Từ lâu, cây An Xoa đã được cộng đồng người Khmer tại tỉnh Bình Phước sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh gan, mụn nhọt. Hiệu quả của cây An Xoa đối với bệnh gan ngày càng được nhiều người biết đến, sử dụng một cách rộng rãi.
Trong tự nhiên, có rất nhiều cây gần giống với cây An Xoa, nếu không hiểu rõ, phân biệt kỹ các bạn rất dễ nhầm lẫn cây An Xoa với những cây dại, cây rừng khác. Hiện nay, một số cây thường làm giả cây An Xoa là cây Dó Mốc, cây Tổ Kén Tròn, cây An Thảo,..
Vì vậy, việc phân biệt cây An Xoa thật hay giả là vô cùng quan trọng và cần thiết cho người bệnh muốn sử dụng cây An Xoa để hỗ trợ điều trị bệnh, vì không phải ai cũng có kiến thức để nhận biết được đâu là cây thật, đâu là cây được làm giả.
Thông qua việc, phân biệt được cây An Xoa thật giả sẽ giúp người bệnh sử dụng đúng cây An Xoa thật, chất lượng để quá trình hỗ trợ điều trị bệnh được hiệu quả cao hơn.
Chính vì nhận biết tầm quan trọng trong việc phân biệt cây An Xoa thật giả. Vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ dành thời gian chia sẻ cho các bạn một số cách có thể phân biệt cây An Xoa thật cũng như nhận biết cây giả.
Thân mời các bạn cùng tìm hiểu!
Phân biệt thông qua hình dáng
Cây An Xoa là cây thân gỗ nhỏ, thường có chiều cao từ 1-3m, vì vậy cây An Xoa giả thường lớn hơn cây An Xoa thật. Lá An Xoa thật thon, đầu lá nhọn, mép lá có răng cưa, gân nổi ở phía dưới mặt lá nhiều, lá có nhiều lông.
Hoa cây An Xoa thật hướng thẳng lên phía trên ngọn cây còn quả cây An Xoa giống như tổ kén cái, rất nhiều lông, hình trụ, thon dài, nếu hái hoặc chẳng may dính phải vào quần áo sẽ rất ngứa. Đây là đặc điểm rất dễ nhận biết cây An Xoa thật hay cây An Xoa giả. Vì vậy, thông qua quả các bạn sẽ dễ dàng phân biệt được cây An Xoa thật hay giả.
Còn riêng đối với cây An Xoa giả, lá của cây thường rất to, mặt dưới phiến lá không nổi gân, hoa cụp rũ xuống mặt đất, quả cây An Xoa giả thường không có lông.
Đối với cây Dó Mốc (cây thường bị nhầm lẫn với cây An Xoa): có thân nhỏ, cây có gỗ cứng hơn cây An Xoa nhiều lần, còn lá thì rất cứng, dài, mép lá không có răng cưa giống như cây An Xoa. Quả cây Dó Mốc tròn, không có lông và không dài giống như cây An Xoa.
Ngoài ra, cây Tổ Kén Tròn cũng là một loài cây thường rất dễ bị nhầm lẫn với cây An Xoa. Các bạn nên chú ý!
Cây Tổ Kén Tròn thường cao, thân gỗ to hơn so với cây An Xoa gấp nhiều lần. Thân cây Tổ Kén Tròn rất cứng, không giống như thân cây An Xoa. Bên cạnh đó, lá của cây Tổ Kén Tròn thường to, dài và nhọn hơn cây An Xoa. Hoa cây Tổ Kén Tròn thường to hơn hoa cây An Xoa.
Phân biệt thông qua màu sắc
Hoa cây An Xoa có màu tím, còn quả cây An Xoa khi còn sống có màu xanh, khi chín thì chuyển sang màu xám đen hoặc đen, trông giống như tổ kén hoặc con sâu róm rất dễ nhận biết.
Trong khi đó, cây An Xoa giả có hoa màu trắng, vàng, đỏ. Đối với cây Tổ Kén Tròn, loài cây thường bị nhầm lẫn với cây An Xoa thì cây có hoa màu đỏ, không giống như hoa cây An Xoa.
Còn quả cây An Xoa giả thường màu đỏ hoặc vàng. Tuy nhiên, quả cây An Xoa giả hoàn toàn không có lông. Vì vậy các bạn rất dễ phân biệt được!
Phân biệt thông qua mùi vị
Nước sắc của cây An Xoa thật có màu nâu nhạt, vị ngọt nhẹ, mùi thơm giống như thuốc Bắc, rất dễ uống.
Trong khi đó, nước sắc của cây An Xoa giả có vị đắng, mùi ngai ngái giống củi khô, không thơm rất khó uống.
Phân biệt cây An Xoa khi đã phơi khô
Khi mua cây An Xoa ban có thể dễ dàng nhận biết thân và lá cây An Xoa sau khi đã phơi khô, thân và lá rất dễ nhận biết.
Bên cạnh đó, khi mua cây An Xoa bạn có thể yêu cầu người bán được xem quả cây An Xoa, nếu người bán đưa ra được quả cây An Xoa hoặc dựa vào quả cây An Xoa còn dính vào trong cành An Xoa khô thì các bạn có thể dễ dàng nhận biết đó là cây An Xoa thât. Còn ngược lại, người bán khi được hỏi về quả cây An Xoa thì trở nên lúng túng, không đưa ra được quả cây An Xoa thật hoặc không cho bạn xem được quả cây An Xoa còn dính trên cành cây An Xoa sau khi đã phơi khô thì chứng tỏ thuốc An Xoa bạn mua chính xác là thuốc giả.
Ngày nay, nhu cầu sử dụng cây An Xoa để hỗ trợ điều trị bệnh gan rất cao, vì vậy khả năng làm giả cây An Xoa cũng ngày một tinh vi hơn.
Nếu chẳng may mua phải cây An Xoa giả để hỗ trợ điều trị bệnh thì chẳng khác gì bạn uống phải nước sắc của cây củi khô; chưa kể những cây giả đó có thể có độc, thì chẳng khác gì rước họa vào thân, bệnh tình không những có chiều hướng thuyên giảm mà ngày một nặng thêm.
Việc nhận biết cây An Xoa thật và cây An Xoa giả là vô cùng quan trọng và cần thiết trong việc điều trị bệnh.
Vì vậy, ngoài trang bị cho mình những kiến thức phân biệt cây An Xoa thật giả thì các bạn nên lựa chọn mua hàng tại những cơ sở kinh doanh uy tín, được Bộ Công Thương và Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động, có tên tuổi trong lĩnh vực dược liệu Đông y. Không nên mua cây An Xoa không rõ nguồn gốc tại những cơ sở không có tên tuổi, điều này rất dễ khiến bạn mua nhầm phải cây An Xoa giả.
Trên đây là những chia sẻ về cách phân biệt cây An Xoa thật giả.
Hy vọng những kiến thức chúng tôi vừa chia sẻ trên sẽ bổ ích dành cho các bạn, giúp các bạn có thể phân biệt được cây An Xoa thật hay cây An Xoa giả một cách dễ dàng hơn.
Chúc các bạn sử dụng cây An Xoa hiệu quả.
Thân chào!
Xem thêm: Uống thuốc cây An Xoa kiêng gì ?