Bệnh tiểu đường và những điều bạn cần nắm

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Hiện nay số lượng người mắc bệnh tiểu đường ngày một tăng cao gây nguy hiểm tính mạng cho toàn thế giới.

Vậy bệnh tiểu đường là gì? Bệnh có những triệu chứng gì? Cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như thế nào? Sau đây thân mời các bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới.

Tìm hiểu chung về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính với tỷ lệ gia tăng ngày một cao, vì vậy trang bị cho mình những kiến thức về bệnh tiểu đường được xem là giải pháp giúp ích cho bạn và người thân.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là thuật ngữ chỉ về một căn bệnh bị rối loạn chuyển hóa không đồng nhất gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

benh-tieu-duong-2

Các dạng tiểu đường

Hiện nay tiểu đường có các dạng như như tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường thai kỳ.

  • Tiểu đường tuýp 1: khi cơ thể không thể sản xuất được insulin người bệnh sẽ được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 1. Lúc này người bệnh bắt buộc phải sử dụng insulin nhân tạo mỗi ngày.
  • Tiểu đường tuýp 2: tiểu đường tuýp 2 bệnh ảnh hưởng đến việc sử dụng insulin của cơ thể, tiểu đường tuýp 2 các tế bào không phản ứng hiệu quả với insulin như trước đây.
  • Tiểu đường thai kỳ: một số phụ nữ mang thai sẽ nhạy cảm với insulin dẫn đến tiểu đường trong thời gian mang thai. Tiểu đường thai kỳ có thể khỏi sau khi sinh.

Bên cạnh đó một số người trong quá trình khám bệnh sẽ được bác sĩ chẩn đoán có chỉ số đường huyết là cao hơn người bình thường (70-99 mg/dL) bác sĩ sẽ chẩn đoán giai đoạn tiền tiểu đường.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng

Hầu hết những người bị tiểu đường sẽ có một số triệu chứng và dấu hiệu nhận biết như sau:

+Sụt cân.

+Đi tiểu thường xuyên.

+Thường xuyên cảm thấy mệt, đói và khát.

+Thị lực giảm mắt nhìn thấy mờ.

+Những vết thương, vết loét lâu lành.

+Suy giảm ham muốn tình dục (ở nam).

+Nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng nấm men (ở nữ).

benh-tieu-duong-3

Dấu hiệu

Tiểu đường tuýp 1

  • Cơ thể luôn cảm thấy đói
  • Thường xuyên thấy khát nước
  • Thị lực giảm mắt cảm thấy mờ
  • Mệt mỏi
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Sụt cân không lý do
  • Tâm trạng thay đổi

Dấu hiệu mắc tiểu đường tuýp 2

  • Thường xuyên thấy đói và khát
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Thị lực giảm mắt mờ
  • Vết thương lâu lành

Dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

  • Thông thường phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường giai đoạn mang thai đều không có dấu hiệu hay triệu chứng gì đến khi xét nghiệm đường huyết thì phát hiện ra mình bị tiểu đường.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chính gây bệnh tùy thuộc nhiều yếu tố nhưng nguyên nhân chính vẫn là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định (thiếu hoặc thừa).

benh-tieu-duong-1

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm đòi hỏi bạn chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý. Nếu thường xuyên theo dõi và chế độ ăn uống phù hợp giúp kiểm soát lượng đường trong máu thì lượng đường duy trì ở mức an toàn cho người bệnh.

Các phương pháp giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường

Nếu bạn phát hiện cơ thể mình có những triệu chứng bất thường giống với bệnh tiểu đường thì nên đến các cơ sở y tế gần nhất thăm khám.

Sau đây là một số xét nghiệm giúp chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường.

+HbA1C: đây là xét nghiệm sẽ giúp bạn kiểm tra lượng đường huyết trung bình trong 2-3 tháng qua. Đây là xét nghiệm dễ thực hiện không yêu cầu bạn phải nhịn ăn trước.

+Xét nghiệm đường huyết lúc đói (FPG): đây là xét nghiệm giúp kiểm tra lượng đường huyết khi đói của bạn, để thực hiện xét nghiệm này bạn cần nhịn ăn trước 8 giờ đồng hồ.

+Xét nghiệm glucose huyết tương ngẫu nhiên: đây là phương pháp dễ thực hiện các bạn không cần nhịn ăn trước.

