Hơn 30 năm trồng ở nước ta, không chỉ là loại cỏ thông thường mà cỏ ngọt còn được xem như là một dược liệu quý rất có lợi cho người bị tiểu đường, thừa cân béo phì, huyết áp cao, nóng trong người,..
Vậy, cỏ ngọt có tác dụng gì? Cách sử dụng ra sao? Sau đây thân mời các bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới.
Đặc điểm dược liệu
Cỏ ngọt là thực vật có tên khoa học là Stevia rebaudiana, danh pháp khoa học là Asteraceae, thuộc họ cúc. Trong tự nhiên ngoài tên gọi cỏ ngọt thì thực vật còn có nhiều tên gọi khác nhau như cây cúc ngọt, cỏ đường,..
Cỏ ngọt là một loại cỏ sống lâu năm, cây có chiều cao khoảng 100cm trở lại, kích thước cây nhỏ. Toàn bộ cây cỏ ngọt được bao phủ bởi một lớp lông mịn, khi trưởng thành gốc cây sẽ hóa gỗ.
Các lá mọc đối xứng nhau, lá cây có hình mũi mác nhiều gân, mép lá có nhiều răng cưa, mỗi chiếc lá dài từ 3-6cm và rộng từ 1,5-3cm. Hoa cỏ ngọt thường mọc thành cụm, mỗi cụm hoa có từ 5 bông hoa nhỏ màu trắng ngà rất nổi bật. Mỗi hoa có chiều dài từ 10-12mm, mỗi bông hoa có vòi nhụy dài thò ra ngoài, hoa có một mùi thơm nhẹ rất dễ chịu, mùa hoa thường nở vào tháng 10 cho đến tháng 2 năm sau. Toàn cây cỏ ngọt có vị ngọt đặc trưng, đặc biệt vị ngọt nhiều nhất ở lá.
Thông thường búp non và lá cây cỏ ngọt sẽ được thu hái để làm thuốc, toàn thân cây được sử dụng để làm thực phẩm. Cây được thu hái quanh năm, đặc biệt thu hái nhiều vào tháng 8 hằng năm.
Hiện nay cỏ ngọt được trồng phổ biến ở các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á.
Ở nước ta cỏ ngọt được trồng nhiều ở các tỉnh như Cao Bằng, Hòa Bình, Hưng Yên, Nghệ An, Đà Lạt, Lâm Đồng, Hà Giang,..
Tác dụng của cây Cỏ Ngọt
Trong Đông y, cỏ ngọt có vị ngọt đặc trưng có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải khát, hạ huyết áp chủ trị tiểu buốt, tiểu đường, chảy máu chân răng,..
Nền y học hiện đại ngày càng phát triển các nhà khoa học nghiên cứu trong lá cây cỏ ngọt chứa nhiều thành phần dược chất quý như glycosid diterpenic là stevioside (một glycosid) và rebaudiosid và dulcoside. Hoạt chất stevioside (một glycosid) có vị ngọt gấp đường kính saccharose 250-300 lần đồng thời rất ít năng lượng. Lượng đường trong lá của cây cỏ ngọt là nhiều hơn cả, nghiên cứu đã nhận thấy trong lá cỏ ngọt có chứa khoảng 6-7% hoạt chất stevioside, cành và lá cỏ ngọt khô chứa 1,5 hoạt chất stevioside. Trong đó cứ 100g cỏ ngọt khô sẽ thu được 400 – 450g đường kính.
Cỏ ngọt chứa độc tính thấp, nghiên cứu độc tính cho thấy không làm ảnh hưởng đến mô bệnh học, huyết học, triệu chứng lâm sàng và hành vi của chuột được nghiên cứu.
Qua nghiên cứu cỏ ngọt mang nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:
+Giúp tăng cường sức khỏe cho người bị bệnh tiểu đường, thừa cân béo phì, cao huyết áp
Đường cỏ ngọt được sử dụng như chất tạo vị ngọt không chứa năng lượng được dùng cho các đối tượng như người đang bị tiểu đường, người thừa cân béo phì, cao huyết áp. Sau thời gian sử dụng đường cỏ ngọt sức khỏe người dùng đã được cải thiện, đường trong máu giảm đáng kể.
+Có lợi cho răng miệng
Nhờ khả năng kháng khuẩn mạnh do đó cỏ ngọt giúp cho người dùng có được hơi thở thơm tho ngăn ngừa mùi hôi, hạn chế tình trạng chảy máu chân răng và các bệnh về răng miệng rất tốt.
+Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày
Sử dụng cỏ ngọt giúp hạn chế những cơn đau dạ dày, rối loạn hệ tiêu hóa rất hiệu quả. Hiện nay các nhà khoa học đã đưa cỏ ngọt vào việc điều chế thuốc hỗ trợ điều trị đau dạ dày. Do đó các bạn có thể tham khảo sử dụng.
+Giúp đẹp da
Sử dụng cỏ ngọt giúp kiểm soát lượng dầu thừa, cung cấp độ ẩm cho da giúp kháng viêm, ngừa mụn, cải thiện nếp nhăn trên da từ đó mang lại cho bạn một làn da mịn màng trắng sáng.
