Từ lâu hương nhu là một thảo dược có mùi thơm đặc trưng rất dễ chịu thường được sử dụng để gội đầu và giúp hỗ trợ điều trị rất nhiều căn bệnh như cảm, ho, viêm xoang, đau đầu, đau bụng tiêu chảy. Vậy, hương nhu có đặc điểm gì? Tác dụng và cách sử dụng như thế nào? Sau đây thân mời các bạn cùng tìm hiểu kỹ hơn về cây hương nhu thông qua bài viết bên dưới.
Cây Hương Nhu có đặc điểm gì?
Cây hương nhu là một thực vật có tên khoa học là Ocimum gratissmum Linn, thuộc họ Hoa Môi. Trong tự nhiên có 2 loại hương nhu đó là hương nhu tía và hương nhu trắng, tùy vào mỗi loại hương nhu mà cây sẽ có những đặc điểm cũng như tác dụng khác nhau.
Ngoài tên gọi hương nhu thì thảo dược còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Hương Nhung, Bạch Hương Nhung, Hương Thái, Nhu, Mậu dược, Thanh lương chủng, Trần Hương Nhụ,..
Trong đó, hương nhu hoa tía có tên khoa học là Ocimum gratissmum Linn còn hương nhu trắng có tên khoa học là Ocimum gratissimum L.
Hương nhu tía người dân miền Trung hay còn gọi với tên là é rừng hay é tía, thuộc loại cây bụi nhỏ, nếu điều kiện thuận lợi cây có thể sinh trưởng và phát triển nhiều năm, cây có chiều cao từ 1,2-2m. Toàn thân cây được bao phủ bởi một lớp lông tơ mảnh, thân và lá cây hương nhu tía có màu tía khi già chuyển sang màu nâu, cuống lá dài có chiều cao từ 1-15cm, mép lá hương nhu tía có nhiều răng cưa, cả hai mặt lá đều có nhiều lông. Cây hương nhu tía hoa thường mọc thành chùm, hoa màu tím. Đặc biệt, lá và hoa hương nhu tía phát ra một mùi thơm đặc trưng rất dễ chịu.
Cây hương nhu trắng một số vùng còn gọi là é lớn lá, kinh giới. Cây có chiều cao hơn hương nhu tía, các lá hương nhu trắng mọc đối xứng nhau, phiến lá dài từ 5-10cm, lá cây thuôn dài hình trứng đầu lá nhọn gân nổi nhiều ở mặt lá. Cây hương nhu trắng có hoa mọc thành chùm, lá và hoa hương nhu trắng có màu trắng xanh rất dễ nhận biết.
Ở nước ta cây hương nhu tía phân bố trải dài từ Bắc vào Nam, cây thường được người dân trồng ven các vườn nhà để làm thuốc. Ngược lại cây hương nhu trắng người dân sẽ khó bắt gặp hơn, cây chủ yếu được trồng ở một số tỉnh miền Bắc như Thái Nguyên, Hưng Yên, Hà Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hải Dương.
Ngoài ra, không chỉ riêng gì ở Việt Nam cây hương nhu còn được trồng ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan, Philipin, Campuchia, Lào.
Người dân thường sử dụng hạt cây hương nhu để gieo trồng, cây sau thời gian gieo trồng tầm 6 tháng có thể thu hoạch được, tuy nhiên cũng nhờ đặc điểm sống lâu năm nên chỉ cần một lần gieo trồng người ta có thể thu hoạch cây hương nhu sau nhiều năm sau đó.
Tác dụng của cây Hương Nhu để làm gì?
Các nhà khoa học nghiên cứu trong cây hương nhu chứa nhiều thành phần dược chất có lợi cho sức khỏe như tinh dầu Ơgenola, ete Metylic, Carvacrol, A và B Pinen, oXimen, p.Xymen, Limonene, Camphene, Sesquiterpen, Elsholtzia-ceton C10H1402, Trans bergamotene, Humulene, p-Cymene, b-Farnesene, Elshotzidol, Limonene, a-Pinene, Terpinene-4-Ol, g-Terpinene, Thymol, b-Caryophyllene,..
Hương nhu có mùi thơm của hương chanh rất dễ chịu, cây đã được cha ông ta xem là nữ hoàng của các loại thảo mộc. Thảo dược có tính ôn, vị cay ấm mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:
+Hỗ trợ điều trị mụn nhọt
Nhờ đặc tính kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm hương nhu từ lâu đã được xem là phương thuốc tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị mụn nhọt, mụn trứng cá rất hiệu quả. Thảo dược có tác dụng giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm, virus đồng thời giúp nhanh lành vết thương.
+Ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Các nghiên cứu và thực nghiệm lâm sàng đều cho thấy dược chất trong hương nhu có tác dụng ổn định đường huyết từ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường cũng như các biến chứng từ bệnh tiểu đường gây ra.
