Chúng ta nếu ai đã từng một lần tiếp xúc và thưởng thức vị của xuyên tâm liên thì đúng đến già không quên và không hổ danh với tên gọi của nó. Theo Đông y có vị đắng tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trị cúm,… Xuyên tâm liên thuốc được dùng trong các bài thuốc trị bệnh về đường hô hấp như trị cảm cúm, viêm họng,…
Đặc Điểm Xuyên Tâm Liên
Đông y gọi xuyên tâm liên với nhiều tên gọi Cây lá đắng, công cộng, nhất kiến kỷ, hùng bút, khô đảm thảo, lam khái liên, nguyên cộng Còn khoa học gọi là : Andrographis paniculata; Thuộc họ: Ô rô Acanthaceae.
Vị thuốc này được sử dụng trong nền Y Học Cổ Truyền từ lâu đời, bằng cách dùng ngoài để tắm giúp săn se niêm mạc hay dùng trong để chữa bệnh cảm sốt. Mới đây, một số nghiên cứu chỉ ra những tác động tích cực trong việc điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 vừa qua khiến chúng ta chao đảo
Trung y Trung Quốc đã chiết xuất hoạt chất xuyên tâm liên làm chế phẩm Đông y với tên gọi “Thiên sứ thanh phế”
Theo dược học cổ truyền việt nam, thảo dược này vị đắng, tính hàn, vào được hai đường kinh phế và tâm, có công năng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp tiêu thũng, chỉ thống hoạt huyết; thường được dùng điều trị các chứng bệnh về hô hấp, tiết niệu, viêm ngứa ngoài da, đau nhức xương khớp, tiêu độc khi bị rắn cắn…
Xuyên tâm liên mọc thẳng đứng, có nhiều cành, chiều cao trung bình 0,3 – 0,8 m. Cây lá nguyên, mềm, mọc đối xứng và có cuống ngắn. Phiến lá hình trứng, thuôn dài hoặc hơi có hình mác với hai đầu nhọn. Lá có chiều dài 3 – 12 cm và rộng 3,5 cm. Hoa mọc thành chùm hình chùy ở đầu cành hoặc nách lá. Hoa có màu trắng, điểm hồng. Quả dài, hơi nhẵn có chiều dài 15 mm và rộng 3,5 mm. Hạt xuyên tâm liên hình trụ.
Xuyên tâm liên có nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka. Sau đó cây du nhập và trồng phổ biến ở các nước khu vực Đông Nam Á và Nam Á. Cây xuyên tâm liên mọc hoang nhiều khu phía Bắc nước ta.
Dược chất chính tìm thấy trong xuyên tâm liên những hoạt chất hóa học như tanin, glucozit đắng như androgaphiolide và neoandrographiolide….ta dùng toàn cây, bao gồm cả phần lá, thân và rễ nhưng nhiều người thích dùng lá vì hoạt chất chính trong lá.
Công Dụng Từ Xuyên Tâm Liên
Một nghiên cứu khác của Thụy Điển cũng chứng minh xuyên tâm liên mang lại tác dụng trị liệu tốt đối với các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn, vi rút gây ra, các hoạt chất có tính kháng khuẩn, chống viêm giúp giảm nhanh triệu chứng điều trị bệnh cảm cúm, viêm màng não, cúm gà và sốt xuất huyết.
Xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, quy vào các kinh phế, vị, đại tràng và tiểu trưởng. Có công dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, chỉ thống. Thường được dùng trong các trường hợp như:
- Làm giảm đau nhức xương khớp và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm vi nấm, ký sinh trùng.
- Chữa viêm da, khả năng làm tăng hoạt động động của bạch cầu và tác động qua hormon vỏ tuyến thượng thận.
- Trị long đờm
Chống viêm
Điều hòa kinh nguyệt
Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể
- Thuốc chống đông máu, giúp phá các cục máu đông
- Điều trị viêm gan C
- Chữa herpes
- Trị chứng nhuận tràng
- Điều trị viêm quanh răng trong
- Ức chế sự phát triển của các tế bào khối u. Bảo vệ gan, lợi mật
- Phòng ngừa ung thư hóa do hóa chất thực nghiệm
Các Bài Cây Thuốc Xuyên Tâm Liên
-Thanh nhiệt, giải độc cơ thể: Xuyên tâm liên khô 30g, sắc uống hàng ngày.
-Trị viêm gan B: Xuyên tâm liên 15g, xạ đen 25g, cà gai leo 35g, sắc uống trong ngày, dùng liên tục trong 3 tháng.
-Viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang mạn tính và ho: Xuyên tâm liên 15g, bách bộ 10g, kim ngân hoa 10g, mạch môn 10g, sắc uống trong ngày. Dùng liên tục trong 1 tuần.
-Viêm nhiễm đường tiêu hóa, kiết lỵ: Xuyên tâm liên 20 sắc chung với khổ sâm 10g, sắc uống trong ngày.
-Viêm da, mụn nhọt: Lá xuyên tâm liên tươi đem rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng da bị viêm nhiễm hoặc mụn nhọt. Đắp thường xuyên cho đến khi triệu chứng bệnh giảm dần.
-Trị rắn độc cắn: Lá cây xuyên tâm liên giã nát đắp lên miệng vết rắn cắn, đồng thời dùng 30 gram thân cây sắc uống.
3.Những lưu ý khi sử dụng xuyên tâm liên
Xuyên tâm liên là một vị thuốc tính lạnh và có công năng hoạt huyết, dễ có các tác dụng không mong muốn như đau dạ dày, buồn nôn hoặc nôn, vô sinh, hạ huyết áp… nên khi dùng cần hết sức lưu ý.
Không nên dùng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người bị bệnh đường tiêu hóa thuộc thể Tỳ vị hư hàn (biểu hiện như dễ bị đau bụng khi nhiễm lạnh hoặc ăn đồ sống lạnh, đầy bụng, chậm tiêu, tiêu chảy…), bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến sinh sản, đặc biệt người khó có con, người bị rối loạn đông máu hoặc bệnh nhân bị chấn thương gây chảy máu hoặc sau phẫu thuật, bệnh nhân bị huyết áp thấp hoặc đang tụt huyết áp.
Thận trọng khi uống xuyên tâm liên với các loại thuốc chống đông máu, kháng tiểu cầu, chống đông máu và ức chế miễn dịch.
Nhà Thuốc Nguyễn Trần Hỗ Trợ Tư vấn sức khoẻ số hotline : 0906 852 188
Xem thêm: Tam Thất Bắc TPHCM