+Giúp giảm gàu, kích thích mọc tóc
Nếu vườn bạn có trồng ít cỏ ngọt thì các bạn đừng bỏ qua việc sử dụng cỏ ngọt dùng làm nguyên liệu nấu nước gội đầu. Chắc chắn chỉ trong thời gian ngắn da đầu của bạn sẽ khỏe, tóc dày và mượt một cách bất ngờ.
+Thanh nhiệt, lợi tiểu
Nhờ tính mát của cỏ ngọt mà dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu từ đó giúp người dùng thanh lọc độc tố mát gan rất hiệu quả.
Bên cạnh đó cỏ ngọt còn mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:
+Làm chất tạo ngọt cho bánh kẹo và nước ngọt.
+Hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu.
+Được làm phụ gia thực phẩm.
Cách dùng cây Cỏ Ngọt làm thuốc
Cỏ ngọt sau khi thu hái về sẽ được rửa sạch phơi khô sau đó phun nước ẩm để giúp giảm mùi ngai ngái đặc trưng của cỏ ngọt sau đó cho vào túi kín và ủ lá trong vòng 2-3 ngày rồi đem phơi hoặc sấy khô, dược liệu sau khi phơi khô sẽ được cho vào túi kín bảo quản sử dụng dần.
Ngoài sử dụng cỏ ngọt khô thì các bạn có thể sử dụng cỏ ngọt kết hợp cùng với Atiso, Hoa Hòe, Nhân Trần để giúp điều vị khi pha trà hoặc sắc thuốc.
Một số cách sử dụng cỏ ngọt phổ biến hiện nay như:
Nấu nước uống để giúp đẹp da, lợi tiểu, giải độc
Các bạn sử dụng khoảng 6g lá cỏ ngọt khô đem nấu cùng với 1 lít nước đun nhỏ lửa đến khi nước sắc còn 700ml thì các bạn có thể sử dụng được, các bạn có thể uống nóng hoặc để nguội cho thêm đá lạnh uống mát tùy thích. Lưu ý, chia nước làm nhiều lần uống hết trong ngày, không nên để qua đêm.
Sử dụng cỏ ngọt làm siro
Lá cỏ ngọt khô các bạn đem nghiền thành bột mịn, mỗi lần sử dụng ¼ cỏ ngọt hòa cùng 200ml nước ấm cho đến khi tan thì các bạn đun nóng hỗn hợp trên đến khi nước đậm đặc thì tắt bếp. Các bạn để nguội ngăn mát thì sử dụng dần. Đây là cách sử dụng phù hợp cho người đang áp dụng chế độ ăn kiêng, hỗn hợp được dùng để pha chế các loại đồ uống có tính đắng.
Cách sử dụng cỏ ngọt dành cho người cao huyết áp
Sử dụng 6g lá cỏ ngọt khô, 12g Quyết Minh Tử đem đi sao cháy, 10g Hoa Hòe sao vàng, 4g hoa cúc. Tất cả các nguyên liệu trên đem sắc cùng với 1 lít nước, đun nhỏ lửa đến khi nước sắc còn 500ml thì có thể sử dụng được. Các bạn chia nước sắc làm nhiều lần uống hết trong ngày.
Cách sử dụng cỏ ngọt dành cho người bị bệnh tiểu đường
Các bạn sử dụng 2,5g lá cỏ ngọt khô đem nấu cùng với 200ml nước đun nhỏ lửa đến khi nước sắc còn 50ml, chia nước sắc làm 2 lần uống hết trong ngày.
Cách sử dụng cỏ ngọt dành cho người thừa cân béo phì, người mắc bệnh tim
Sử dụng 7,5g lá cỏ ngọt khô đem nấu cùng với 300ml, đun nhỏ lửa đến khi nước sắc còn 200ml thì có thể sử dụng được. Người bị thừa cân béo bì, người mắc bệnh tim mạch sử dụng cỏ ngọt rất tốt cho sức khỏe, nếu kiên trì sử dụng cỏ ngọt sức khỏe người bị thừa cân béo phì, bệnh nhân tim mạch sức khỏe sẽ được khỏe mạnh hơn.
Cỏ ngọt giúp mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, cách sử dụng cũng không quá khó. Tuy nhiên khi sử dụng cỏ ngọt các bạn lưu ý không nên kết hợp dược liệu cùng với thuốc tây. Khi sử dụng lưu ý sử dụng đúng liều lượng đã hướng dẫn tránh lạm dụng, việc lạm dụng cỏ ngọt sẽ xảy ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Trong quá trình nấu hoặc sắc cỏ ngọt các bạn lưu ý tuyệt đối không sử dụng các dụng cụ đồ nhôm hoặc kim loại, tốt nhất nên dùng nồi đất.
Trên đây là những kiến thức về cỏ ngọt. Hy vọng những kiến thức trên sẽ bổ ích dành cho các bạn.
Chúc các bạn sử dụng cỏ ngọt hiệu quả!
Xem thêm cây thuốc: Tía Tô – Loại rau chữa tiểu đường hiệu quả