Dùng Nước Sâm giải Nhiệt Ngày Hè Đúng Cách

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Nhiều người có xu hướng lựa chọn và nấu các loại đồ uống có nguồn gốc từ những loại cây cỏ quen thuộc theo kinh nghiệm dân gian. Có thể dùng độc vị hoặc kết hợp nhiều vị lại với nhau để tạo nên những thứ nước uống giúp giải khát, thơm ngon và làm tăng hiệu quả thanh nhiệt, giải độc, mát gan.

Nhìn chung, các loại nước có tác dụng giải khát này đều không gây độc hại vì chúng được chế biến từ những cây cỏ mang tính thức ăn – vị thuốc, chúng đã được sử dụng từ rất lâu đời. Theo dược học cổ truyền, các loại nước giải khát này đều có công dụng giúp thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ khát. Những loại nước này thường được dùng để phòng ngừa và giúp giải trừ tình trạng nóng trong người. 

Các ghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra rằng, các cây cỏ được dùng nấu nước uống đều có tác dụng giúp giải nhiệt, kháng khuẩn và giúp tiêu viêm ở các mức độ khác nhau.

Ngoài ra, từng loại cây cỏ lại có những tác dụng riêng biệt như nước hoa hòe làm bền vững thành mạch máu; nước râu ngô và dứa dại giúp lợi tiểu và làm tan sỏi đường tiết niệu; nước hoa cúc làm hạ huyết áp; nước mạch môn, rau má và đậu đen bảo hộ tế bào gan; nước nụ vối kích thích tiêu hóa…

Lưu ý khi sử dụng nước sâm:

– Dùng với liều lượng vừa phải, tránh lạm dụng quá mức các loại nước này, nhất là đối với trẻ em, người già và những người có tỳ vị hư yếu dễ bị lạnh bụng, đi lỏng. – – Khi dùng cam thảo cần lưu ý, tuyệt đối không dùng quá nhiều, mỗi ấm trà chỉ nên cho vài ba lát là đủ.

– Tránh mua các loại nguyên liệu bị ẩm mốc hoặc nước sâm đã để quá lâu vi chúng không còn hoạt chất có lợi. Nên chọn mua đồ tươi về nấu, hoặc phơi sấy khô, bảo quản cẩn thận để dùng dần.

– Hạn chế uống nước sâm sau khi ăn nhiều thực phẩm tươi sống, lạnh, để tránh gây rối loạn đường tiêu hóa.

– Bạn không nên uống các loại nước sâm quá nhiều vào buổi tối.

 

Trả lời