5 “nguyên tắc vàng” dạy trẻ biết lắng nghe

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Các mẹ hôm nay như thế nào? Có nhận được niềm vui nào từ những thiên thần của mình không? Mình biết các mẹ sẽ rất vất vả để chăm sóc trẻ, mà việc nuôi trẻ lớn lên đã khó, việc dạy trẻ lại càng khó hơn. Hôm nay mình sẽ cùng các mẹ tìm hiểu về 5 cách giúp trẻ biết lắng nghe mà được nhiều người áp dụng thành công. Nhất là các phụ nữ ở phương Tây.

1/ Khen ngợi khi bé làm tốt

Các mẹ đừng kiệm lời khen, vì chính lời khen là thứ giúp bé làm tốt hơn lần sau. Ngay chính các mẹ cũng vậy, việc được ai đó khen sẽ làm các mẹ cảm thấy tự hào với những điều mình có, từ đó các mẹ sẽ muốn làm tốt hơn, như có thêm một động lực cho mình vậy. Không chỉ là lời khen, mà đôi khi là những lời động viên, tâm sự cùng con trẻ. Có thể trẻ sẽ không hiểu hết những ý mẹ nói, nhưng trong tiềm thức của mẹ cũng nhận biết rằng, mẹ đang mong muốn mình làm điều gì. Từ đó trẻ sẽ ngoan hơn và biết lắng nghe hơn.

Khen ngợi khi bé làm tốt

2/ Nhìn thẳng vào mắt của trẻ để bắt đầu câu chuyện

Người ta bảo đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, bởi nhìn vào đó bạn sẽ cảm nhận được những lời mà trái tim muốn nói. Chính vì vậy, các mẹ cần nhìn thẳng vào đôi mắt của trẻ để nói chuyện, vì chính điều đó sẽ làm bé chăm chú hơn, theo phản xạ, bé cũng sẽ nhìn thẳng vào mắt mẹ. Đó cũng là một cách răn dạy bé tôn trọng đối phương khi họ đang nói chuyện.

Đừng nghĩ rằng việc nhìn thẳng vào mắt không quan trọng, bởi việc bạn nhìn đi chổ khác khi nói chuyện cùng bé, thì bé cũng sẽ nghĩ mẹ đang không nói chuyện và quan tâm tới mình, bé sẽ xao lãng và không chú ý đến lời nói của bạn.

 Nhìn thẳng vào mắt của trẻ để bắt đầu câu chuyện để dạy trẻ tập trung

3/ Tuyệt đối không để bé làm việc riêng khi bạn đang nói chuyện

Cũng giống như việc nhìn thẳng vào mắt, bạn không được để bé làm việc riêng khi đang nói chuyện. Nhiều mẹ cứ để con chơi game và ngồi nói chuyện, nhưng thực tế điều bé đang chú tâm là game và bé sẽ không nhớ bạn đã nói gì trước đó.

Các mẹ phải biết tập cho bé lắng nghe từ những điều nhỏ nhặt như vậy, tạo thói quen và khi đến lớp, bé cũng sẽ chăm chú mà không làm việc riêng trong giờ học.

Tuyệt đối không để bé làm việc riêng khi bạn đang nói chuyện để dạy trẻ tập trung hơn

4/ Đừng nhắc một vấn đề quá 3 lần

Bạn đang nhắc hoặc bảo bé làm một điều gì đó thì đừng nhắc quá nhiều. Việc bạn nhắc quá nhiều sẽ để lại nhiều thói quen xấu cho bé. Chẳng hạn như bé sẽ không cần phải nhớ lời bạn nói bởi bé hiểu rằng mẹ sẽ lại nhắc những lần sau đó. Cũng giống như các mẹ vậy thôi, các mẹ có muốn bố nói đi nói lại một câu quen thuộc với mẹ không? Chắc chắn là không rồi, và đối với các ông bố từng lời anh muốn nói là những điều mới mẻ dành cho em.

Nghe bố mẹ sến thật đấy, nhưng sự thật là vậy, đừng nhắc quá nhiều một việc nào đó, nó sẽ làm bé nhàm chán và chẳng còn muốn nghe bạn nói nữa.

Đừng nhắc một vấn đề quá 3 lần

5/ Có những hình phạt phù hợp với từng việc và từng độ tuổi

Các mẹ cần lưu ý điều này, đôi lúc các mẹ giận quá mà bung ra những hình phạt quá khắt khe dành cho trẻ, chính điều đó sẽ làm cho trẻ sợ, xa lánh và dần dần sẽ phản xạ ngược lại với những điều bạn mong muốn.

Đối với các bé, trái tim em rất mong manh, chỉ cần những lời hơi nặng, nhưng vệt roi đau thôi cũng làm bé ghét mẹ, bị tổn thương. Nên vì vậy, các mẹ cần đưa ra những hình phạt thỏa đáng với từng lứa tuổi để dạy trẻ tốt hơn.

 Có những hình phạt phù hợp với từng việc và từng độ tuổi

Trên đây là năm điều mà Nguyễn Trần Coop đã sưu tầm được trong quá trình nghiên cứu cách nuôi dạy trẻ biết lắng nghe. Hy vọng rằng nó sẽ giúp các mẹ nuôi dạy các bé ngày càng tốt hơn hơn, gia đình hạnh phúc hơn. Và đặc biệt là, chúc các mẹ sẽ có thật nhiều sức khỏe để chăm sóc gia đình của mình

Trả lời