Trong dân gian, mọi người truyền tai nhau cây An Xoa là một loại thảo dược có nhiều tác dụng tốt trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh gan.
Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy cây An Xoa bắt đầu được người dân phát hiện và sử dụng từ đầu năm 2000 đến nay. Trong đó, tác dụng của cây An Xoa trong hỗ trợ điều trị bệnh gan đã được Y học cổ truyền dân tộc công nhận và có những đánh giá tích cực về thảo dược này.
Cây An Xoa có tên khoa học là Helicteres hirsuta L, thuộc họ Trôm Sterculiaceae. Cây An Xoa còn có nhiều tên gọi khác như Thâu kén lông, cây Tổ kén, Dó hẹp, Dó lông.
Cây An Xoa mọc hoang dại khắp nơi, thảo dược mọc nhiều ở các đồi núi giáp ranh biên giới Campuchia, Lào. Ở nước ta, cây An Xoa mọc nhiều ở các tỉnh như Bình Phước, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Tây Nguyên,…
Điều đáng nói, qua nghiên cứu cây An Xoa tỉnh Bình Phước được các chuyên gia nhận định thành phần dược chất cao hơn hẳn so với những vùng khác.
Trong Đông y, cây An đã được người dân sử dụng từ lâu đời, thảo dược đã được TS Võ Văn Chi tổng hợp biên soạn trong cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam”.
Một tài liệu khác viết:
“Cây An Xoa có tên khoa học là Helicteres hirsuta L, một loại cây được dân gian sử dụng làm thuốc. Rễ được sử dụng để hỗ trợ chữa lỵ, sởi, cảm mạo, đái dắt và được dùng làm thuốc tiêu độc rất hiệu quả. Lá cây An Xoa có thể được dùng ngoài để hỗ trợ chữa trị mụn nhọt, sưng lở”.
Tác dụng của cây An Xoa đã được nền y học hiện đại công nhận khi cây An Xoa được điều chế nên một số thuốc hỗ trợ trợ điều trị bệnh gan, thận. Đặc biệt, rất nhiều thuốc giải nhiệt, mát gan, giải độc gan hiện nay đã được bào chế từ thành phần dược chất của cây An Xoa.
Nghiên cứu của Indonesia, Chi YW et al., 2006 chia sẻ:
“Cây An Xoa có khả năng chống lại các tế bào ung thư, trong đó thảo dược có tác dụng mạnh đối với tế bào ung thư gan”.
Như vậy có thể thấy từ những bài thuốc lưu truyền trong dân gian đến những công trình nghiên cứu đầy đủ của nền Y học cổ truyền, Y học hiện đại thì cây An Xoa đã được nhiều người biết đến và công nhận có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh gan, nhất là ung thư gan.
Tác dụng của cây An Xoa đối với lá gan
Cây An Xoa là thảo dược quen thuộc với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, có rất ít người biết tác dụng của loại thảo dược này.
Cây An Xoa rất có lợi cho sức khỏe, nhưng nếu chúng ta không biết trọn vẹn, chính xác tác dụng của thảo dược thì rất dễ sử dụng sai.
+Thanh nhiệt, giải độc, mát gan
Nhờ vào dược chất alkaloid, flavonoid, lupeol, stigmasterol, apigenin, tiliroside trong cây An Xoa có tác dụng đào thải độc tố từ đó giúp thanh nhiệt, mát gan, da dẻ hồng hào.
Ngoài ra dược chất trong cây An Xoa còn có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa giúp người dùng ăn được ngủ ngon, sức khỏe được tăng cường.
+Hỗ trợ điều trị viêm gan B, C
Bên cạnh đó, dược chất có trong cây An Xoa có khả năng hỗ trợ điều trị viêm gan cấp và mãn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan, hạ men gan đối với người bị men gan cao rất tốt.
+Hỗ trợ điều trị xơ gan cổ trướng
Hoạt chất alkaloid, flavonoid có trong cây An Xoa được các nhà khoa học nhận định có tác dụng kìm hãm sự phát triển mô xơ, sẹo, giúp tăng cường chức năng gan, bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa tình trạng xơ gan cổ trướng hiệu quả.
