Trong dân gian cây Bình Bát có tác dụng giúp sát trùng, kháng khuẩn hỗ trợ điều trị giun sán, lao phổi, tiểu đường, viêm phụ khoa, kiết lỵ, bướu cổ rất hiệu quả.
Tuy nhiên Bình Bát là cây gì không phải ai cũng biết. Chính vì vậy bài viết ngày hôm nay Nguyễn Trần Coop sẽ giúp các bạn nhận biết cây Bình Bát cũng như tác dụng của dược liệu. Thân mời các bạn cùng tìm hiểu!
Đặc điểm dược liệu
Cây Bình Bát là một thực vật có tên khoa học là Annona reticulata L, thuộc họ Na (Annonaceae). Trong tự nhiên cây Bình Bát còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như cây Đào Tiên, cây Na Xiêm, Nê Xiêm.
Cây Bình Bát là một cây phổ biến ở các vùng nhiệt đới, cây thuộc thân gỗ nhỏ có chiều cao từ 5-7m, tán lá rộng. Cây phân thành nhiều cành, những cành non thường chứa nhiều lông còn các cành già thì nhẵn và rất bóng.
Cây Bình Bát có lá mọc so le nhau, mỗi chiếc lá có hình dáng thuôn dài hình mác dài từ 12-15cm và rộng 4cm đầu lá nhọn, gốc lá tròn, cuống lá có lông và dài từ 1-2cm. Lá có gân nổi rõ, mặt trên phiến lá nhẵn bóng nhưng mặt dưới lại có một lớp lông tơ mịn.
Hoa Bình Bát thường mọc thành cụm, các cụm hoa mọc xen kẽ các kẽ lá, hoa Bình Bát màu vàng, mỗi đài hoa gồm có 3 phiến hình tam giác rất dễ nhận biết. Tràng hoa có 2 vòng bao bọc nhau, cánh hoa nhỏ và hẹp chứa nhiều nhị. Quả Bình Bát có hình tim khi còn non thì có màu xanh còn khi già thì chuyển sang màu vàng hoặc trắng ngà, có mùi thơm đặc trưng và có thể ăn được.
Mùa hoa cây Bình Bát thường rơi vào tháng 5-6 hằng năm còn mùa quả thì đậu vào tháng 7 đến tháng 8.
Hầu như tất cả các bộ phận của cây Bình Bát từ rễ, thân, cành, lá, quả và hạt cây Bình Bát đều được sử dụng để làm thuốc.
Hiện nay cây Bình Bát phân bố ở nhiều quốc gia thuộc Trung Mỹ, Peru, Nam Mexico, Brazil.
Ở nước ta cây Bình Bát phân bố trải dài từ Bắc vào Nam, cây ưa nước do đó thường phát triển ở các vùng như mương, ruộng, cao, hồ, sông, kênh,..
Thông thường cây Bình Bát sẽ được thu hái quanh năm, cây có thể sử dụng tươi hoặc khô đều được. Khi phơi khô các bạn nên lưu ý phơi những chỗ tránh côn trùng nhỏ, dược liệu có mùi thơm đặc trưng nên thường thu hút rất nhiều côn trùng, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh nắng mặt trời.
Tác dụng của cây Bình Bát
Các nhà khoa học nghiên cứu trong cây Bình Bát chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe như:
Trong vỏ thân và rễ cây Bình Bát có chứa hoạt chất Reticulin, Anonain, Oshin sunin, Asimilobine, Michelalbin, Hydroxynomuciferin, Methoxyannomontin.
Trong vỏ thân Bình Bát có chứa hoạt chất Articulacion, Ulinastatin – 2 và các Diterpen. Lá cây Bình Bát chứa hoạt chất Squamous Annoreticuin, Anoreticuin, Annomonicin, Roliniastin, Squamon, Solamin.
Nhiều người có suy nghĩ hạt Bình Bát không có công dụng gì nên thường bỏ đi, tuy nhiên ít người biết được rằng hạt Bình Bát có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe như Dieporeticanin, Trieporeticanin, Squamocin, Uvariamicin, Reticulacin cùng nhiều hoạt chất thuộc nhóm N – acyl tryptamine béo rất có lợi cho sức khỏe.
Trong Y học cổ truyền cây Bình Bát có vị đắng chát chứa một lượng độc tố nhỏ ở vỏ thân và hạt. Tuy nhiên nếu biết cách sử dụng và sử dụng với liều lượng phù hợp Bình Bát có khả năng chống viêm, kháng khuẩn giúp thanh nhiệt, giải độc, sát trùng hỗ trợ làm mát cơ thể, tăng khả năng bài tiết, nhuận tràng, lợi tiểu. Bên cạnh đó theo kinh nghiệm dân gian còn cho thấy những hoạt chất trong cây Bình Bát giúp an thần, chống trầm cảm, hạn chế suy nhược thần kinh rất hiệu quả.
Ngoài ra là một số tác dụng khác của Bình Bát:
+Giúp sáng da, mờ sẹo
Các nghiên cứu cho thấy trong trái cây Bình Bát chứa nhiều vitamin A, vitamin B6, vitamin C, potassium, magie có tác dụng kháng viêm, ngừa mụn, se khít lỗ chân lông làm đẹp da, tóc và móng. Nếu kiên trì sử dụng trái cây Bình Bát sẽ giúp người dùng chống lão hóa, duy trì sắc đẹp và sinh lý phụ nữ.
