Các bạn có biết, mỗi năm Việt Nam có khoảng 20 triệu người nhiễm viêm gan E và có hơn 56.000 ca tử vong do virus viêm gan E gây nên.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ mắc viêm gan E ngày càng cao, tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng theo độ tuổi.
Vậy, viêm gan E là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh viêm gan E như thế nào? Sau đây, thân mời các bạn cùng tìm hiểu!
Bệnh viêm gan E là gì?
Viêm gan E là căn bệnh viêm gan được gây nên bởi virus viêm gan E. Virus viêm gan E là virus nguy hiểm, thuộc loại virus chuỗi đơn ARN. Hiện tại, virus viêm gan E có 8 kiểu gen chính. Trong đó, kiểu gen và 2 chủ yếu gây bệnh ở người, còn kiểu gen 3 và 4 gây nhiễm ở một số động vật như lợn nuôi, lợn rừng, gà, nai đồng thời có thể lây từ người sang người. Với kiểu gen 5 và 6 mới chỉ được phát hiện ở lợn rừng, và kiểu gen 7 và 8 được tìm thấy ở người và lạc đà.
Nguyên nhân lây bệnh
Virus viêm gan E là một loại virus nguy hiểm thường lây truyền từ đường phân và miệng. Khi người hoặc động vật mắc viêm gan E đi ngoài đào thải phân ra môi trường ngoài, virus viêm gan E sẽ lưu trú trong phân, nước uống, thực phẩm bẩn. Khi người khỏe mạnh vệ sinh không sạch sẽ, vô tình sử dụng nguồn nước, thực phẩm có chứa virus viêm gan E sẽ khiến người khỏe mạnh bị nhiễm viêm gan E.
Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh viêm gan E đó là:
+Ăn thịt sống hoặc những sản phẩm được chế biến từ thịt heo sống, thịt heo bị nhiễm virus viêm gan E.
+Người bị nhiễm viêm gan E truyền máu hoặc các chế phẩm từ máu cho người khỏe mạnh.
+Mẹ mang thai mắc viêm gan E sẽ lây truyền cho thai nhi.
+Sử dụng nguồn nước và thực phẩm bẩn bị nhiễm virus viêm gan E.
Ai dễ mắc viêm gan E
+Viêm gan E là căn bệnh thường xảy ra ở trẻ vị thành niên và người trưởng thành, thông thường từ 15-44 tuổi.
+Những người thường đi du lịch hoặc từ vùng dịch trở về.
+Phụ nữ đang mang thai rất dễ mắc viêm gan E.
Hậu quả của bệnh viêm gan E
Viêm gan E thường xảy ra 2 giai đoạn đó là:
+Viêm gan E cấp
Đối với giai đoạn bệnh nhân mắc viêm gan E cấp thông thường ít biểu hiện ra bên ngoài, phần lớn các bệnh nhân sẽ tự khỏi từ sau 4-6 tuần mắc viêm gan E. Tuy nhiên, một số bệnh nhân (khoảng 7-30%) sẽ biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài. Những triệu chứng phổ biến của bệnh viêm gan E đó là sốt, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn hoặc nôn, vàng da, vàng mắt, lòng bàn tay vàng, nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu, mề đay, mẩn ngứa ngoài da,..
Bệnh nguy hiểm có thể một số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn nặng gây suy gan cấp, tỷ lệ tử vong từ 1-3%. Đặc biệt, viêm gan E rất nguy hiểm cho phụ nữ đang mang thai, có thể gây sảy thai hoặc gây tử vong. Những thống kê đều cho thấy viêm gan E ở 3 tháng cuối thai kỳ, tỷ lệ tử vong từ 10-30%.
Bệnh có thể gây tiến triển nhanh, thậm chí gây suy gan ở mức độ nghiêm trọng, gây nên tử vong ở tỷ lệ cao.
+Viêm gan E mãn tính
Sự gia tăng bệnh nhân viêm gan E ở kiểu gen 3 ở các nước phát triển có thể tiến triển dẫn đến viêm gan E mãn tính.
Bệnh viêm gan E mãn tính chủ yếu được ghi nhận ở những bệnh nhân ghép tạng, những người phải sử dụng đến thuốc ức chế miễn dịch.
+Những tổn thương của viêm gan E đến các cơ quan khác
- Gây nên biến chứng thần kinh: liệt dây thần kinh ngoại biên, teo cơ thần kinh, viêm não màng não cấp, viêm tủy ngang cấp tính, hội chứng Guillain – Barre.
- Gây giảm tiểu cầu, huyết tán, giảm sán tủy.
- Gây viêm tủy cấp.
- Rối loạn miễn dịch: viêm mao mạch dị ứng, viêm cầu thận, viêm mạch máu,..
Chẩn đoán bệnh viên gan E
Khi bệnh nhân bị nghi ngờ mắc viêm gan E được đưa đến bệnh viện, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra dịch tễ, đồng thời khám lâm sàng về thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày,..
Thông thường triệu chứng của bệnh viêm gan đều gần giống nhau, do đó bệnh nhân sẽ được chỉ định áp dụng một số các xét nghiệm kháng thể kháng HEV-IgM trong huyết thanh. Đồng thời bệnh nhân sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm nhận biết chỉ số HEV/ARN trong máu hoặc trong phân người bệnh.
Điều trị bệnh viêm gan E
+Viêm gan E phần lớn có khả năng tự khỏi mà không cần điều trị.
+Đối với phụ nữ đang mang thai chẳng may mắc viêm gan E tốt nhất nên nhập viện để bác sĩ theo dõi, điều trị kịp thời.
+Hiện nay vẫn chưa tìm thấy phương pháp nào có thể điều trị trực tiếp để chống lại virus viêm gan E, chủ yếu là điều trị hỗ trợ, hạn chế sử dụng những thuốc có thể gây ảnh hưởng đến gan.
+Bên cạnh đó, Ribavirin và corticoid được sử dụng trên một số ca bệnh, kết quả cho thấy bệnh nhân có chuyển biến tốt.
Một số bệnh nhân sử dụng interferon mãn tính cũng cho thấy hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, cần có thêm thời gian cũng như những nghiên cứu sâu hơn về những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan E.
+Phòng ngừa và bảo vệ tế bào gan được xem là giải pháp giúp có được một lá gan khỏe mạnh.
Có thể bạn quan tâm: + Cách điều trị Bệnh viêm gan D + Tìm hiểu về Viêm gan B: Nguyên nhân lây bệnh và cách điều trị |
Trên đây là những kiến thức chia sẻ về bệnh viêm gan E. Hy vọng những kiến thức trên sẽ bổ ích dành cho các bạn.
Chúc các bạn có được một lá gan khỏe mạnh!