống trầm trọng do đó mọi công tác cần nỗ lực hơn nữa. Việc xây dựng Sâm Ngọc Linh mang thương hiệu quốc gia cần sự chung sức của rất nhiều cá nhân, tập thể. Những cánh đồng trồng Sâm Ngọc Linh bạt ngàn như Hàn Quốc sẽ mở ra những cánh cửa mới cho Sâm Ngọc Linh Việt Nam, đưa thương hiệu Sâm Việt Nam bước lên một tầm cao mới đẳng cấp Sâm quốc tế.
Qua khảo sát, hiện nay huyện Nam Trà My có được 7 xã trồng Sâm Ngọc Linh và 7 xã này đang đẩy mạnh sản lượng thu hoạch Sâm Ngọc Linh mỗi năm. Dựa theo đề án đề ra thì năm 2025 Việt Nam sẽ vươn lên trở thành quốc gia đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Hàn Quốc sản xuất Sâm. Trong đó, hằng năm Việt Nam phải đạt số lượng xuất khẩu Sâm đó là 500 – 1000 tấn. Song song với đó, huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam đang từng bước thực hiện kế hoạch đưa những sản phẩm Sâm Ngọc Linh ra thế giới.
Để làm được những điều trên thì công tác giữ rừng nguyên sinh, phục hồi rừng và trồng Sâm đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Nhìn chung, chính phủ ta đang rất kỳ vọng vào dự án này và Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My ông Tạ Quang Bửu cũng tỏ ra hết sức tự tin. Hy vọng đưa Sâm Ngọc Linh đến gần với người tiêu dùng trong nước và vươn xa trên tầm quốc tế.