Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Với từ điển Bách khoa Y Học toàn thư , đã có tới hàng triệu hàng nghìn cây thuốc quý hiếm được khám phá và tìm thấy nhằm đa dạng hóa phương pháp chữa bệnh. Trong số đó, chúng tôi xin liệt kê top 6 cây thuốc dân gian chữa bệnh gan rất gần gũi, đẩy lùi được bệnh gan cực hữu hiệu gửi đến quý vị nhằm cải thiện, nâng cao sức khỏe mỗi ngày.
Cây an xoa:
- Nếu bạn đang đầu vì những chứng bệnh liên quan đến gan, thì cây An xoa chính là một trong những vị thuốc cổ truyền “khắc tinh của bệnh gan” mà người xưa thường sử dụng.
- Có tên khoa học là Helicteres Hirsuta Lour ,còn có tên gọi khác là cây tổ kén cái, cây thâu kén lông. Cây có dạng thân gỗ ,lá cây to bằng lòng bàn tay, có lông hơi nhám,
- Cây không xuất xứ từ Việt Nam mà là do sự ngẫu nhiên được phát hiện bởi một bộ tộc người Campuchia. Sau đó họ giới thiệu cho người dân tỉnh Bình Phước lấy giống về trồng.
- Trong hoạt động chữa gan hiệu quả, cây có chứa chất Nano Curcumin rất quý, là tác nhân chính làm tiêu diệt tế bào ung thư gan, bên cạnh đó còn giúp tăng cường sức khỏe, trị các chứng đau nhức xương khớp, người hay mệt mỏi, cải thiện ăn ngon, ngủ tốt hơn đối với người cao tuổi.
- Đặc biệt hoạt chất Alkaloid của cây giúp trị bệnh ung thư, thúc đẩy sản sinh các kháng thể ngăn chặn kháng thể tạo tế bào ung thư, ngăn ngừa khối u hiệu quả.
- Ngoài ra trong cây còn chứa chất Flavonoid, Ancaloid có tác dụng, chống oxy hóa, giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, chống u.Đối với chị em phụ nữ: làn da được thải độc, trị mụn, trở nên căng mịn, hồng hào hơn.
- Để bảo quản cây, ta phơi khô cây an xoa rồi trữ dùng dần ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để nơi ẩm thấp khiến cây bị mốc.
Cây nhọ nồi:
- Còn có tên gọi khác là cây tên khác đó là cây cỏ mực, thuộc họ Cúc, loài thân thảo, thân tròn, màu lục, hoặc đỏ tía, có lông cứng. Hoa nhỏ màu trắng, quả nhỏ hơi dẹt, có lá dài và thon.
- Tại nước ta cây được mọc hoang ở các vùng đồng bằng, trung du và miền núi ở độ cao 1500m.
- Theo Đông y thì cây nhọ nồi có tính hàn, vị chua, ngọt và không gây độc tố ,có lợi về kinh vị, tỳ vị có tác dụng mát huyết, thanh nhiệt, giải độc,..nên thường được dân gian dùng dưới dạng sấy khô hoặc tươi.
- . Ngoài ra trong cây có chưá các dưỡng chất gồm Tamin, Caroten, chất đắng và các Ancaloit (nicotin, ecliptin và coumarin lacton) mang tác dụng chính trong việc chữa các triệu chứng như: chữa sốt ban, để đắp vết thương, chảy máu cam, nổi mề đay, giảm đi thời gian đông máu, cầm máu tăng tổng lượng Prothrombin trong máu mà không làm tăng huyết áp, không giãn tĩnh mạch , được khá nhiều người sử dụng.
- Do tính chất không gây độc hại nên có thể dùng cho trẻ nhỏ nếu chúng đang bị: suy nhược cơ thể, phát ban, viêm họng do thời tiết, biếng ăn. Đối với các chị em phụ nữ, cây nhọ nồi hỗ trợ cho bệnh đau dạ dày, giúp bổ thận, khí huyết, chữa rong kinh hiệu quả, thúc đẩy tuần hoàn máu, đen tóc đẹp da.
Cây dứa dại:
- Nói đến cây dứa dại (tên gọi khác là dứa rừng, dứa gai, dứa gỗ, sơn ba la bộ, dã ba la) dân gian ta đã không còn xa lạ về loại thuốc quý nổi tiếng này bởi công dụng trị bệnh, về hương vị thơm ngon, ngọt từ quả đến từng vùng làng quê, ven biển, nông thôn.
- Cây được phân bố chủ yếu ở hẩu hết các nước Đông Nam Á như: Srilanka, Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan, Lào, Mianma, Trung Quốc…vv. Với chiều cao trung bình từ 3-4m, phân nhánh ở ngọn. Thân cây có nhiều rễ cắm sâu vào đất, phía mép có nhiều gai sắc nhọn, thường quả dứa dại có màu xanh và sẽ chuyển sang màu vàng cam khi chính.
- Theo kinh nghiệm từ các thầy Đông y, phần rễ cây có tính mát, vị ngọt nhạt và hoa có tính lạnh ,mang đến công dụng điều trị tiêu chảy do nhiệt độc, trừ thấp nhiệt.
