Cây Ngải Cứu là một cây khá quen thuộc với mọi người, cây vừa là một vị thuốc vừa là một loại rau, gia vị trong nhiều món ăn hằng ngày.
Tuy nhiên, công dụng cũng như những bài thuốc từ cây Ngải Cứu thì không phải ai cũng biết. Vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay Sản Phẩm Gia Truyền sẽ dành thời gian chia sẻ giúp bạn đọc gần xa hiểu hơn về thảo dược này. Thân mời các bạn cùng tìm hiểu!
Tìm hiểu về Cây Ngải Cứu
Ngải cứu là cây gì?
Cây Ngải Cứu là một cây thân thảo, có tên khoa học là Latin là Artemisia absinthium, thuộc họ Cúc. Cây có mùi hương đặc trưng, rất dễ chịu nên được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia.
Cây Ngải Cứu còn có nhiều tên gọi khác nhau như cây Ngải Diệp, Thuốc Cứu, Nhả Ngải, Cỏ Linh Li, Quá Sú,..
Đặc điểm, nhận dạng
Cây Ngải Cứu thuộc loại thân thảo, thuộc loại thực vật sống lâu năm, cây có chiều cao từ 0,4-1m. Khi cây còn non cành cây Ngải Cứu có nhiều lông, lá mọc so le, phiến lá có hình dáng rất giống lông chim, lá cây có màu xanh lục sẫm, mặt dưới phiến lá có hình xanh nhạt, thân cây có màu hơi đỏ tía.
Cây Ngải Cứu có hoa mọc thành từng chùm, hoa có màu trắng hoặc lục nhạt thường mọc ở đầu cành. Quả Ngải Cứu nhỏ.
Nơi phân bố
Cây Ngải Cứu ban đầu được tìm thấy ở Châu Âu, về sau tác dụng của thảo dược được mọi người biết đến nên cây được trồng rộng rãi ở nhiều châu lục như Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Á.
Hiện nay cây được trồng nhiều ở Ấn Độ, Pakistan, Srilanka, Bangladesh, Indonesia, Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Việt Nam.
Ở Việt Nam, cây Ngải Cứu phân bố rộng rãi từ Nam tới Bắc, thảo dược ưa ẩm nên rất dễ trồng, được trồng hầu hết ở các tỉnh nước ta. Cây không cần phân bón quá nhiều, chỉ cần tưới đủ nước hoặc môi trường đất ẩm thì cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Do đó, ở nước ta cây thường được trồng quanh nhà, chậu kiểng, thùng xốp, vườn nhà,..
Thành phần dược chất
Cây Ngải Cứu chứa một lượng lớn tinh dầu, hoạt chất flavonoid, acid amin, adenin, cholin, tricosanol, cineol, tricosanol, chamazulene, artemisinin, coumarin,
Tác dụng của cây Ngải Cứu
Cây Ngải Cứu có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như:
+Giúp giảm đau
Từ lâu, những dược chất có trong cây Ngải Cứu có tác dụng giảm đau, kháng viêm nên thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh đau nhức xương khớp.
Rất nhiều nghiên cứu và thực nghiệm lâm sàng được thực hiện, nhiều bệnh nhân bị viêm khớp, đau nhức xương khớp tình trạng đau, viêm đã được cải thiện một cách đáng kể.
+Diệt giun, hỗ trợ điều trị nhiễm ký sinh trùng
Từ xưa, cây Ngải Cứu được Ai Cập cổ đại sử dụng trong việc diệt giun, sán, hỗ trợ điều trị những trường hợp nhiễm ký sinh trùng ở đường tiêu hóa.
Nền y học phát triển, tác dụng của Ngải Cứu trên động vật đã được nhận định có tác dụng diệt sán dây cùng một số ký sinh trùng khác.
+Chống oxy hóa
Các nghiên cứu cho thấy dược chất có trong cây Ngải Cứu giúp chống oxy hóa, stress, ngăn ngừa ung thư cùng các bệnh nguy hiểm như suy giảm tim mạch, quên trí nhớ ở người lớn tuổi.
+Chống viêm
Các nghiên cứu cho thấy dược chất có trong cây Ngải Cứu có tác dụng giúp giảm viêm, hỗ trợ điều trị những bệnh lý về đường tiêu hóa vô cùng hiệu quả. Một số bệnh về đường tiêu hóa cây Ngải Cứu có tác dụng tốt đó là đau bụng, tiêu chảy,..
+Cầm máu
Từ lâu, trong dân gian thường sử dụng cây Ngải Cứu để cầm máu nên thảo dược thường được sử dụng trong các trường hợp như chảy máu cam, tiểu ra máu, kinh nguyệt không đều, ho ra máu, có thai ra huyết,..