+Ức chế tế bào ung thư gan
Thật ra, tác dụng ức chế tế bào ung thư gan của cây An Xoa đã được nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu, thực nghiệm lâm sàng và kết luận: cây An Xoa có 4 hợp chất quý có lợi cho sức khỏe đó là lupeol, stigmasterol, apigenin, tiliroside. Trong đó, 4 nhóm hợp chất này có tác dụng ức chế tế bào ung thư gan Hep-G2 rất mạnh mẽ.
Không chỉ có tác dụng mạnh đối với ung thư gan mà hợp chất lupeol, stigmasterol, apigenin, tiliroside của cây An Xoa còn có khả năng kìm hãm tế bào ung thư, tiêu diệt tác nhân xấu hình thành nên tế bào ung thư, giảm kích thước khối u rất tốt.
+Giúp cải thiện chứng vàng da
Các nghiên cứu còn cho thấy, dược chất có trong cây An Xoa có tác dụng đào thải độc tố, giúp người dùng da dẻ hồng hào cải thiện chứng vàng da vô cùng hiệu quả.
Cách sử dụng cây An Xoa
Cây An Xoa sau khi thu hái hoặc mua về các bạn rửa sạch chặt khúc hoặc băm nhỏ ra, mỗi khúc dài khoảng 2-3cm là được, sau đó rửa sạch hoặc sấy khô. Sau khi cây An Xoa đã khô hoàn toàn thì các bạn đem đi sao vàng hạ thổ. Với cách dùng này giúp loại bỏ phần lông mỏng ngăn ngừa tình trạng ngứa rát cổ, đau bụng, cồn cào ruột, đi ngoài, mệt mỏi khi uống nước sắc An Xoa.
Để sao vàng hạ thổ thuốc không khó, các bạn bắt một cái chảo to lên bếp (nên lựa chọn chảo gang là tốt nhất), khi đáy chảo nóng thì các bạn tiến hành cho thảo dược An Xoa vào (nên sao thân, cành, lá An Xoa riêng). Trong lúc sao thuốc các bạn nên để lửa nhỏ và đảo liên tục để thảo dược không bị cháy, đến khi thấy vàng và thơm là được. Sau đó các bạn hạ thổ An Xoa xuống nền đất sạch khoảng vài phút rồi úp chảo vào sử dụng để sao lên là được. Hạ thổ khoảng 5-10 phút sau thì các bạn nên đem cây An Xoa vừa sao vàng hạ thổ đi sắc thuốc.
Mỗi lần sử dụng 100g cây An Xoa cùng với 2 lít nước, đun nhỏ lửa cho đến khi nước sắc còn 1 lít thì có thể sử dụng được. Nên uống nước sắc khi còn ấm để thảo dược được phát huy công dụng một cách tối đa.
Đối với cách sắc nước lần thứ 2 các bạn cho bã lần sắc thứ nhất vào ấm, cho vào 1,5 lít nước sau đó đun cho nhỏ lửa, đến khi nước sắc còn 500ml thì có thể sử dụng được. Nên uống nước sắc khi còn ấm để đảm bảo thảo dược được phát huy công dụng một cách tối đa, tốt nhất nên uống sau bữa ăn 30 phút. Kiên trì sử dụng từ 3-6 tháng để bệnh tình được thuyên giảm, sức khỏe được tăng cường. Với người bị ung thư gan các bạn nên kết hợp cùng Nấm Lim Xanh, Tam Thất Bắc, Xáo Tam Phân để quá trình hỗ trợ điều trị bệnh được tốt hơn.
Đối với bệnh viêm gan B, C bên cạnh việc sắc nước cây An Xoa riêng lẻ thì các bạn có thể kết hợp cùng Cà Gai Leo để tăng thêm phần hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh. Cứ sau thời gian 3 tháng sử dụng nước sắc cây An Xoa thì các bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất kiểm tra sức khỏe, mức độ thuyên giảm của bệnh.
Trên đây là những kiến thức chia sẻ về cây An Xoa. Hy vọng những kiến thức trên sẽ bổ ích dành cho các bạn.
Chúc các bạn có được một lá gan khỏe mạnh!
Xem thêm: Uống Cây An Xoa có tác dụng phụ hay không? Nên kiêng gì?