Hiện nay, tỷ lệ mắc các bệnh gan mật ở Việt Nam ngày một gia tăng, trong đó phải kể đến là bệnh viêm gan D. Viêm gan D là viêm gan nguy hiểm, bệnh chuyển biến nhanh, gây suy giảm chức năng gan. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây nên biến chứng xơ gan, ung thư dẫn đến tử vong.
Vậy, viêm gan D là bệnh gì? Biểu hiện, đường lây và phương pháp điều trị như thế nào?
Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu các bạn nhé!
Viêm gan D là bệnh gì?
Viêm gan D là căn bệnh được gây nên bởi virus viêm gan D (Hepatitis D virus: HDV), virus viêm gan HDV có bộ gen ARN.
Viêm gan D được các nhà khoa học và bác sĩ phát hiện lần đầu tiên vào năm 1977, bệnh diễn biến rất phức tạp, thay đổi nhanh từ các giai đoạn:
- Viêm gan D cấp
- Viêm gan D tự giới hạn cấp
- Suy gan tối cấp
Giai đoạn chuyển biến của bệnh rất nhanh, khi được chẩn đoán viêm gan D mạn tính chỉ sau một thời gian ngắn bệnh có thể nhanh chóng chuyển sang giai đoạn cuối và gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Biểu hiện của bệnh viêm gan D
Giống như các loại viêm gan khác, biểu hiện của bệnh viêm gan D cũng không rõ ràng, rất khó có thể nhận biết.
Thông thường, viêm gan D có thời gian ủ bệnh từ 21-45 ngày, ngoài ra thời gian ủ bệnh có thể bị rút ngắn nếu xảy ra bội nhiễm từ viêm gan siêu vi B.
Một số biểu hiện của bệnh viêm gan D, giai đoạn ủ bệnh như sau:
- Vàng da
- Vàng mắt
- Nước tiểu tối màu
- Thường xuyên đau bụng, nhất là vùng hạ sườn phải
- Cảm giác buồn nôn hoặc nôn
- Cơ thể thường xuyên bị bầm tím hoặc chảy máu
- Thường xuyên ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ
Khi qua khỏi thời điểm ủ bệnh, bệnh bắt đầu bùng phát viêm gan D sẽ có những biểu hiện như:
- Cơ thể thường xuyên sốt cao
- Vàng da thấy rõ
- Vàng mắt thấy rõ
- Một số bệnh nhân sẽ gặp phải biểu hiện về não, như mất nhận thức, mức độ tập trung kém,..
- Đau hạ sườn phải, cơn đau nhiều, dữ dội hơn
- Nước tiểu sẫm màu
Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh viêm gan D
Viêm gan D được lây truyền từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nguyên nhân chính là thông qua con đường máu.
- Bệnh nhân mắc viêm gan D là do truyền máu từ người bệnh viêm gan D.
- Tiêm chích ma túy.
- Sử dụng chung kim tiêm hoặc dụng cụ pha chế thuốc với người bị bệnh.
- Tiếp xúc với máu (vết thương hở) với người bệnh.
- Sử dụng chung dao cạo râu hoặc bàn chải đánh răng với người bệnh.
- Quan hệ tình dục đồng giới (nam)
- Tiếp xúc từ dịch của người nhiễm viêm gan D (thông qua nước tiểu, dịch âm đạo, máu, tinh dịch).
- Người mắc viêm gan B có tỉ lệ mắc viêm gan D cao, ngoài ra các bạn hoàn toàn có thể mắc viêm gan B và D cùng một lúc.
Viêm gan D lây qua đường nào? Cách ngăn ngừa
Viêm gan B chỉ lây cho người chưa có kháng thể kháng lại virus viêm gan B. Đối với những người đã tiêm ngừa viêm gan B hoặc đã có kháng thể chống lại virus viêm gan B sẽ không mắc bệnh viêm gan D.
Giống với đường lây của bệnh viêm gan B, viêm gan D thường lây thông qua 3 đường đó là máu, mẹ truyền sang con và quan hệ tình dục không an toàn, trong đó đường lây chủ yếu của bệnh viêm gan D chủ yếu thông qua đường máu.
Ngoài ra, xăm hình, châm cứu, sổ lỗ tai,..cũng dễ lây truyền viêm gan D.
Viêm gan D là căn bệnh nguy hiểm, khó điều trị hiện nay. Do đó, các bạn nên có biện pháp bảo vệ mình và người thân trước nguy cơ lây nhiễm viêm gan D thông qua những cách sau:
- Không tiêm chích ma túy, không sử dụng chung kim tiêm và dụng cụ y tế.
- Quan hệ tình dục an toàn.
- Không sử dụng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng với người khác.
- Cẩn thận vết thương hở và máu của người khác.
- Nên tiêm ngừa vắc xin siêu vi B.
- Không xăm hình, châm cứu, bấm lỗ tai,..chỉ thực hiện những nơi đảm bảo uy tín, tiệt trùng đầy đủ.
- Bảo vệ lá gan của mình khỏi virus viêm gan B, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích có hại cho gan.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Một số phương pháp chẩn đoán bệnh viêm gan D phổ biến và chính xác hiện nay, các bạn có thể tham khảo:
- Xét nghiệm chỉ số AST/ALT tăng.
- Hội chứng suy tế bào gan: Bilirubin tăng, Albumin máu giảm, PT giảm.
- Kháng thể Anti-HDV immunoglobulin M (IgM): thông thường bệnh nhân mắc viêm gan D giai đoạn cấp sẽ dương tính với chỉ số Anti-HDV immunoglobulin G (IgG).
- HBsAg (+), Anti HBc – IgM (+).
- HDAg (+), xuất hiện sớm, rất nhiều trường hợp không thể xác định trong huyết thanh.
- Anti-HD IgG: xuất hiện ngay khi mất Anti-HD IgM.
- HDV-RNA: Xét nghiệm HDV-RNA là xét nghiệm có độ nhạy cao nhất trong chẩn đoán viêm gan D.
Các phương pháp điều trị
Khi mắc viêm gan D bệnh nhân thường được chỉ định hỗ trợ điều trị bằng thuốc. Một số thuốc thường được chỉ định như:
- Sử dụng Peginterferon, giúp ức chế sự phát triển của virus viêm gan D.
- Sử dụng nhóm nucleotid giúp ức chế sự phát triển của virus viêm gan B.
- Sử dụng Pegylated interferon alpha giúp giảm virus và những tác động của virus đối với gan, đồng thời tác động đến chức năng gan. Các nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả hỗ trợ điều trị của thuốc thường không quá 20%.
- Thuốc Myrcludex B, giúp ức chế sự xâm nhập của virus khi virus tấn công tế bào gan.
Trên đây là những kiến thức chia sẻ về bệnh viêm gan D cũng như một số phương pháp hỗ trợ điều trị. Hy vọng những kiến thức trên sẽ bổ ích dành cho các bạn.
Tham khảo: Top 12 cây thuốc nam giải độc gan
Chúc các bạn có được một lá gan khỏe mạnh!