Theo WHO, loãng xương là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây nên bệnh tật (sau bệnh tim mạch). Người ta cũng đã chỉ ra rằng, việc sử dụng một số dược phẩm sau trong thời gian dài có thể gây ra loãng xương và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dùng.
- Thuốc chống viêm Glucocorticoid:
Hay còn gọi là corticoid, nó có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của xương của bạn. Do có tác dụng tốt trị các bệnh lý liên quan đến viêm mạn tính như hen suyễn, viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp, các bệnh tự miễn như luput, vẩy nến, chàm… nên nó được rất nhiều người dùng.
Nếu dùng thuốc corticoid lâu ngày có thể khiến chúng ta bị loãng xương vì nó có khả năng làm tăng đào thải calci qua nước tiểu gây tình trạng thiếu calci từ đó làm giảm quá trình tạo xương. Ngoài ra, loại thuốc này còn gây thoái hóa protein – một chất cơ bản của xương.
- Thuốc chống động kinh:
Phenobarbital, carbamazepin, phenitoin… (dùng trong bệnh động kinh) làm tăng nguy cơ bị loãng xương khi được sử dụng lâu ngày. Nguyên nhân là bởi chúng có tác dụng gây cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc ở gan, điều này khiến cho hệ enzym chuyển hoá thuốc trong cơ thể hoạt động mạnh hơn. Hệ quả là khi dùng bất cứ thuốc nào dùng sau nó thì chúng đều bị mất hoạt tính, thậm chí là có thể làm tăng độc tính. Không dừng lại ở đó, những loại thuốc này còn khiến các chất có trong cơ thể bị chuyển hoá ở gan để trở thành chất khác. Nó có thể chuyển hoá vitamin D ở gan là mất tác dụng của vitamin này, khiến nó không còn chuyển hóa tốt calci để tạo xương nữa như bình thường nữa.
- Thuốc tránh thai:
Thuốc tránh thai Depo-Provera dùng để tiêm theo chu kỳ 13 tuần bị Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) cho rằng nó có thể gây yếu xương cho người sử dụng nên đã cảnh báo mạnh mẽ đối với người tiêu dùng.
Tuy nhiên, vì loại dược phẩm này vẫn an toàn và hiệu quả nên sẽ nó không bị đình chỉ lưu hành trên thị trường. FDA khuyến cáo rằng: phụ nữ chỉ nên dùng Depo-Provera khi các loại thuốc khác không đạt hiệu quả như mong muốn hoặc do không muốn sử dụng các biện pháp tránh thai khác.