Hiểu Lầm Tai Hại Khi An Tôm
Tôm một trong những loại thức ăn bổ dưỡng, được ưa chuộng trên nhiều quốc gia. Tuy nhiên, vẫn có những hiểu biết sai lệch dẫn đến việc chế biến và sử dụng tôm chưa hợp lý.
Ăn mắt tôm bổ mắt
Người Việt hay có quan niệm ăn gì bổ nấy. Tất nhiên với tôm họ cũng nghĩ vậy.Nhưng trên hực tế, chưa có nghiên cứu cụ thể và đáng tin cậy nào chứng tỏ tác dụng của đầu tôm cũng như mắt tôm đối với sức khỏe con người.
Phần đầu tôm có ít chất dinh dưỡng hơn thịt, chân và càng tôm. Đó là chưa kể, nếu không để ý, khi ăn đầu tôm bạn còn ăn cả túi chất thải của tôm nằm ngay trên đầu.
Ăn vỏ tôm mới có canxi
Nguồn canxi chính của tôm tập trung chủ yếu ở thịt, chân và càng. Không phải ở vỏ như mọi người vẫn nghĩ.Do đó, nếu cứ cố tình ăn vỏ tôm thì kết cục, chúng sẽ được bài tiết ra ngoài hết vì vỏ tôm chỉ là chất kittin, caasi tạo nên vỏ của các loại giáp xác chứ không chứa nhiều canxi.
Trẻ mới biết ăn không nên dùng tôm
Các bà mẹ thường tránh sử dụng tôm trong thực đơn của trẻ. Vì quan niệm ăn tôm tanh, dễ khiến trẻ đi ngoài quen dạ. Nhưng thực ra, thịt tôm thơm và ngon lại giàu dinh dưỡng vì vậy thật sự cần thiết cho trẻ đang trong quá trình ăn dặm.
Có thể bạn chưa biết
Tác dụng chữa bệnh của tam thất bắc
Tam thất bắc là thảo dược quý hiếm. Chủ yếu mọc trên độ cao 1500 mét so với mặt nước biển. Là dạng cây lâu năm, thành phần dược liệu tập trung ở củ rễ, bộ phận ưa dùng làm thuốc.
Tam thất bắc cho tác dụng cầm máu, giảm đau. Rất quan trọng với phụ nữ miền núi, xa ánh sáng y học, tam thất giúp họ hạn chế mất máu, nguy cơ rủi ro khi sinh.
Ngoài ra, còn giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng chống chọi với bệnh tật, và đẩy nhanh tiến độ hồi phục thể trạng.
Ngày nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tam thất bắc. Thậm chí tìm thấy tác dụng giảm khối u, hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả. Mở ra hướng đi mới cho y học.