Sai Lầm Của Người Việt Khi Ăn Dưa Chuột, Cà Rốt

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

– Gọt vỏ dưa chuột, cà rốt:

Vỏ của hầu hết các củ quả thường có chứa chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do. Như vỏ dưa chuột màu xanh đậm có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin K.

– Những lưu ý khi sử dụng cà rốt: Không nên ăn nhiều và ăn với số lượng lớn cà rốt, vì có thể gây ngộ độc cà rốt do tăng methemoglobine máu. Ngoài ra, lượng carotene có trong cà rốt tích trữ nhiều trong cơ thể nếu không được chuyển hoá hết sẽ ứ đọng ở gan và gây chứng vàng da, ăn không tiêu, mệt mỏi… Chất xơ chứa trong cà rốt là loại không hòa tan, vì vậy nếu ăn cà rốt quá nhiều nhưng uống không đủ nước, chúng sẽ tắc nghẽn tại ruột và gây nên hiện tượng táo bón.

Vì vậy, nên ăn đúng liều lượng cần thiết, trung bình mỗi tuần chỉ nên ăn từ hai đến ba bữa cà rốt (khoảng 50g mỗi bữa – nửa củ to hoặc một củ nhỏ). Nếu có biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, ói… khi ăn cà rốt thì nên ngưng ngay và đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán có phải đã bị ngộ độc.

– Không ăn khi dưa chuột đắng:

Vị đắng của dưa chuột là chất độc. Các độc tố có trong dưa chuột như cucurbitacins và triterpenoids tetracyclic là những yếu tố kích hoạt vị đắng trong dưa chuột. Một nghiên cứu thậm chí còn nêu rõ, nếu tiêu thụ quá nhiều những chất này sẽ có thể đe dọa tính mạng.

– Không ăn dưa chuột khi thận yếu:

Trong dưa chuột có nhiều kali, sẽ gây tăng kali trong máu, điều này khiến chức năng thận bị giảm. Ngoài ra, nó có thể gây ra bệnh đường ruột, đầy hơi, và đau bụng. Dưa chuột có tính lạnh, nên sẽ sinh đi tiểu nhiều nếu ăn nhiều, thậm chí gây tình trạng vãi tiểu ở người thận yếu và dẫn đến liệt dương. Do vậy, những người bị lạnh bụng, chức năng thận bị ảnh hưởng thì không nên ăn dưa chuột.

Trả lời