Gan là cơ quan thực hiện nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Vậy, bạn đã hiểu gì về cấu tạo và chức năng của gan hay chưa?
Trong bài viết ngày hôm nay, Nguyễn Trần Coop sẽ giúp quý khách hàng cũng như độc giả gần xa được hiểu hơn về cơ thể mình, điển hình là lá gan thông qua bài viết “Tìm hiểu về gan và chức năng gan”.
Thân mời các bạn cùng tìm hiểu!
Giới thiệu sơ lược về gan, vị trí
Gan là cơ quan có vị trí nằm dưới cơ hoành, bên phải của ổ bụng và bên phải của dạ dày (bao tử), để từ đó tạo nên giường túi mật cho cơ thể.
Gan là cơ quan lớn thứ 2 của cơ thể, chỉ đứng sau dạ dày. Một người trưởng thành khối lượng của gan nặng khoảng 1,4 – 1,6kg (trong đó, gan nữ giới sẽ nhỏ hơn gan của nam giới). Với đặc điểm là mềm, màu đỏ sẫm, gan là tuyến tiêu hóa lớn nhất, quan trọng của cơ thể.
Gan được cung cấp máu bởi 2 mạch chính, 30% từ tim và 70% từ tĩnh mạch cửa. Trong đó, động mạch gan thường bắt nguồn từ động mạch chủ. Tĩnh mạch cửa dẫn lưu máu từ lách, tụy, ruột non do đó gan có thể nhận được nguồn dinh dưỡng thông qua quá trình tiêu hóa thức ăn. Quá trình dẫn lưu máu từ tĩnh mạch gan dẫn lưu máu từ gan, và đổ trực tiếp vào tĩnh mạch chủ dưới. Do đó, gan được xem là nhà máy lọc máu chính và quan trọng nhất của cơ thể, không có cơ quan nào có thể thay thế gan.
Khi mật được sản xuất trong gan sẽ tập trung tại các tiểu quản mật, các tiểu quản này sẽ hội lưu tạo thành ống mật, và các ống mật sẽ đổ về ống gan trái, hoặc ống gan phải của cơ thể. Sự đổ riêng này cuối cùng sẽ được hợp thành ống gan chung. Sau đó, ống cổ túi mật sẽ đảm nhận nhiệm vụ nối túi mật vào ống gan chung và từ đó hình thành nên ống mật chủ. Mật có thể đổ từ gan vào tá tràng thông qua ống mật chủ, hoặc có thể được lưu trữ trong túi mật thông qua con đường ống cổ túi mật. Lúc này, ống mật chủ ở gan và tụy sẽ đổ vào tá tràng.
Trong đó, gan được chia làm 2 thùy đó là thùy gan trái và thùy gan phải. Tuy nhiên, nếu như chúng ta quan sát gan từ mặt sau thì sẽ nhận thấy gan còn có 2 thùy phụ nằm giữa thùy gan phải và thùy gan trái. Đây là các thùy đuôi, và thùy vuông của cơ thể.
Ngoài ra, cấu tạo của gan có một điểm đặc biệt đó là có khả năng tự tái tạo, đối với một số ít mô bị mất. Trong đó, nếu khối lượng gan bị mất chiếm 25% thì gan có khả năng tự tái tạo hoàn toàn. Sở dĩ gan có thể thực hiện được điều này là do tế bào gan có thể phân đôi thành 2 tế bào gan.
Từ tổng quan cấu tạo phức tạp của gan chúng ta có thể thấy gan là một cơ quan vô cùng kỳ diệu của cơ thể. Vì vậy, chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ gan để có được một lá gan khỏe mạnh.
Các chức năng chính của gan
Gan đóng một vai trò vô cùng quan trọng của cơ thể khi thực hiện nhiều chức năng quan trọng, không bộ phận nào có thể thay thế được. Gan thực hiện các chức năng như chuyển hóa các chất, dự trữ glycogen, tổng hợp protein, huyết tương và thải độc tố cho cơ thể.
Bên cạnh đó, gan cũng là cơ quan chính tham gia quá trình sản xuất dịch mật, một dịch thể rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, tiêu hóa mỡ. Vì vậy, gan được xem như nhà máy hóa chất của cơ thể, khi đảm nhiệm cũng như điều phối rất nhiều phản ứng hóa học, sinh học xảy ra bên trong cơ thể.
Trong đó, gan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chuyển hóa carbohydrate:
+Tạo nên đường: gan góp phần trong việc tổng hợp đường glucose từ một số amino acid, lactic hoặc glycerol.
+Phân giải glycogen: gan sẽ tổng hợp, tạo đường glucose từ glycogen.
+Tạo glycogen: gan góp phần trong việc tổng hợp, tạo glycogen từ glucose.
+Gan đóng vai trò trong việc giáng hóa insulin và các loại hormone khác của cơ thể.
+Gan đồng thời cũng là cơ quan chuyển hóa protein của cơ thể.
+Gan tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid: từ việc tổng hợp cholesterol, gan đã sản xuất nên triglyceride.
+Gan tham gia hỗ trợ quá trình chống đông máu, fibrinogen, thrombin, các yếu tố cũng như protein C, protein S, antithrombin của cơ thể.
+Gan chuyển hóa hemoglobin để từ đó tạo nên các sản phẩm chuyển hóa đi vào dịch mật dưới dạng các sắc tố mật.
+Gan là cơ quan chính thực hiện vai trò gián hóa các chất độc và thuốc thông qua quá trình chuyển hóa thuốc. Tuy nhiên, cũng chính quá trình này có thể gây độc cho gan.
+Gan thực hiện chuyển hóa amoniac thành urê.
+Gan dự trữ rất nhiều chất khi thức ăn, thức uống được đưa vào cơ thể để tạo thành glucose dưới dạng glycogen, vitamin B12, sắt và đồng.
+Đặc biệt, trong 3 tháng đầu của thai nhi, gan là cơ quan tạo hồng cầu chính cho thai nhi. Mãi cho đến tuần thứ 32, thì tủy xương mới đảm nhận gần như toàn bộ chức năng này.
+Ngoài ra, gan còn tham gia vào quá trình hình thành miễn dịch cho cơ thể: hệ thống lưới nội bộ của gan chứa rất nhiều tế bào, điều này giúp gan có thẩm quyền tạo miễn dịch, hoạt động như một cái rây, thực hiện chức năng phát hiện những kháng nguyên có trong máu, do tĩnh mạch cửa mang đến.
Gan là cơ quan sống thực hiện nhiều vai trò vô cùng quan trọng của cơ thể, một cơ quan không thể thay thế, đồng thời không có một cơ quan nhân tạo nào có thể đảm nhận những vai trò quan trọng, phức tạp của gan. Vì vậy, có thể thấy việc chăm sóc, bảo vệ gan là điều vô cùng cần thiết đối với tất cả mọi người.
Vì đảm nhận nhiều vai trò quan trọng kể trên nên gan cũng là cơ quan dễ bị tấn công và bị tổn thương nhất. Nhưng vì gan là cơ quan không tồn tại dây thần kinh cảm giác, nên nếu bị tổn thương, thường không xuất hiện một triệu chứng hay cảm giác gì cả.
Có thể bạn quan tâm |