+Hỗ trợ điều trị viêm da, mề đay, mẩn ngứa
Cây Ngải Cứu có hàm lượng tinh dầu cao, có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm rất tốt. Do đó, Ngải Cứu được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý ngoài da như viêm da, ghẻ lở, mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa rất hiệu quả.
+Điều hòa khí huyết
Trong dân gian, cây Ngải Cứu là một vị thuốc tuyệt vời thường được sử dụng trong các bài thuốc giúp điều hòa khí huyết, giúp ấm cơ thể.
+Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, phong thấp
Cây Ngải Cứu có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đau lưng mỏi gối, đau nhức xương khớp, phong thấp.
+Đuổi côn trùng
Ngoài ra, tinh dầu Ngải Cứu còn được sử dụng để đuổi muỗi, côn trùng rất hiệu quả. Tinh dầu Ngải Cứu đã được nhiều người sử dụng và vô cùng yêu thích.
Cách sử dụng cây Ngải Cứu
Cây Ngải Cứu ngoài được sử dụng để sản xuất rượu, làm gia vị, làm thuốc thì cây còn được sản xuất tinh dầu giúp đuổi côn trùng, khử mùi xe, phòng,..
Cây Ngải Cứu thường sử dụng lá và thân cây, cây có thể được dùng tươi hoặc khô đều được.
+Giã nát, đắp
Các bạn chỉ cần hái một nắm lá Ngải Cứu tươi, rửa sạch, để ráo nước sau đó giã nát đắp lên vùng da bị rôm sảy, dị ứng hay mẩn ngứa. Đắp thư giãn trong vòng 20 phút rửa lại với nước sạch.
+Sắc nước uống
Các bạn có thể sử dụng lá Ngải Cứu tươi hoặc khô đều được, sử dụng 30g Ngải Cứu khô, rửa sạch, sắc cùng 250ml nước, đun nhỏ lửa đến khi nước sắc còn 150ml thì các bạn có thể sử dụng được. Chia nước sắc làm 2 lần, uống hết trong ngày.
+Hãm trà
Các bạn sử dụng 2,5-5g Ngải Cứu khô, cho vào ấm, sau đó từ từ cho nước sôi vào, đậy kín nắp bình. Để những dưỡng chất có trong Ngải Cứu được ra hết, sau 10 phút từ từ rót ra ly và bắt đầu sử dụng.
+Rượu ngâm Ngải Cứu
Ngoài ra, các bạn có thể mua rượu Ngải Cứu về sử dụng, các bạn chỉ nên sử dụng rượu Ngải Cứu với liều lượng thấp, sử dụng trước khi ăn từ 10-20 giọt.
Tác dụng phụ của cây Ngải Cứu
Nếu sử dụng liều lượng cao, thời gian dài có thể gây ra tình trạng ảo giác, động kinh, mất ngủ, co thắt dạ dày, buồn nôn, chóng mặt, suy thận, thay đổi nhịp tim, tê mỏi tay chân, gây độc cho người dùng.
Những lưu ý khi sử dụng cây Ngải Cứu
+Phụ nữ mang thai ở những tháng cuối thai kỳ các bạn không nên sử dụng Ngải Cứu, việc sử dụng ở giai đoạn này có thể kích thích sinh non. Vì vậy, các mẹ nên cẩn thận!
+Người gặp vấn đề về gan, vàng da, viêm gan tốt nhất không nên sử dụng Ngải Cứu. Nếu sử dụng có thể sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan.
+Những người có sức khỏe tốt thì nên hạn chế sử dụng nước ép Ngải Cứu tươi.
+Những người bị suy thận hoặc gặp vấn đề về thận thì nên hạn chế sử dụng Ngải Cứu.
+Người có vấn đề về đường ruột, hệ tiêu hóa thì không nên sử dụng cây Ngải Cứu.
+Nên sử dụng cây Ngải Cứu với liều lượng phù hợp, tránh dùng liều lượng cao. Việc sử dụng liều lượng cao có thể gây nên tình trạng ngộ độc, tác dụng phụ hoặc co giật.
Đối tượng sử dụng
- Phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt.
- Người bị đau nhức xương khớp, tê tay, mỏi gối.
- Người bị suy nhược cơ thể, kém ăn.
- Người bị cảm cúm, lạnh bụng.
- Người bị mỡ bụng, mặt bị mụn nhọt.
- Da dẻ bị mề đay, mẩn ngứa, rôm sảy.
- Bị thương, chảy máu.
- Phụ nữ có thai (những tháng đầu).
Trên đây là những kiến thức chia sẻ về cây Ngải Cứu. Hy vọng những kiến thức trên sẽ bổ ích dành cho các bạn.
Có thể bạn quan tâm |
Chúc các bạn sử dụng cây Ngải Cứu hiệu quả!