Trong ẩm thực sả là một loại gia vị được sử dụng để chế biến rất nhiều món ăn có hương vị thơm ngon và hấp dẫn. Tuy nhiên ít người biết rằng ngoài làm gia vị thì sả còn được sử dụng để làm dược liệu giúp hỗ trợ điều trị rất nhiều căn bệnh.
Vì vậy để giúp cho các bạn hiểu hơn về tác dụng cũng như cách dùng của sả trong hỗ trợ điều trị bệnh thì sau đây thân mời các bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới.
Đặc điểm dược liệu
Cây sả là một thực vật thuộc họ lúa (Poaceae) có tên khoa học là Cymbopogon, trong đông y cây sả còn được biết đến với tên gọi hương mao, cỏ chanh.
Sả là một loại gia vị đồng thời là một dược liệu có nguồn gốc từ Ấn Độ sau đó du nhập sang nhiều quốc gia như Thái Lan, Myanmar, Sri Lanka, Malaysia, Lào, Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia,..
Ở nước tây cây sả phân bố chủ yếu ở các tỉnh như Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ.
Sả là thực vật sống lâu năm mọc thành bụi có chiều cao từ 0,8-1,5m, lá sả rất giống lá lúa, lá hẹp, nhám và dài. Rễ cây có màu trắng xanh hoặc màu hơi tía, toàn cây toát ra một mùi thơm tinh dầu rất dễ chịu. Hoa sả không có cuống và thường mọc thành từng cụm.
Hiện nay trong tự nhiên sả có 2 loại sả phổ biến đó là sả chanh và sả Java, trong đó sả Java sẽ có chiều cao trội hơn sả chanh. Cây sả Java thường có chiều cao tầm 2m, gốc sả có màu hồng hoặc tím, cây có rễ khỏe, lá dài, hẹp và hơi nhám. Đặc biệt khi cây trưởng thành các phiến lá sả sẽ rũ xuống đất và quấn vào bẹ lá, hoa sả Java mọc thẳng đứng, các hoa mọc thành chùm rất đẹp mắt.
Thông thường người ta sẽ thu hái sả quanh năm, tất cả các bộ phận của cây từ thân, cành và lá đều được sử dụng để làm gia vị và làm thuốc.
Tác dụng của cây sả
Các nhà khoa học nghiên cứu trong sả chứa nhiều thành phần dược chất có lợi cho sức khỏe như tinh dầu, citronellol, geraniol, citra, citronella, sắt, kali, magie, kẽm, mangan, folate,..
Từ những thành phần dược chất của sả các nghiên cứu đều cho thấy sả mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:
+Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện điều cho thấy nếu thường xuyên sử dụng sả sẽ giúp ngăn ngừa ung thư vú và ung thư gan rất hiệu quả.
Hoạt chất luteolin trong sả có tác dụng giúp ức chế và ngăn ngừa tế bào ung thư, đồng thời giúp tiêu diệt tế bào ung thư. Do đó nếu thường xuyên sử dụng sả các bạn sẽ hạn chế được nguy cơ mắc ung thư mà bản thân mình không ngờ đến.
+Giải độc cơ thể
Trong Đông y, sả là thảo dược có vị the, tính ấm thường được sử dụng để giải độc cơ thể, lợi tiểu do đó sử dụng sả được xem là giải pháp giúp tăng cường chức năng gan, hỗ trợ điều trị các bệnh về tụy, bàng quang, thận,..
Bên cạnh đó sả còn có tác dụng giúp giải độc rượu, bảo vệ gan rất tốt.
+Sát trùng, kháng khuẩn
Những hoạt chất trong sả có tác dụng giúp sát trùng, kháng khuẩn thậm chí nhiều chuyên gia còn cho biết dược chất trong sả có khả năng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn còn tốt hơn các loại thuốc kháng sinh bây giờ.
+Chống viêm
Một số nghiên cứu được công bố vào năm 2010 cho thấy tinh chất sả chanh có tác dụng giúp chống viêm hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa rất tốt. Cụ thể thảo dược có tác dụng giảm đầy hơi, chống oxy hóa, hỗ trợ điều trị đau bụng, tiêu chảy, đau dạ dày, tá tràng, ho,..
+Hỗ trợ điều trị loãng xương
Hoạt chất mangan trong cây sả có tác dụng hỗ trợ điều trị loãng xương, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và tiền kinh nguyệt ở phụ nữ.
+Giải tỏa căng thẳng
Dược chất trong cây sả có tác dụng an thần, hỗ trợ giải tỏa căng thẳng, áp lực cho người dùng. Do đó hiện nay sả được sử dụng để chiết xuất ra rất nhiều loại tinh dầu, nước hoa, mỹ phẩm mang đến cảm giác thư giãn, dịu nhẹ từ sả.
+Tốt cho hệ thần kinh và não bộ
Tinh dầu trong sả có tác dụng giúp hạn chế tình trạng chóng mặt, co giật đồng thời hỗ trợ điều trị rất nhiều căn bệnh như động kinh, suy giảm trí nhớ, trầm cảm,..