+Tăng cường chức năng của dạ dày
Những dược chất trong hương nhu có tác dụng giúp giảm axit trong dạ dày, tăng chất nhầy đồng thời giúp tăng tiết chất nhầy từ đó giúp người dùng tiêu hóa thức ăn tốt hơn, ngăn ngừa những vấn đề của dạ dày.
+Hạ cholesterol
Sử dụng hương nhu có tác dụng giúp tăng quá trình trao đổi chất, hạ cholesterol từ đó giúp giảm cân an toàn, bảo vệ tim mạch khỏi tình trạng xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim gây ra.
+Bổ sung vitamin K cho cơ thể
Vitamin K là một vitamin có lợi cho sức khỏe, đây là loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường chức năng tim mạch, xương khớp và não bộ.
Các nghiên cứu cho thấy với một hàm lượng nhỏ hương nhu có khả năng bổ sung vitamin K cần thiết cho người dùng giúp ngăn ngừa những bệnh tật có thể xảy ra.
+Giúp hạ sốt
Những nghiên cứu cho thấy dược chất trong cây hương nhu có tác dụng hạ sốt, sát trùng, diệt nấm từ đó giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn, nấm gây bệnh.
+Hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang
Rất nhiều người đã chia sẻ chỉ sau một thời gian ngắn uống và sử dụng hương nhu xông mũi đã giúp người bị viêm xoang thở một cách dễ dàng, không còn những bất tiện của bệnh viêm xoang gây ra.
+Chăm sóc răng miệng
Các nghiên cứu cho thấy sử dụng hương nhu có tác dụng giúp giảm tình trạng mảng bám, cao răng đồng thời hạn chế tình trạng sâu răng và hôi miệng rất tốt. Nếu ai đang gặp những vấn đề về răng miệng hãy thử sử dụng hương nhu, chắc chắn thảo dược sẽ mang đến những tác dụng bất ngờ dành cho bạn.
+Chăm sóc tóc
Kinh nghiệm dân gian cho thấy sử dụng hương nhu có tác dụng kích thích mọc tóc, giúp mượt và làm cho tóc chắc khỏe.
+Hỗ trợ điều trị cảm lạnh, lạnh bụng tiêu chảy
Trong dân gian cha ông ta thường sử dụng hương nhu để giúp hỗ trợ điều trị tình trạng cảm lạnh, lạnh bụng tiêu chảy. Rất nhiều người đã áp dụng bài thuốc kể trên, vừa uống vừa xông người kết quả vô cùng khả quan, tình trạng cảm lạnh tiêu chảy nhanh chóng biến mất sức khỏe người dùng được được phục hồi.
+Kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch
Các nghiên cứu cho thấy sử dụng hương nhu có khả năng kháng lại một số loại vi khuẩn như thương hàn, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn phế viêm, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn,..
Những nghiên cứu cũng cho thấy chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng hương nhu hệ miễn dịch người dùng được tăng cường, hạn chế tình trạng ốm vặt và sức khỏe khá lên trông thấy.
Những cách dùng cây Hương Nhu
Sắc nước uống
Sử dụng 8-20g hương nhu khô, các bạn đem rửa sạch sau đó nấu cùng với 500ml nước, đun nhỏ lửa đến khi nước sắc còn 250ml thì các bạn có thể sử dụng được. Các bạn nên để nước sắc hương nhu nguội thì sử dụng, không nên uống nước sắc khi còn nóng, nước sắc hương nhu có mùi thơm vị ngọt nhẹ rất dễ uống.
Bên cạnh sử dụng độc vị hương nhu thì các bạn có thể kết hợp cùng một số thảo dược khác như Hoắc Hương, gừng tươi để tăng thêm phần hiệu quả sử dụng.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể sử dụng hương nhu sắc với nước thật đặc sau đó dùng nước để xúc miệng, kiên trì sử dụng sẽ cảm nhận hiệu quả mà thảo dược mang lại cho sức khỏe.
Bôi ngoài da
Các bạn sử dụng 50-80g hương nhu tươi hoặc khô, đem rửa sạch sau đó sắc cùng một chén nước thật đặc thì dùng để bôi ngoài da. Lưu ý, các bạn nên vệ sinh da sạch sẽ sau đó mới bôi nước sắc hương nhu.
Hương nhu mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe tuy nhiên các bạn nên sử dụng hương nhu đúng liều lượng đã hướng dẫn, tránh lạm dụng.
Trên đây là những kiến thức chia sẻ về hương nhu. Hy vọng những thông tin trên sẽ bổ ích dành cho các bạn.
Chúc các bạn sử dụng hương nhu hiệu quả!
Xem thêm: Hà Thủ Ô có tác dụng gì?