Trong dân gian rất nhiều chị em phụ nữ đã sử dụng trái Bình Bát để làm đẹp, dưỡng da, mờ sẹo và chỉ sau một thời gian ngắn hiệu quả của Bình Bát mang lại cho làn da thật khiến chị em bất ngờ.
+Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp
Hoạt chất trong trái Bình Bát có tác dụng giúp kháng viêm, giảm đau, bổ xương khớp rất hiệu quả. Các chuyên gia còn cho biết thêm nếu duy trì thói quen thường xuyên sử dụng trái Bình Bát cũng là cách giúp người dùng có được một xương khớp khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh gout.
+Hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết sử dụng trái Bình Bát hoặc uống nước lá Bình Bát có tác dụng giúp kháng khuẩn, tiêu diệt nấm đồng thời ức chế sự phát triển của nấm Candida Albicans, một loại nấm gây viêm nhiễm vùng kín của các chị em phụ nữ.
+Giúp sát trùng hỗ trợ điều trị ghẻ lở
Trong dân gian sử dụng trái và lá cây Bình Bát có tác dụng giúp sát trùng, hỗ trợ điều trị mề đay, mẩn ngứa, ghẻ lở, mụn nhọt, giúp tiêu diệt côn trùng, ấu trùng, sâu, chấy rận trên người và các loại gia súc.
+Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
Những nghiên cứu cho thấy rễ, vỏ thân và hạt cây Bình Bát có khả năng giúp tiêu diệt tế bào ung thư phổi, ung thư hầu mũi, ung thư kết tràng và ung thư bạch cầu dòng Lympho rất hiệu quả.
+Giúp giải nhiệt cơ thể
Trong dân gian người dân thường sử dụng trái cây Bình Bát làm kem hoặc làm sinh tố sử dụng có tác dụng giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể rất tốt.
+Ổn định đường huyết hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Sử dụng đọt non và lá cây Bình Bát nấu canh ăn hoặc xay nước uống có tác dụng giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả.
Bên cạnh đó Y học cổ truyền và Y học hiện đại còn cho thấy sử dụng cây Bình Bát còn mang lại nhiều tác dụng tốt như:
+Hỗ trợ điều trị kiết lỵ, tiêu chảy, táo bón.
+Giúp đau nhức răng và nướu.
+Tiêu tiêu giun sán rất hiệu quả.
+Hỗ trợ điều trị lao phổi.
+Hỗ trợ điều tị bướu cổ.
Cách sử dụng cây Bình Bát làm thuốc
Để sử dụng cây Bình Bát không khó, các bạn có thể sử dụng tươi hoặc khô đều được, sử dụng độc vị hoặc kết hợp cùng với một số nguyên liệu thảo dược khác tăng lên phần hiệu quả sử dụng.
Sắc nước uống
Trái Bình Bát và vỏ thân cây Bình Bát rửa sạch, thái lát nhỏ rồi đem phơi khô. Mỗi lần sử dụng từ 8-20g đem sắc cùng với 1 lít nước, đun nhỏ lửa đến khi nước sắc còn 500ml thì có thể sử dụng được. Các bạn chia nước sắc làm 2 lần uống hết trong ngày, kiên trì sử dụng bệnh tình sẽ thuyên giảm sức khỏe được tăng cường.
Đối với cách sắc nước uống được sử dụng trong các trường hợp như bị lao phổi, bệnh tiểu đường.
Làm kem hoặc sinh tố
Các bạn sử dụng trái Bình Bát chín đem rửa sạch, gọt vỏ sử dụng phần thịt, bỏ hạt để làm sinh tố hoặc làm kem ăn rất ngon. Cách làm này thường được người dân áp dụng vào những ngày hè nóng nực.
Giã nát đắp
Trái Bình Bát các bạn đem rửa sạch, phơi khô sau đó giã nát rồi hơ qua lửa cho nóng. Sau khi nguội bớt thì các bạn đem đắp lên vùng bị đau nhức xương khớp rồi dùng gạt băng cố định lại. Đối với những khu vực như lưng, mạng sườn thì người dùng có thể nằm trực tiếp lên trái Bình Bát được giã và hơ nóng qua lửa. Kiên trì sử dụng để đạt được hiệu quả như mong đợi.
Nướng lăn lên vùng bị u
Đối với người bị u bướu các bạn sử dụng 1 trái Bình Bát tươi còn sống, dùng que đũa tre xuyên qua trái Bình Bát sau đó đem nướng cháy xém trái Bình Bát. Đợi nguội bớt thì các bạn lăn lên cổ chỗ bị u bướu, kiên trì thực hiện 3 lần mỗi ngày, mỗi ngày thực hiện 30 phút để giúp bướu tan hẳn.
Xem thêm: Cây Cối Xay – Vị thuốc chữa trĩ hiệu quả
Trên đây là những kiến thức chia sẻ về cây Bình Bát. Hy vọng những kiến thức trên sẽ bổ ích dành cho các bạn.
Chúc các bạn sử dụng Bình Bát hiệu quả!