- Các phần khác của cây như đọt non thì có vị ngọt, tính lạnh cũng giúp tốt đối với việc giải độc, thanh nhiệt cơ thể. Phần quả cuả của cây dứa dại có tính bình, vị ngọt thường được sử dụng để cường tâm, ích huyết, giải rượu, tiêu đờm. Phần hoa cũng được sử dụng nốt để lấy hạt bên trong đem chưng do chứa nhiều tinh dầu benzyl. Riêng hạt của phấn hoa và lá bắc để lấy hương liệu và nước thơm.
- Từ cách mả dân gian xưa sử dụng tất cả các bộ phận của cây đã cho thấy sự dồi dào về dưỡng chất cũng như công dụng. Do đó, cây thích hợp dùng cho những người đang bị tình trạng như bệnh kiết lỵ, thị lực giảm, bị say nắng,chữa viêm gan siêu vi, vết thương bị lở loét, sỏi thận, tiểu gắt, phù thủng, cổ trướng, viêm tinh hoàn, bồi bổ cơ thể, chữa ho do cảm mạo…..vv.
- Để đa dạng hóa cách chế biến, chữa bệnh, ngưởi ta sẽ nướng lấy ăn, nấu nước sắc thuốc, làm trà, làm mứt, làm canh, các món xào, lẩu, làm tráng miệng với hương vị cực kì thơm ngon.
Cây chó đẻ:
- Với cái tên chưa được mĩ miều cho cây thuốc Nam này, Dân gian ưu ái đã đặt thêm những tên gọi khác như cây Diệp hạ châu (do có hạt hình tròn xếp thành hàng dưới lá) , hoặc cây chó đẻ răng cưa. Trong đó có 2 loại Diệp hạ châu là đắng, và ngọt đều thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae).
- Các thành phần dược tính chứa trong cây gồm Flavonoit, Alkaloid phyllanthin; Hypophyllanthin, Nirathin, Phylteralin, Tritequen, Tamin, Axit hữu cơ, Phenol, Lignam đã giúp cho con người chữa được nhiều chứng bệnh như đau gan, thận, đường tiết niệu, đường ruột, bệnh ngoài da, lợi tiểu, giảm huyết áp, đái tháo đường.
- Đối với các nhà khoa học, cây chó đẻ còn chứa kháng nguyên HbsAg giúp đẩy lùi Virus viêm gan B.
- Đối với các nhà Đông y học, cây có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, nên lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, thông huyết, điều kinh, thanh can, lương huyết, hạ nhiệt, dùng để chữa các bệnh như đau gan, thận, đường tiết niệu, đường ruột, xơ gan siêu vi trùng…vv.
Cây Kế sữa:
- Cây kế sữa có tên khoa học là Silybum marianum, có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, được trồng khá phổ biến ở các tỉnh miền trung nước ta. Đặc biệt, cái tên kế sữa ra đời dựa vào nhựa của cây, nhìn như sữa,chảy ra từ lá khi chúng bị bẻ gãy.
- Thành phần chính của cây là Flavonolignan và Silymarin đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là đem lại tác dụng tuyệt vời cho Gan như chống viêm, chống oxy hóa, hạ đường huyết. Hạt giống cây kế sữa còn bảo vệ các tế bào gan khỏi các hóa chất như rượu, bia, thuốc độc hại từ môi trường bên ngoài, tổn thương gan do ngộ độc nấm Amanita, gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính,mạn tính, xơ gan, vàng da…
- Ngày nay, người ta dùng cây kế sữa để bào chế thành trà, làm thuốc dạng bột, thuốc viên hoặc dạng lỏng
Cây Atiso:
- Atiso có tên khoa học là Cynara scolymus, có nguồn gốc xưa từ Địa Trung Hải. Du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 20 ,được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, nhiều nhất là ở Đà Lạt.
- Lý do Atiso phổ biến vì được sử dụng quá rộng rãi, lại có tính hàn, vị ngon, thanh mát tự nhiên nên dễ uống ai cũng dùng được. Ngoài ra trong Atiso không chứa chất độc hại, tồn tại hoạt chất chính là Cynarine,Inulin, Inulinaza, Tannin, các muối hữu cơ của các kim loại Kali, Canxi, Magiê, Natri hỗ trợ hạ Cholesterol và Urê trong máu, tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu, thường được làm thuốc thông mật, thông tiểu tiện, các bệnh về gan, thận.
- Hầu hết Dân gian dùng lá, hoa, thân và rễ của cây Atisô bào chế để làm trà, làm thuốc, làm cao Atiso, hoặc làm thực phẩm chức năng, nấu nước giải khát….vv.Ngoài ra hoa và cụm lá bắc atisô dùng làm rau ăn, nấu canh hoặc hầm với xương ,gan lợn, ăn rất bổ.
- Atiso thích hợp với người đái tháo đường: giúp hạ lượng đường trong máu từ chất Inulin, với người bệnh tiểu đường cụm hoa còn được dùng trong chế độ ăn kiêng vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, Carbonhydrat. Cây còn phù hợp với trẻ nhỏ bởi công dụng lọc máu, nhuận tràng, tiêu hóa tốt, kích thích vị giác và tăng tiết sữa ở các bà mẹ sau khi sinh.
Tham khảo: