U gan là căn bệnh khá phổ biến và nguy hiểm hiện nay. Gần đây, nhiều độc giả gửi thư về cho chúng tôi với mong muốn được giải đáp về bệnh u gan có chữa được không? Cách chữa trị bệnh u gan.
Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc trên của các bạn.
Thân mời các bạn cùng tìm hiểu!
Bệnh u gan có chữa được không?
U gan là bệnh có nhiều cơ hội để điều trị. Với đặc tính các tế bào gan có thể tái sinh, cấu tạo gan có thể phẫu thuật. Hiện nay, u gan là một trong các căn bệnh có nhiều phương pháp điều trị và có thể chữa khỏi trong giai đoạn đầu.
Tuy nhiên, để điều trị bệnh u gan đạt kết quả cao thì bệnh nhân cần được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu, khi khối u còn khu trú, chưa xâm lấn hoặc di căn.
Thực tế đáng buồn, phần lớn các bệnh nhân khi phát hiện ra khối u thì gần như không còn khả năng điều trị khỏi, chỉ có thể điều trị chăm sóc hỗ trợ giúp giảm các triệu chứng, kéo dài thời gian sống thêm thời gian ngắn mà thôi.
Cách chữa bệnh u gan
U gan lành tính
Nếu xét nghiệm người bệnh nhận phải kết quả u lành tính, thì người bệnh không cần quá lo lắng, bởi khối u này chưa gây nguy hiểm đến sức khỏe ngay. Bạn chỉ cần xây dựng chế độ thực phẩm, dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời kiểm tra và theo dõi sức khỏe định kỳ để nắm rõ tình hình phát triển của khối u.
Bệnh nhân mắc phải u gan lành tính cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày, như sử dụng nhiều rau xanh, sữa chua, sữa tươi, cây An Xoa, Cà Gai Leo, thịt trắng, ngũ cốc nguyên hạt,..
Hạn chế sử dụng muối, đường, thực phẩm chiên xào, có nhiều dầu mỡ,..Bên cạnh đó hạn chế sử dụng các sản phẩm có hàm lượng chất béo cao, nhiều cholesterol không tốt cho sức khỏe như gan động, lạp xưởng.
Không nên sử dụng rượu bia thuốc là và các chất kích thích, những tác nhân này làm ảnh hưởng đến gan, khiến khối u lành tính phát triển xấu.
Bên cạnh đó, người mắc u gan lành tính nên thường xuyên vận động thể dục thể thao hợp lý để duy trì cân nặng và có được một sức khỏe tốt, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cáo sức đề kháng.
U gan ác tính
Nhưng đối với bệnh u gan ác tính, hay còn gọi là ung thư nguyên phát người bệnh cần có biện pháp điều trị sớm, kiên trì để đạt được hiệu quả cao nhất, không ảnh hưởng đến bệnh nhân.
Tỉ lệ chữa trị thành công bệnh u gan, yếu tố giai đoạn u gan và tình trạng u gan là vô cùng quan trọng; tùy tình trạng khác nhau của người bệnh mà sẽ có hướng điều trị khối u khác nhau.
Một số cách điều trị bệnh u gan phổ biến hiện nay như:
+Phẫu thuật
Giúp loại bỏ phần gan chứa u. Được lựa chọn với các trường hợp u gan không quá to, còn khả năng cắt bỏ. Đây là phương pháp điều trị triệt căn quan trọng nhất trong các phương pháp điều trị ung thư gan hiện nay và thường được khuyến cáo, là lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân nếu còn chỉ định.
Mặc dù phẫu thuật có thể gặp các biến chứng; chảy máu, nhiễm trùng, rò mật, suy gan,..Tuy nhiên các tai biến này ít gặp và đa phần có thể xử lý tốt mà không gây hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh.
+Ghép gan
Thay thế gan bệnh bằng gan lành, từ người cho gan còn sống hoặc người cho chết não. Thường được chỉ định trong các trường hợp có u gan không còn khả năng cắt bỏ. Trường hợp ghép gan cũng có thể gặp những biến chứng giống như phẫu thuật.
Ngoài ra, ghép gan còn có thể gặp một số biến chứng khác liên quan đến thải ghép, nhiễm trùng do dùng thuốc ức chế miễn dịch sau ghép, tăng huyết áp, cholesterol máu cao, tiểu đường, suy thận,..
+Phá hủy u tại chỗ
Đây là phương pháp hiện đại, giúp phá hủy mô ung thư, mà không cần phẫu thuật. Cơ chế chung là dùng nhiệt, hoặc các chất gây chết tế bào ung thư.
- Đốt u bằng sóng cao tần (RFA), vi sóng (MWA)
- Tiêm cồn tuyệt đối qua da (PEI)
- Áp lạnh (Cryotherapy).
Phương pháp này thường được chỉ định cho các khối u nhỏ (<3cm), thường được làm dưới hướng dẫn của các phương tiện, chẩn đoán hình ảnh đặc biệt là siêu âm.
Nút hóa chất động mạch gan (TACE): là biện pháp chặn nguồn cấp máu cho khối u. Bác sĩ sẽ luồn vào đến nhánh động mạch gan, cấp máu cho khối u, sau đó bơm vật liệu nút mạch kèm hóa chất gây tắc mạch đó. Khối u sẽ bị thiếu máu và hoại tử dần. Đây không phải là phương pháp điều trị triệt căn nhưng là phương pháp quan trọng, chỉ định trong những trường hợp u gan to, nhiều ổ không còn khả năng phẫu thuật. Hoặc có thể được chỉ định như là bước đệm, khi tiến hành cắt gan.
Xạ trị: hiện nay, có một số loại hình xạ trị đang được nghiên cứu, áp dụng như: xạ trị dùng hạt vi cầu phóng xạ, Yttrium – 90, xạ trị proton. Tuy nhiên, hiệu quả cần có thêm thời gian đánh giá.
Hóa trị: là sử dụng hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc có thể sử dụng thông qua đường uống, hoặc tiêm truyền tĩnh mạch, hoặc bơm chọn lọc vào nhánh động mạch gan cấp máu cho khối u khi làm tắc mạch. Hiệu quả hóa trị và xạ trị cũng còn nhiều hạn chế nhất định. Hóa trị có thể gặp một số biến chứng nhất định, mệt mỏi, rụng tóc, buồn nôn, tiêu chảy,..
Điều trị nhắm trúng đích: thường được chỉ định khi các phương pháp điều trị kể trên không còn chỉ định. Có nhiều thuốc điều trị trúng đích hiện nay, đã được sử dụng hoặc nghiên cứu phát triển.
Trong đó, Sorafenib (Nexavar) đang được sử dụng rộng rãi. Một số nghiên cứu cho thấy Sorofenib có thể giúp kéo dài thời gian sống lên đến 3 tháng, ở bệnh nhân bị ung thư gan tiến triển. Một số tác dụng phụ của Sorafenib: mệt mỏi, phát ban, tăng huyết áp, loét tay, chân, chán ăn,..
Một số lời khuyên dành cho bệnh nhân điều trị bệnh u gan ác tính:
+Có chế độ dinh dưỡng và sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt để người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
+Sử dụng các thảo dược thiên nhiên như cây An Xoa, Cà Gai Leo, Xạ Đen, Nấm Lim Xanh,..giúp hỗ trợ điều trị bệnh, ngăn chặn các tế bào ác tính phát triển, phục hồi chức năng gan hiệu quả.
+Cần tuân thủ theo sự hướng dẫn, điều trị của bác sĩ, để bệnh tình được chuyển biến tích cực.
+Tránh xa rượu bia, thuốc lá và những thực phẩm có hại cho gan.
Hy vọng những kiến thức chúng tôi vừa chia sẻ trên sẽ bổ giúp ích dành cho các bạn, giúp các bạn có thể phần nào hiểu được những hướng điều trị của bệnh u gan.
Nếu may mắn chưa mắc bệnh, các bạn hãy tích cực bảo vệ lá gan của mình, để có được một lá gan khỏe mạnh.
Xem thêm: Những cách phòng ngừa bệnh U gan
Thân chào!