Cây Tầm Bóp có đặc điểm gì? Tác dùng và cách dùng

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Cây Tầm Bóp là thực vật thường mọc hoang dại ở các vùng quê ít được mọi người biết đến. Tuy nhiên trong Đông y cây Tầm Bóp là một dược liệu quý có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị ung thư, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận, cảm sốt,..

Vậy, cây Tầm Bóp là cây gì? Cây Tầm Bóp có tác dụng và cách sử dụng như thế nào? Sau đây thân mời các bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới.

Đặc điểm dược liệu của cây Tầm Bóp

Cây Tầm Bóp là một thực vật có tên khoa học là Physalis angulata L, thuộc họ cà (Solanaceae). Trong tự nhiên cây Tầm Bóp còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như cây lồng đèn, cây bôm bốp, thù lù cạnh hay bùm bụp.

Cây thuộc loại thực vật thân thảo chiều cao từ 50-90cm, cây có nhiều cành đồng thời các cành mọc rũ xuống mặt đất, lá cây hình bầu dục dài khoảng 0,3cm, rộng từ 0,2-0,4cm, lá có màu xanh lục. Các lá mọc so le nhau cuống lá từ 0,15-0,3cm và lá thường chia thành nhiều thùy.

tam-bop-2

Cây Tầm Bóp có hoa màu trắng hoặc một số hoa có chấm tím ở gốc, nhụy vàng, hoa có 5 cánh. Cây cho quả quanh năm, quả mọng hình tròn, bề mặt nhẵn khi còn non quả thường có màu xanh nhưng khi chín thì chuyển sang màu vàng hoặc cam. Đặc biệt, bên ngoài quả Tầm Bóp có một lớp bao đài bao bọc xung quanh có công dụng bảo vệ quả trông rất giống cái lồng đèn. Quả Tầm Bóp khi chín rất thơm lúc này lớp vỏ bao bọc xung quanh sẽ chuyển sang màu vàng và nếu dùng tay bóp vỡ lớp bao các bạn sẽ dễ dàng nghe được tiếng kêu tách tách. Bên trong mỗi quả Tầm Bóp có chứa các hạt hình thận, các hạt này nhỏ có màu vàng nhạt.

Hiện nay trong tự nhiên có một loại thực vật có tên lu lu đặc điểm bên ngoài khá giống với cây Tầm Bóp. Tuy nhiên cây này chứa độc có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, sử dụng nhiều có thể gây nguy hiểm tới tính mạng người dùng. Do đó các bạn cần nắm rõ những đặc điểm của cây Tầm Bóp đồng thời thu hái cẩn thận để không sử dụng nhầm.

Cây Tầm Bóp phân bố chủ yếu ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới, cây thường mọc ở những bãi đất hoang, khu đất trống, vườn nhà, bờ ruộng,..

Ở nước ta cây Tầm Bóp mọc ở khắp nơi, hiện nay nhiều vùng còn ươm trồng cây Tầm Bóp để làm rau ăn đồng thời làm thuốc. Cây được thu hái quanh năm, thảo dược có thể sử dụng tươi hoặc khô đều được.

Công dụng của cây Tầm Bóp là gì?

Các nhà khoa học nghiên cứu trong cây Tầm Bóp chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe như nước, chất béo, vitamin C, protein, đường, cacbohydrat, sắt, lưu huỳnh, magie, kẽm, canxi, photpho, clo, natri, hoạt chất alkaloid, Physalin A-D, F, L-O, Physagulin A-G.

Trong Đông y, cây Tầm Bóp là một dược liệu an toàn, lành tính, không độc. Thân và lá cây Tầm Bóp có vị đắng nhẹ, tính mát. Riêng quả Tầm Bóp có tính bình vị chua nhẹ quy vào kinh, tâm, bàng quang.

Y học cổ truyền và Y học hiện đại nghiên cứu cây Tầm Bóp mang nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:

Tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch

Hoạt chất Physalin A-D, F, L-O và Physagulin A-G trong cây Tầm Bóp có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch từ đó giúp người dùng hạn chế bệnh tật.

Bên cạnh đó những nghiên cứu cũng cho thấy sử dụng cây Tầm Bóp giúp thúc đẩy các mô liên kết nhanh làm da non hỗ trợ nhanh lành vết thương.

Bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể

Theo các nghiên cứu cho thấy những người làm nghề biển hoặc thường xuyên lênh đênh trên sông nước nên sử dụng cây Tầm Bóp để giúp hạn chế được tình trạng cơ thể bạn thiếu hụt vitamin nhất là vitamin C đề phòng không bị chảy máu chân răng, da bị bầm tím, vết thương lâu lành.

 Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư

Những nghiên cứu của nhà khoa học nhận thấy với việc sử dụng một hàm lượng vitamin C lớn có trong cây Tầm Bóp có khả năng hỗ trợ điều trị ung thư ruột kết, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vòm họng.