+Giảm đau
Kinh nghiệm dân gian cho biết sử dụng nước sắc của sả tươi có tác dụng giảm đau rất hiệu quả, do đó trong các trường hợp bị đau răng, đau khớp, đau cơ, đau lưng, đau đầu các bạn có thể sử dụng nước sả cây để giúp giảm đau một cách nhanh chóng.
+Hỗ trợ điều trị bệnh chàm, nấm
Thực tế cho thấy củ sả nếu giã nát bôi vào các vết chàm, nấm sẽ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như chàm, nấm, vảy nến, rụng tóc rất hiệu quả.
+Giúp đẹp da
Những hoạt chất trong sả có tác dụng giúp đẹp da hỗ trợ điều trị các vấn đề về da như mụn, nám, thâm sạm. Hiện nay rất nhiều phương pháp làm đẹp từ sả đã được ra đời, kết quả mang đến hết sức bất ngờ.
+Xoa đuổi côn trùng
Tinh dầu sả phun trong nhà hoặc xịt lên da sẽ giúp xoa đuổi các loại côn trùng như muỗi, ruồi, bọ chét,..
Kinh nghiệm dân gian còn cho thấy nếu bạn trồng vài bụi sả quanh nhà sẽ giúp xoa đuổi rắn và côn trùng rất hiệu quả.
+Ổn định huyết áp
Các nghiên cứu đều cho thấy sử dụng sả sẽ giúp hạ huyết áp từ đó giúp người dùng huyết áp ổn định ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến, đột quỵ có thể xảy ra.
+Giúp hạ sốt, giải cảm
Trong dân gian sả thường được sử dụng để giải cảm, hạ sốt rất tốt. Do đó các bạn chỉ cần trồng vài bụi sả trong nhà sẽ rất hữu ích khi cơ thể đau nhức mỗi khi trái gió trở trời.
Cách dùng cây sả
Nấu nước uống
Sử dụng 20-50g sả rửa sạch bỏ bớt lá đem nấu cùng với 500ml nước trong vòng 3 phút, tắt bếp đậy nắp để tinh dầu có trong sả được tiết ra hết. Sau 10 phút các bạn rót nước sả ra ly và cho vào 2 muỗng cafe mật ong hoặc 2 muỗng đường, khuấy đều là có thể uống được.
Đối với cách sử dụng này thường áp dụng trong các trường hợp bị cảm cúm, cảm lạnh, rối loạn tiêu hóa, đau bụng,..
Chế biến món ăn
Hiện nay có rất nhiều món ăn được chế biến từ sả như gà kho sả ớt, cá bống kho sả ớt, ốc xào sả ớt, hến hấp sả, cá ram sả ớt,..
Cách thực hiện vô cùng đơn giản, sả sau khi hái hoặc mua về các bạn rửa sạch, cắt bỏ bớt lá sau đó thái mỏng băm nhuyễn rồi ướp dùng nguyên liệu để kho, sào, nướng.
Đối với những món ăn được chế biến bằng cách hấp sả thì các bạn chỉ cần đập dập sả rồi cho vào nồi hấp cùng các nguyên liệu là được.
Pha trà
Sả sau khi thu hái hoặc mua về các bạn bỏ lá sau đó đem rửa sạch, đập dập sau đó cho vào ấm. Chanh và gừng các bạn cũng thái lát mỏng cho vào ấm sau đó chế nước sôi vào đậy 15 phút thì có thể sử dụng được. Với cách sử dụng này các bạn có thể hãm trà uống thay nước lọc hằng ngày cũng rất tốt cho sức khỏe.
Ăn trực tiếp
Trong những trường hợp các bạn không có nhiều thời gian để nấu nước hoặc pha chế sả thì các bạn có thể sử dụng thân sả đem đi rửa sạch và ăn trực tiếp. Hiện nay tại một số vùng sả có thể kết hợp với mắm tôm ăn trực tiếp tạo nên một hương vị rất đặc trưng khiến nhiều người thích thú.
Xông mặt
Nếu bạn có một làn da bị những vấn đề về mụn trứng cá, nám thì các bạn có thể sử dụng sả, chanh, gừng, tía tô và muối hột để nấu nồi nước dùng để xông mặt. Kiên trì thực hiện 2 lần/tuần sẽ giúp bạn có được một làn da trắng sáng, mờ thâm nám, sạch mụn.
Chế biến thành tinh dầu
Hiện nay sả được sử dụng để chế biến thành tinh dầu rất nhiều, tùy mỗi loại tinh dầu mà các bạn có thể dùng để uống trực tiếp hay bôi ngoài da, xông nhà,..
Lưu ý, trong quá trình sử dụng tinh dầu các bạn nên đậy nắp để hạn chế bay hơi.
Trên đây là những kiến thức chia sẻ về sả. Hy vọng những kiến thức trên sẽ bổ ích dành cho các bạn.
Chúc các bạn sử dụng sả hiệu quả!
Xem thêm cây thuốc: Cây Bình Bát