+Xét nghiệm kiểm tra mức độ dung nạp glucose qua đường uống (OGTT): phương pháp thử nghiệm này diễn ra 2-3 giờ đồng hồ, phương pháp thực hiện dựa trên việc kiểm tra mức độ dung nạp glucose qua đường uống của bạn trước khi uống nước ngọt và sau khi uống nước ngọt. Quá trình này diễn ra nhiều lần để đo lường mức độ dung nạp glucose trong cơ thể bạn.

Điều trị bệnh tiểu đường bằng cách nào?

Hiện nay y học tiến bộ nên việc điều trị bệnh tiểu đường có nhiều phương pháp, trong đó thông thường là việc điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao, theo dõi bệnh thường xuyên.

Nếu mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh sử dụng insulin vì suốt quãng đường còn lại cơ thể của bạn bị khó khăn trong việc sản xuất insulin.

Còn nếu người bệnh mắc tiểu đường tuýp 2 thông thường người bệnh cần điều trị bệnh bằng việc chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục. Bên cạnh đó người bệnh cần bổ sung thuốc insulin hoặc metformin để giúp kiểm soát lượng đường trong cơ thể.

benh-tieu-duong-4

Bệnh tiểu đường có chữa được không

Theo Giáo sư Thái Hồng Quang – Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam chia sẻ bệnh tiểu đường tuyp1 và tuyp 2 hiện tại vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn.

Theo Giáo sư chia sẻ bệnh tiểu đường tuýp 1, đảo tụy là nơi sản xuất tiết ra insulin đã bị phá hủy không còn khả năng tiết ra insulin nên việc chữa khỏi bệnh tiểu đường chỉ thông qua việc cấy ghép.

Đối với bệnh tiểu đường tuyp 2 rối loạn chuyển hóa ở cấp phân tử tế bào do đó giai đoạn đầu phát hiện bệnh uống thuốc điều trị kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện thì có khả năng chữa được. Thế nhưng khi phát hiện muộn thì khả năng chữa khỏi dứt điểm là rất khó. Tuy nhiên các bạn có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường tiến triển và giúp cơ thể phục hồi chung sống hòa bình với bệnh tiểu đường.

Phương pháp hỗ trợ kiểm soát và điều trị bệnh tiểu đường tại nhà

Để hỗ trợ kiểm soát và điều trị bệnh tiểu đường tại nhà không khó, sau đây là một số lời khuyên dành cho bạn.

+Thư giãn tinh thần: đọc sách, nghe nhạc, nói chuyện với người thân, trồng cây, chăm sóc thú cưng,..

+Không sử dụng rượu bia và thuốc lá.

+Tập thể dục thường xuyên: các bạn nên chọn cho mình một môn thể thao yêu thích như chạy bộ, đá banh, bơi lội, bóng chuyền,..

+Kiểm soát cân nặng: đối với bệnh nhân tiểu đường typ2 các bạn cần kiểm soát cân nặng của mình bằng cách giảm cân, giảm cân cũng là cách giúp bạn hạn chế rủi ro huyết áp tăng cao, mỡ máu, nhồi máu cơ tim,..

+Chế độ ăn uống lành mạnh bổ sung rau xanh, vitamin, ngũ cốc nguyên vỏ, cá và những chất béo có lợi cho sức khỏe.

+Thói quen ăn uống: ăn tối trước 8 giờ, đặc biệt không nên ăn trái cây ngay khi dùng tinh bột.

+Bổ sung thực phẩm chức năng giúp ổn định đường huyết hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: trong đông y có nhiều thảo dược giúp ổn định đường huyết rất tốt như Sâm Ngọc Linh, Nấm Lim Xanh, Khổ Qua rừng, Mạch Môn, Dây thìa canh,..

Các cách phòng ngừa bệnh tiểu đường

Để phòng ngừa bệnh tiểu đường các bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cà chua, bầu bí, cải, súp lơ xanh, dưa leo, cà tím. Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích, tích cực vận động tập luyện thể dục thể thao, duy trì cân nặng, uống đủ nước mỗi ngày, ngủ đủ giấc được xem là giải pháp giúp hạn chế rủi ro mắc phải bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó việc sử dụng trà xanh, hạn chế nước ngọt có ga, mỡ động vật cũng hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Trên đây là những kiến thức chia sẻ về bệnh tiểu đường cũng như cách phòng tránh bệnh tiểu đường. Hy vọng những kiến thức trên sẽ bổ ích dành cho các bạn, giúp các bạn bảo vệ chính mình trước những nguy cơ nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Xem thêm: Top 5 cây thuốc nam hỗ trợ trị bệnh tiểu đường

Chúc các bạn dồi dào sức khỏe!

Trả lời