Thảo dược có khả năng giúp tiêu diệt các tế bào ung thư ác tính nhỏ, thu nhỏ tế bào ung thư đồng thời kìm hãm quá trình di căn của tế bào ung thư.

tam-bop-1

Thanh nhiệt, giải độc

Theo Đông y, cây Tầm Bóp là một thảo dược quý có tác dụng thanh nhiệt, tán kết, giải độc hỗ trợ điều trị sốt, nóng trong người, sốt nổi ban,…

Giúp sáng mắt

Nhờ hàm lượng vitamin A và C dồi dào có trong cây Tầm Bóp có tác dụng giúp hạn chế tình trạng khô mắt, cải thiện thị lực, hạn chế tình trạng khô mắt đồng thời phòng ngừa đục thủy tinh thể rất tốt.

Giúp lợi tiểu

Các nghiên cứu cho thấy những hoạt chất trong quả Tầm Bóp có tác dụng giúp lợi tiểu, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh viêm tiết niệu, sỏi thận, sỏi bàng quang rất hiệu quả.

Bên cạnh đó nhờ vitamin A dồi dào có trong cây Tầm Bóp giúp người dùng bổ sung lượng canxi photphat từ đó góp phần ngăn ngừa sỏi tiết niệu.

Hỗ trợ điều trị cảm

Trong dân gian, cha ông ta thường sử dụng cây Tầm Bóp để giúp hỗ trợ điều trị cảm sốt, ho có đờm. Thảo dược có tác dụng tăng sức đề kháng, giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn đồng thời tăng khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng cây Tầm Bóp sức khỏe người dùng đã được cải thiện đáng kể.

Hạ cholesterol, phòng chống và hỗ trợ điều trị tim mạch

Nhờ chứa một hàm lượng vitamin C và A dồi dào có trong cây Tầm Bóp mà dược liệu có tác dụng hạ cholesterol, giúp hạn chế các gốc tự do gây ảnh hưởng mạch máu từ đó giúp người dùng phòng chống và hỗ trợ điều trị tim mạch rất hiệu quả.

Bên cạnh đó cây Tầm Bóp còn có tác dụng giúp chống đông máu, hạ huyết áp, ngăn ngừa ung bướu.

Các cách sử dụng cây Tầm Bóp

Cây Tầm Bóp có thể được sử dụng bằng nhiều cách khác như sắc nước uống, pha trà hoặc dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng như luộc, xào tỏi.

Sắc nước uống

Cây Tầm Bóp sau khi thu hái về các bạn đem rửa sạch sau đó băm nhỏ rồi đem phơi khô. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 40g cây Tầm Bóp đem sắc cùng với 1,5 lít nước, đun sôi thì vặn nhỏ lửa trong vòng 20 phút thì các bạn đã có thể sử dụng được. Chia nước sắc làm 3 lần uống trước bữa ăn 30 phút, uống hết nước thuốc trong ngày không nên để qua đêm. Kiên trì sử dụng nước thuốc trong 1 tháng để bệnh tình nhanh chóng được thuyên giảm.

tam-bop-3

Pha trà

Để pha trà cây Tầm Bóp không khó, mỗi lần pha trà sử dụng khoảng 10g cây Tầm Bóp khô cho vào ấm pha trà sau đó chế khoảng 100ml vào ấm để tiến hành tráng trà. Sau đó các bạn cho 250ml nước sôi vào đậy kín nắp để những dưỡng chất có trong cây Tầm Bóp được tiết ra hết thì các bạn có thể sử dụng. Uống nước trà từng ngụm, uống hết trong ngày đồng thời kiên trì sử dụng để thảo dược phát huy công dụng một cách tốt nhất.

Xào tỏi

Lá Tầm Bóp non sau khi thu hái về các bạn bỏ những lá già, vàng úa, nhặt rau sau đó đem rửa sạch để cho ráo nước.

Các bạn bắt nồi nước đem luộc rau sơ để giúp giảm vị đắng vốn có của rau Tầm Bóp, vớt ra rổ để cho ráo nước. Tỏi các bạn bóc vỏ đập dập sau đó băm nhuyễn, sau khi chảo dầu nóng thì các bạn cho tỏi băm vào, tỏi thơm các bạn tiến hành cho rau Tầm Bóp vào đảo đều tay trong 3 phút sau đó nêm nếm gia vị cho vừa ăn thì tắt bếp.

Trên đây là những kiến thức chia sẻ về cây Tầm Bóp. Hy vọng những kiến thức trên sẽ bổ ích dành cho các bạn.

Chúc các bạn sử dụng cây Tầm Bóp hiệu quả!

Xem thêm: Cây Sói Rừng và những tác dụng

Trả lời